24 thg 11, 2016

Con của bạn có đủ Vitamin N không?

Nếu bạn là bậc cha mẹ, liệu con của bạn có hấp thụ đủ Vitamin N? Nó có thể không phải điều quan trọng nhất mà bạn có thể cho chúng. Nhưng chính xác thì vitamin N làm được gì? Xem video này để tìm hiểu nhé.
Tôi muốn nói bạn nghe về một vitamin thiết yếu mà có thể bạn chưa từng nghe tới. Nếu bạn là cha mẹ, hay có kế hoạch làm cha mẹ, nó có thể rất quan trọng với sự phát triển của con bạn hơn tất cả những vitamin khác cộng lại. Và chỉ có bạn, những bậc cha mẹ, có thể cung cấp nó. Nói gọi là Vitamin N. Chữ “No” (Không).
Càng ngày càng nhiều đứa trẻ, tôi nhận ra, đang chịu cảnh thiếu vitamin N. Và chúng, cha mẹ chúng, và cả nền văn hóa của chúng ta đang phải trả giá. Để tôi trình bày quan điểm của tôi với một câu chuyện khá điển hình. Một người cha, tôi gọi anh ta là Bill, cho con trai của anh ta, 5 tuổi, gần như mọi thứ mà đứa nhóc đòi hỏi. Như hầu hết các bậc cha mẹ, Bill muốn con mình hạnh phúc hơn bất cứ điều gì khác. Nhưng nó không hề.
Thay vào đó nó hờn dỗi, ủ rũ và thường đau buồn. Nó cũng gặp vấn đề khi chơi với những đứa trẻ khác. Thêm nữa, nó cực kỳ đòi hỏi và hiếm khi (nếu có) bày tỏ lòng biết ơn, không một chút biết ơn, cho tất cả mọi điều Bill và vợ mình cho nó. Liệu con trai mình có bị trầm cảm không, Bill muốn biết? Liệu nó có cần trị liệu không? Con trai của anh ta, tôi nói với anh, đang chịu dựng những tác động xấu được đoán trước của việc nuông chiều quá mức.
Điều nó cần là một liều lành mạnh và chậm chạp của vitamin N. Nuông chiều quá mức – một triệu chứng thiếu vitamin N – dẫn tới hội chứng nghiện của chính nó. Khi điểm giảm dần đã bị vượt qua (và nó trôi qua khá sớm), chuyện nhận những điều khác nhau chẳng mang lại gì hơn là sự khát khao có thêm nữa. Một trong những tác động tệ hại của điều này là những đứa trẻ của chúng ta bắt đầu quen với tiêu chuẩn vật chất mà vượt xa khỏi điều chúng thậm chí dám hy vọng đạt được như những người trưởng thành.
Cân nhắc cả việc quá nhiều, nếu không muốn nói là hầu hết, trẻ em đạt được mức sung túc này không thông qua lao động, hy sinh, hay cố gắng tốt nhất, nhưng bằng cách rên rỉ, đòi hỏi, và thao túng. Vì vậy trong quá trình thổi phòng sự mong đợi vật chất của chúng, chúng ta cũng dạy trẻ em rằng có thể có điều gì đó mà không cần trả giá gì. Không chỉ việc nó là lời nói dối, nó cũng là một trong những thái độ hủy diệt nhất và nguy hiểm nhất mà một con người có thể có.
Điều này giúp ích rất nhiều cho việc giải thích vì sao sức khỏe tâm thần của trẻ em trong thập niên 1950 – khi những đứa trẻ có ít hơn nhiều – lại tốt hơn đáng kể so với sức khỏe tâm thần của những đứa trẻ ngày nay. Từ thập niên 1950, và đặc biệt là trong vài thập niên gần đây nhất, khi sự chiều chuộng đã trở thành chuẩn mực làm cha làm mẹ, tỉ lệ trẻ em và thiếu niên bị trầm cảm tăng vọt. Những đứa trẻ lớn lên với niềm tin vào câu chuyện cổ tích có gì đó miễn phí thường trở nên những người trưởng thành lấy mình làm trung tâm và chai lì cảm xúc.
Sau đó, khi chính chúng trở thành cha mẹ, chúng lại thường cung cấp quá mức cho con của mình những thứ vật chất – hàng đống đồ chơi, đồ đắt tiền, và những dụng cụ có thể thấy vung vãi trong hầu hết mọi gia đình. Bằng cách đó, nuông chiều quá mức – một dạng thiếu vitamin N – trở thành một căn bệnh di truyền, một cơn nghiện truyền từ đời này sang đời khác. Điều này cũng giải thích vì sao trẻ em có quá nhiều thứ mà chúng muốn hiếm khi chăm sóc đúng mức bất kỳ thứ gì chúng có.
Tại sao chúng phải làm? Suy cho cùng, kinh nghiệm cho chúng biết là chúng luôn có nhiều thứ hơn đang chờ. Trẻ em xứng đáng với những điều tốt hơn. Chúng xứng đáng có cha mẹ tham gia vào nhu cầu an toàn, tình cảm, và định hướng. Hơn cả thế: chúng xứng đáng được nghe cha mẹ nói “không” thường xuyên hơn là có khi đối mặt với những khát vọng hay thay đổi của chúng. Chúng xứng đáng học được giá trị của những nỗ lực sáng tạo, xây dựng như mặt đối lập với giá trị của những nỗ lực nhân rộng việc than thở, nằm ăn vạ dưới sàn đấm đá lung tung và la hét, hay dùng cha mẹ để chống lại nhau.
Chúng xứng đáng học được rằng làm việc là cách duy nhất thực sự thỏa mãn để có được bất cứ thứ gì có giá trị trong cuộc sống, và rằng chúng càng làm việc chăm chỉ, kết quả cuối cùng càng thỏa mãn. Trong tiến trình cố gắng bảo vệ trẻ em khỏi sự phiền muộn, cha mẹ đã lật ngược thực tế từ dưới lên trên. Một đứa trẻ được nuôi dạy trong kiểu thời trang đảo điên này có thể không có được những kỹ năng cần thiết để tự đứng trên đôi chân của mình khi đến thời điểm.
Đây là một nguyên tắc đơn giản: hãy phát triển nhận thức của đứa trẻ đúng đắn bằng việc đưa chúng tất cả những gì chúng thực sự cần, nhưng không nhiều hơn 25% những gì chúng muốn. Tôi gọi đây là “Nguyên Tắc Lấy Đi Quyền Lợi.” Khi mọi thứ được nói và làm, từ gồm 2 chữ cái giúp xây dựng nhân cách tốt nhất trong ngôn ngữ tiếng Anh là không. Vitamin N. Hãy phát nó thường xuyên. Và bạn sẽ hạnh phúc hơn về lâu dài, và cả con bạn cũng sẽ như vậy.
Tôi là John Rosemond, tác giả và nhà tâm lý học gia đình,
Nói cho Prager University.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét