Lời ra cửa biển tìm sao rụng(Màu Xương Lĩnh Giác)
Sự chết mênh mông như đại dương. Mộng về đâu?
Em mộng về đâu?Em mất về đâu?Từng đêm tôi nguyện, tôi cầu,Đấy màu hương khói là mầu mắt xưa.(Gửi Người Dưới Mộ)
Từ sự sống đến
sự chết như từ bóng tối âm u của núi rừng man rợ đến bóng sao lấp lánh
của bầu trời trên mặt biển, tiếng nói của con người bồng bềnh giữa một
hư vô phản trắc. Phản trắc vì là hư ảnh. Trong hư ảnh của chiêm bao,
dòng nước trong trở thành dòng máu đỏ:
Ôi hư vô! đừng gọi lòng ta nữa,Ta phá tan hư ảnh lại điên cuồng.Mộng hoàng vương đâu?hỡi mộng hoàng vương!Đêm phản trắc đầy chiêm baolưu huyết(MÊ HỒN CA I)
Bị bóng tối ám
ảnh thì không còn sức lực nào mà tự chủ được nữa. Những sự vật lầm lì
bất động, trong phút chốc chúng biến thành hồn lệ quỉ hết. Tự mình trở
nên sỏi đá, rồi lăn lóc theo tiếng cười man rợ của ma quỉ. Khi nghe ra
tiếng cười rung chuyển theo tiết điệu lửng lơ của bóng tối, mới hay đấy
lại là tiết nhịp của những bài ca man rợ.
Tiếng nói của ma quỉ là tiếng của hư vô: như thể chở quỉ một xe, theo cách nói của Kinh Dịch.
Chở quỉ một xe tức là lấy cái không làm có, lấy hư ảnh của mộng tưởng
làm sự thực. Chỉ có kẻ làm thơ mới hay làm những chuyện dị thường như
vậy (lời của Nietzche). Người đọc thơ ý hẳn cũng phải nhắm mắt lại mới
nghe ra tiếng nói ấy là dị thường. Ai để ý rằng những cơn gió nóng bức
hay đẫm mưa thì có căn nguyên nào mà lại mang theo âm hưởng của tiết
điệu trầm buồn? Đấy cũng lại là lời của Nietzche.
Vì ám ảnh của
bóng tối, không tự chủ, nên sực thấy hư vô hiện hình qua tiếng gọi tác
động trên sự sống và sự chết. Phải chết đi một lần trong tiếng gọi ấy,
để trông lên một bàn tay trơ trụi đang đưa ra. Bàn tay của tình yêu hay
bàn tay của chính sự chết (ý thơ của Aragon, Roman Inacchevé). Rồi thì, trong dáng điệu miệt mài với những sợi tóc, người ta sống lại và thấy lại một thế giới tràn đầy tiếng hát.
Trong thơ của Đinh Hùng, tiếng hát ấy lại là tiếng kêu gào kinh dị của những loài quỉ lang thang:
Lạc âm cung, ngẩn ngơ hồn lệ quỉ.
Ta nắm trong di tích cuộc tang thương
Khóc thâu đêm cho thấy lại
thiên đường.
Thưa hưng phục
– ôi, cõi lòng hoang phế!
Hồn hỡi hồn xưa chết chìm dưới bể,
Hãy vùng lên, cười một tiếng bi ai,
Máu ta say không chảy thoát hình hài,
Hằng kinh động chốn ăn nằm vĩnh viễn.
(MỀ HỔN CA I)
Ta nắm trong di tích cuộc tang thương
Khóc thâu đêm cho thấy lại
thiên đường.
Thưa hưng phục
– ôi, cõi lòng hoang phế!
Hồn hỡi hồn xưa chết chìm dưới bể,
Hãy vùng lên, cười một tiếng bi ai,
Máu ta say không chảy thoát hình hài,
Hằng kinh động chốn ăn nằm vĩnh viễn.
(MỀ HỔN CA I)
Thế giới vô hình đã âm thầm nổi loạn. Một ngôi sao lẻ loi: Cuối trời loạn. thương một vùng sao mọc. Qua câu thơ này của MÊ HỒN CA I, chúng ta nghe thấy âm hưởng trầm buồn của Bài Ca Man Rợ. Bởi vì tình yêu cũng cô đơn như sự chết. Tình yêu cũng như sự chết là một vùng sao mọc ở ngoài xa kia. Nơi này là trời loạn:
Cuối trời loạn,thương một vùng sao mọc.
Cô đơn ở cuối
trời loạn, ở mãi bên kia, ở trong giấc ngủ thiên thu của màu xanh vĩnh
cửu. Bỏ đồng ruộng, bỏ cả dòng sông, vượt thác băng nguồn, đi vào tận
núi thẳm rừng sâu, cũng không mong gặp được. Vì phải sống nên tạo hóa
không ban cho đặc quyền nói chuyện với sự chết: Trăng vĩnh viễn khóc thời gian tình tự:
Ta nhớ xưa: đêm thu rụng tiếng gà,Trăng vĩnh viễn khóc thời gian tình tự.(Trời Ảo Diệu)
Một giấc ngủ thiên thu, một ly rượu trường sinh, một hình bóng cô đơn và một giấc mộng:
Đi vào mộng những Sơn thần yên ngủĐôi hồn người tưởng gặpbóng cô đơn.Rượu trường sinh:ta uống mắt em buồn.Sầu mấy kiếp giấc ngủ say bừng đỏ?(Trời Ảo Diệu)
Thơ Đinh Hùng
tràn đầy những hình ảnh kinh dị. Không hẳn chỉ vì bản tính của kẻ làm
thơ phải làm những việc dị thường, nên càng lạ thì càng thơ. Người làm
thơ thường bị tác động bởi một thế lực vô hình, sức thu hút của ngôn
ngữ. Nhà thơ cũng như người thường, không ai có thể làm được cái gì kinh
dị như hình bóng của ma quỉ trong đời sống thường nhật này; một chút
mộng tưởng cũng không chắc làm nổi. Nhưng qua ngôn ngữ của thơ, người ta
thấy mở ra một thế giới lẫn lộn cả sơ khai và mạt thế. Sự cuồng nộ hay
dáng điệu miệt mài không tạo được lời thơ, mà chính lời thơ dệt nên một
thế giới cuồng nộ, vẽ ra một dáng diệu miệt mài.
Xuyên qua lời
thơ, nhà thơ bỗng trở thành một tay tạo hóa không hình hài, không đến cả
bản tính. Có cái gì như là phản trắc trong sự bình chú về thơ. Người
bình thơ thường có ý đồ vẽ lại hình ảnh của nhà thơ theo một cung cách
nào đó. Thay nhà thơ vẽ lại thế giới của ông, rồi đúc kết lại thành một
hình ảnh nghĩa là thành một bản tính nào đó của ông, đấy không phải phản
trắc là gì?
Trong thơ của
Đinh Hùng, chúng ta thường thấy có chữ “phản trắc” này. Đoạn viết “ngoài
đề” trên đây không cố tình tìm hiểu ông đã dùng chữ “phản trắc” đến mức
độ nào. Nhưng chỉ cần chữ ấy được lặp lại đôi lần cũng khiến cho người
đọc có một vài ấn tượng: “Lòng tín ngưỡng cả núi hương phản trắc”. Trông
ra xa mù, người sống đã phản trắc với người chết. Vì sự phản trắc này
mà đêm đêm hồn kẻ chết lầm lũi tìm lại sự sống đã đánh mất. Họ đi đến
đâu, gây nên cảnh man rơ, rừng rú ở đó: .
Rồi những đêm sâu bỗng hiện vềVượn lâm tuyền khóc rợn trăng khuya.Đâu đây u uất hồn sơ cổ,Từng bóng ma rừng theo bước đi.(Những Hướng Sao Rơi)
Người chết thì
đi tìm lại sự sống. Những người sống thì tìm về sự chết. Đâu đây có một
cảnh vực thân thiết nhất với con người-người sống và người chết- mà
không một tìm thấy. Ta đặt tên cho cảnh vực ấy là “vùng sao mọc của tình
yêu”; cảnh vực lơ lửng trên; trời xanh vĩnh viễn cô liêu. Ít nhất là
một lần trong khoảnh khắc, ta phải tập yêu bóng dáng của tử thần; cái
bóng dáng bơ vơ ngoài cõi sống và chết. Như thế để giữ lại một chút mộng
tưởng cho thơ. Chúng ta đọc suốt bài Tìm Bóng Tử Thần:
Nàng nằm mộng suốt đêm hè dưới nguyệt,
Nụ cười buồn lay động ánh trăng sao.
Xa nấm mộ, chúng ta cuồng dại hết,
Để yêu tà về khóc dưới non cao.
Nụ cười buồn lay động ánh trăng sao.
Xa nấm mộ, chúng ta cuồng dại hết,
Để yêu tà về khóc dưới non cao.
Hồn Vệ Nữ lạc loài bên cửa huyệt,
Xuân bi thương – ôi má thắm, môi đào!
Bốn mùa trăng vào một hội chiêm bao,
Trong giấc ngủ đẫm mùi hương phân lạ
Xa tục phố, đây bức tranh thần họa,
Lẫn sầu vui, ai nhớ tuổi sông hồ?
Ta biến hình, thoát khỏi trái tim xưa,
Quên tâm sự, chắc đau lòng cõi Đất?
Đêm huyền diệu mênh mông hồi thể chất,
Dựng Mê Cung, ta bắc dịp phù kiều.
Lửa tinh cầu bừng cặp mắt cô liêu,
Nhịp máu đọng kiếp vô thường hiu hắt.
Này Biển Giác: mấy trời nghiêm nét mặt.
Cây Từ Bi hiện đóa Ác hoa đầu,
Hồi gặp hồn ai biết thiện căn đâu?
Xuân Phương Thảo
cũng như Xuân Tùng bách.
Xin Thần Nữ tin lòng tôi trinh bạch,
Đốt kỳ thư còn mộng nét văn khôi.
Giữa hư không tìm lại vết chân người,
Ôi xứ Đạo có bao mùa tình tự?
Trong bản hát thiêng
Của bầy Thánh Nữ,
Có ai về ngự
Giữa lòng thuyền quyên:
Trong một trần duyên
Của hồn thiên cổ,
Có ai vào ngủ
Một giấc cô miên?
Trời ơi! đây nguyệt vô biên
Trong lòng thiếu nữ nằm quên dưới mồ!
Ta cười suốt một trang thơ,
Gặp hồn em đó còn ngờ yêu ma.
Giáng Tiên đâu? Thế kỷ gian tà,
Dạo chơi bình địa tưởng qua hải tần.
Đi đi, cho hết dương trần,
Ngày mai tìm bóng Tử Thần mà yêu.
Xuân bi thương – ôi má thắm, môi đào!
Bốn mùa trăng vào một hội chiêm bao,
Trong giấc ngủ đẫm mùi hương phân lạ
Xa tục phố, đây bức tranh thần họa,
Lẫn sầu vui, ai nhớ tuổi sông hồ?
Ta biến hình, thoát khỏi trái tim xưa,
Quên tâm sự, chắc đau lòng cõi Đất?
Đêm huyền diệu mênh mông hồi thể chất,
Dựng Mê Cung, ta bắc dịp phù kiều.
Lửa tinh cầu bừng cặp mắt cô liêu,
Nhịp máu đọng kiếp vô thường hiu hắt.
Này Biển Giác: mấy trời nghiêm nét mặt.
Cây Từ Bi hiện đóa Ác hoa đầu,
Hồi gặp hồn ai biết thiện căn đâu?
Xuân Phương Thảo
cũng như Xuân Tùng bách.
Xin Thần Nữ tin lòng tôi trinh bạch,
Đốt kỳ thư còn mộng nét văn khôi.
Giữa hư không tìm lại vết chân người,
Ôi xứ Đạo có bao mùa tình tự?
Trong bản hát thiêng
Của bầy Thánh Nữ,
Có ai về ngự
Giữa lòng thuyền quyên:
Trong một trần duyên
Của hồn thiên cổ,
Có ai vào ngủ
Một giấc cô miên?
Trời ơi! đây nguyệt vô biên
Trong lòng thiếu nữ nằm quên dưới mồ!
Ta cười suốt một trang thơ,
Gặp hồn em đó còn ngờ yêu ma.
Giáng Tiên đâu? Thế kỷ gian tà,
Dạo chơi bình địa tưởng qua hải tần.
Đi đi, cho hết dương trần,
Ngày mai tìm bóng Tử Thần mà yêu.
Để hồn anh lang
thang “cho hết dương trần” hay để cho nhà thơ “cười suốt một trang
thơ”, tôi không ngắt đoạn để thêm những nét chấm phá cho linh động theo
thể thức thông thường. Và có lẽ cũng không ai muốn nói ý thơ thay lời
thơ, dù luôn luôn người sống thay lời cho kẻ chết. Ấy vì kẻ sống phải
lấn đất của kẻ chết để sống. Nhưng kẻ đọc thơ thì biết tìm đâu ra đất
của nhà thơ để mà lấn?
Gởi tình yêu
cho hình bóng tử thần, ở ngoài cõi chết; gởi một giải sa mạc; gởi cho
một vùng sao mọc; chúng ta còn phải phấn đấu cho sự sống của riêng mình,
phấn đấu cho sự tiến bộ của nhân loại. Núi rừng, thác nước, tha ma mộ
địa; những lối mòn của thú rừng lang thang; những nơi yên nghỉ của kẻ đã
để cho ngôi sao rụng xuống lòng biển; những chỗ rong chơi của bọn trẻ;
cả đến những hồ nước nhỏ trên các núi đá; mười năm sau tất cả đều được
xây dựng lại thành phố phường đông đúc. Một buổi chiều, con nít cả khu
phố này kéo nhau về phía Tây hát Bài Ca Man Rợ:
Lòng đã khác ta trở về Đô thị;Bỏ thiên nhiên huyền bí của ta xưa
vân vân…
Khi tất cả chúng quay mặt về phía Đông, người ta thấy lưng của chúng đã đẫm máu của mặt trời.
Tuệ Sỹ
(Trích Khởi Hành, Năm Thư IV, số 46. Tháng 8.2000 – Số Chiêu Niệm Nhà Thơ Ðinh Hùng)
(nguồn : Blog Hửu Nguyên )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét