Ngày nay nhiều trẻ em hay phản
ứng theo cảm tính cá nhân, dễ nổi cáu và không biết kiềm chế bản thân.
Vì vậy, các bậc phụ huynh cần hướng dẫn con cách kiềm chế cảm xúc, hình
thành lối ứng xử tốt đẹp và hoà nhập với thế giới muôn màu.
Có thể trong cuộc sống, chứng kiến phản
ứng thái quá của con nhiều bậc phụ huynh đã phải thốt lên câu hỏi rằng:
“làm sao để dạy trẻ cách kiểm soát bản thân mình?” Bài viết sẽ chia sẻ
đến bậc cha mẹ phương pháp dạy con kỹ năng kiềm chế cảm xúc, làm chủ
chính mình.
Giúp con nhận diện các trạng thái cảm xúc
Điều đầu tiên bố mẹ cần trang bị cho con
là các kiến thức về các trạng thái cảm xúc khác nhau như vui buồn, giận
dữ, sợ hãi. Từ đó bố mẹ dạy con cách ứng xử với từng tình huống, từng
cung bậc cảm xúc, biết cách điều tiết khi những cảm xúc này thể hiện
thái quá.
Cũng không phải một thời gian ngắn có thể
thay đổi nhược điểm này của con, bố mẹ và con kiên trì thì dần dần con
sẽ có những chuyển biến tích cực.
Cha mẹ hãy dạy con ghi lại những cảm xúc
của mình. Sau đó nói về sự khác nhau giữa cảm xúc và hành vi. Khi chắc
chắn rằng trẻ đã hiểu được ý nghĩa những hành động của mình, hãy động
viên trẻ biết kiềm chế hoặc bộc lộ tâm trạng cho phù hợp với hoàn cảnh.
Tự kiểm soát có thể được phát triển thông
qua rèn luyện, vậy nên những đứa trẻ được trao nhiều cơ hội tự quyết
định hơn sẽ có được lợi thế hơn.
Khả năng tự kiểm soát khác nhau ở từng
đứa trẻ, nhưng con đường hoàn thiện kỹ năng tự kiểm soát thì lại rất đơn
giản: Càng luyện tập tự kiểm soát, chúng ta càng tự kiểm soát tốt hơn.
Điều này có nghĩa rằng việc bị so sánh
với những người làm tốt hơn (kiểu con nhà người ta), hoặc nhắc lại những
thất bại trong những nhiệm vụ quá khó có thể làm cho đứa trẻ cảm thấy
tự ti hoặc không muốn cố gắng thêm nữa.
Một điều quan trọng cần lưu ý rằng kiểu
luyện tập này không phải là học cách tuân theo những quy tắc để làm vừa
lòng người khác hay để khỏi bị phạt. Tự kiểm soát suy cho cùng là học
cách kiểm soát ham muốn bản thân để đạt được mục tiêu.
Dạy trẻ kỹ năng kiểm soát cơn tức giận
Khả năng chịu đựng kém có thể gây ra
những bất đồng, xung đột không đáng có. Hãy dạy trẻ khả năng biết kìm
chế cơn giận của mình một cách lành mạnh. Ví dụ hít thở thật sâu, đi bộ
xung quanh nhà… để giải toả giận dữ, thậm chí có thể tạo ra một số công
cụ giúp trẻ thư giãn. Điều này dạy cho con của bạn thể hiện những cảm
xúc mạnh mẽ theo những cách lành mạnh, không gây tổn thương.
Giúp con lắng dịu. Một số trẻ bình tĩnh
bình tĩnh hơn khi bé có thể ở một nơi an toàn, yên tĩnh. Đây không phải
là trừng phạt. Đó chỉ là giúp trẻ học cách xoa dịu bản thân và lấy lại
sự kiểm soát. Khi con của bạn lấy lại được trạng thái bình thường, hãy
nói cho con biết rõ con đã làm rất rất tốt trong việc kiểm soát cảm xúc
của mình, thông qua sự bình tĩnh của con.
Cha mẹ làm gương cho con
Thật dễ hiểu rằng một đứa trẻ có thể sao
chép lại hoàn toàn lối sống của chính cha mẹ chúng. Người xưa cũng có
câu: “con nhà công không giống lông thì cũng giống cánh” để nói về điều
này.
Cha mẹ là hình mẫu trong việc tự kiểm
soát cảm xúc của mình, thay vì chống lại “cơn giận dữ” như hét lên, cáu
giận… cha mẹ nên dành thời gian để tự làm mình bình tĩnh lại. Bởi trẻ sẽ
học được từ chính cha mẹ. Khi chúng ta hét lên, trẻ cũng sẽ học cách
hét lên. Khi chúng ta nói chuyện bằng giọng tôn trọng thì chúng cũng học
cách nói tôn trọng.
Bất cứ khi nào, cha mẹ đều làm tấm gương
trước các con để tự ngăn bản thân khỏi những hành động khi tức giận như
thế nào, con bạn sẽ học được nguyên tắc cảm xúc đó.
Đừng quá nhân nhượng khi con nổi giận
Thi thoảng những đứa trẻ sẽ
làm ầm lên để bố mẹ chiều theo chúng. Nếu một đứa trẻ khóc quấy rồi được
nhận một món đồ chơi để giữ im lặng, bé sẽ biết mình quấy phá vậy là có
tác dụng. Đừng quá nhân nhượng trước con mình. Sự nhân nhượng của bạn
sẽ trấn an được bé trong thời gian ngắn, nhưng về lâu về dài, vấn đề sẽ
trở nên tệ hơn và trẻ cũng dai dẳng hơn.
Dạy dỗ thường xuyên để con
bạn hiểu rằng chúng không được quá quấy phá hay hỗn hào. Nếu con bạn phá
luật, bạn nên phạt chúng. Phạt úp mặt vào tường hoặc tước đi đặc quyền
là hai phương pháp phạt con hiệu quả. Nếu con bạn tức giận đập vỡ thứ
gì, hãy bảo con làm sửa nó hoặc làm việc nhà để kiếm tiền sửa đồ. Đừng
trao lại đặc quyền cho con nếu con chưa khắc phục hậu quả.
Khuyến khích trẻ đọc sách
Cha mẹ tạo cho trẻ thói quen đọc sách, những cuốn sách có chủ đề tương tự về kiểm soát cảm xúc bản thân, làm chủ chính mình.
Đọc sách cung cấp kiến thức giúp trẻ tự
trau dồi bản thân. Chính cốt truyện, những hành động của nhân vật… trong
sách sẽ khiến trẻ ghi nhớ và có cách xử lý khi gặp tình huống tương tự.
Dạy con ngồi thiền
Thiền giúp chúng ta tập
trung vào sự việc và thanh lọc, gạt bỏ hết những tạp niệm khác. Có hai
loại thiền là thiền tĩnh và thiền động. Thiền tĩnh là tĩnh tâm và thiền.
Thiền động là hướng tập trung vào một việc và không bị loạn lên vì hoạt
động nào khác.
Thiền giúp cho mỗi bản
thân tỉnh thức hơn, nhìn nhận những vấn đề trong cuộc sống tốt hơn. Khi
cuộc sống có quá nhiều công việc khiến cho bản thân mệt mỏi, thiền giúp
rà soát lại mọi vấn đề, khiến cho tâm trí lắng xuống để nhìn nhận lại
vấn đề một cách từ tốn hơn.
Vì vậy cha mẹ nên khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ thích thú với thiền. Tạp chí Sống Khoẻ
cho biết, tiến sĩ khoa tâm lí học kiêm Thiền sư người Anh David Fontana
và nhà tâm lý học Ingrid Slack, chuyên khảo sát về các hoạt động trẻ
em, tin rằng nếu các em hành thiền hằng ngày thì đời sống của chúng sẽ
tốt hơn.
Họ đề nghị các bậc cha mẹ nên dẫn các em
đến những nơi có tổ chức tu tập thiền định để nhờ các vị thiền giả dạy
thiền cho các em, bởi vì “chúng ta càng giúp cho trẻ em có sự an bình
cho cơ thể thì chúng ta càng có nhiều cơ hội tốt hơn để giúp cho các em
không trở thành những kẻ sát nhân sau này”.
Bằng việc hình thành cho con các thói
quen tự kiểm soát bản thân từ nhỏ, các bậc cha mẹ trở thành người đồng
hành giúp con trẻ đưa ra được những quyết định thích hợp và biết phản
ứng trước các tình huống bi ai hoặc khó khăn trong cuộc sống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét