Nhóm nghiên cứu Trung Quốc sử dụng kỹ thuật CRISPR-Cas9 chỉnh sửa gene tế bào miễn dịch để chúng có thể tấn công và phá hủy các tế bào ung thư.
Xem thêm : Loại gene quyết định giác quan thứ 6 ở người
Tế bào miễn dịch bị biến đổi gene có thể tấn công và phá hủy tế bào ung thư. Ảnh: Anne Weston.
|
Một bệnh nhân mắc ung thư phổi ác tính tại Bệnh viện miền Tây, Thành
Đô, Trung Quốc được tiêm tế bào miễn dịch biến đổi gene vào cơ thể hôm
28/10. Với thử nghiệm này, các nhà khoa học Trung Quốc trở thành những
người đầu tiên trên thế giới sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa gene CRISPR-Cas9
trên con người, theo CNN.
Kỹ thuật CRISPR-Cas9 hoạt động như một chiếc kéo phân tử. Sau khi được
các nhà nghiên cứu lập trình, nó có thể cắt một đoạn gene nhất định hoặc
bổ sung đoạn gene mới vào tế bào với chi phí rẻ và nhanh hơn các phương
pháp di truyền học trước đây.
Nhóm nghiên cứu do Lu You, đến từ trường Đại học Tứ Xuyên, Trung Quốc,
phụ trách, đã lấy tế bào miễn dịch từ bệnh nhân và áp dụng kỹ thuật
CRISPR-Cas9 để vô hiệu hóa một gene trong chúng. Loại gene này phụ trách
mã hóa protein PD-1, nó thường làm chậm phản ứng miễn dịch của tế bào
và khiến các tế bào ung thư phát triển ngoài tầm kiểm soát.
Các tế bào miễn dịch không mang PD-1 sau đó được nuôi cấy trong phòng
thí nghiệm rồi tiêm trở lại cơ thể bệnh nhân. Nhóm nghiên cứu hy vọng
chúng sẽ phát triển trong cơ thể người bệnh, tấn công và phá hủy các tế
bào ung thư.
"Mọi việc đang đi đúng kế hoạch", Liao Zhilin, người phụ trách truyền thông của nhóm nghiên cứu, trả lời CNN.
Các nhà khoa học Trung Quốc dự kiến điều trị cho 10 bệnh nhân ung thư
bằng kỹ thuật này. Mục đích chính của cuộc thử nghiệm là kiểm tra mức độ
an toàn của kỹ thuật CRISPR-Cas9. Các bệnh nhân sẽ được theo dõi trong 6
tháng để xác định phương pháp điều trị này có gây ra tác dụng phụ hay
không.
Hiền Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét