Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
(COPD) rất thường gặp không chỉ tại Việt nam mà còn trên toàn thế giới.
Theo GOLD-2001 năm 1990, chỉ số lưu hành COPD trên toàn thế giới là
9,34/1000 người đối với nam và 7,33/1000 người đối với nữ.
Theo các nghiên cứu, COPD bệnh lý gây tử
vong hàng đầu trên toàn thế giới, một gánh nặng về kinh tế xã hội rất
lớn và đang tăng lên từng ngày. Triệu chứng của COPD rất đa dạng, diễn
biến âm thầm và thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng ho và khó thở do
các bệnh tai, mũi, họng thông thường.
Vì thế, người bệnh thường đến khám bác
sĩ khi bệnh đã nặng, chức năng hô hấp đã suy giảm nhiều. Trong cộng đồng
rất nhiều người mắc bệnh COPD nhưng không được chẩn đoán và chỉ có 25%
số trường hợp được phát hiện.
COPD là gì?
COPD là tình trạng viêm mãn tính đường
thở do tiếp xúc các yếu tố độc hại từ môi trường mà đứng đầu là thuốc
lá, bụi khói, ô nhiễm môi trường. Số lượng người mắc COPD cao nhất ở các
nước sử dụng nhiều thuốc lá; tỷ lệ mắc COPD ở nam nhiều hơn ở nữ. Triệu
chứng điển hình của COPD là ho khạc đờm nhầy trắng kéo dài vào buổi
sáng, khó thở khi gắng sức, bệnh tiến triển nặng dần theo thời gian với
triệu chứng ho, đờm mủ, khó thở tăng lên.
COPD không thể điều trị khỏi hẳn được
nhưng có thể điều trị giảm nhẹ triệu chứng, ngăn ngừa tiến triển của
bệnh, cải thiện khả năng gắng sức, cải thiện chất lượng cuộc sống và
giảm tử vong.
Làm thế nào để sống chung cùng COPD?
COPD gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc
sống của người bệnh và cần được điều trị kịp thời bằng các phương pháp
điều trị dùng thuốc, không dùng thuốc hay phẫu thuật. Tuy nhiên, trong
bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến những cách có thể làm giảm sự
khó chịu ngay lập tức khi bạn phải đối mặt với những triệu chứng hàng
ngày.
▌Cách 1: Hít thở luân phiên
Hít thở luân phiên là một kỹ thuật thở trong thực hành yoga có từ rất lâu đời.
Hít thở luân phiên buộc bạn chỉ được thở
qua một bên mũi. Điều này sẽ làm giảm tốc độ thở lại, và từ đó, tạo sự
cân bằng, hài hòa trong cơ thể; giải tỏa cảm giác lo lắng. Đồng thời,
cải thiện hệ thống hô hấp.
Để thực hiện kỹ thuật thở này, bạn đặt
ngón tay cái và ngón tay trỏ lên 2 bên mũi, nhẹ nhàng bịt lỗ mũi bên
trái và hít thở chậm hoàn toàn qua lỗ mũi bên phải, đếm nhẩm từ 1 đến 4.
Sau đó nhẹ nhàng bịt lỗ mũi bên phải,
đồng thời thở ra qua lỗ mũi bên trái. Tiếp tục hít vào vào lỗ mũi bên
trái và lặp lại chu kỳ thở như vậy với bên mũi phải.
▌Cách 2: Tập hát
Hát là một hoạt động vốn cần rất nhiều
hơi, điều đó có nghĩa là những người mắc COPD sẽ gặp khó khăn khi bắt
đầu áp dụng phương pháp này.
Tuy nhiên, khi đã quen với việc này, bạn
sẽ thấy vô cùng thích thú bởi không chỉ là cách thư giãn và giảm stress
hữu hiệu, hát còn là cách giúp bạn luyện hơi hiệu quả. Sử dụng cách lấy
hơi bằng bụng để có được hơi thở sâu và lợi dụng lực đẩy của cơ hoành
trong quá trình đẩy hơi ra khi hát giúp hơi thở ổn định chắc chắn.
▌Cách 3: Thở mím môi
Phương pháp thở mím môi là một trong những kỹ thuật thở giúp bạn thở sâu hơn và nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn.
Hít vào bằng mũi đếm đến 2, cảm thấy
bụng nở to ra khi hít vào, mím môi giống như bạn sắp sửa huýt sáo hoặc
thổi đèn cầy, thở ra chậm bằng miệng đếm đến 4 hoặc hơn, thở ra một cách
bình thường, đừng thở mạnh ra, đừng nín thở khi thực hiện phương pháp
này, lặp lại các bước này cho đến khi hơi thở của bạn chậm lại.
▌Cách 4: Ho đúng cách
Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể, vì thế khi nói về “kỹ thuật ho”, bạn sẽ không khỏi cảm thấy kỳ cục.
Tuy nhiên, giống như việc thở, ho cũng
cần kỹ thuật để giảm thiểu sự khó chịu mà các triệu chứng COPD gây ra
cũng như hạn chế tối đa sự tích đờm trong phổi và đường thở. Kỹ thuật ho
gồm 3 bước:
Ngồi ngay ngắn
Hít vào thật sâu bằng mũi
Ho ra 2 lần thật nhanh và mạnh, không hít vào giữa 2 lần ho
▌Cách 5: Nghỉ ngơi khi có thể
Việc chung sống với căn bệnh như COPD
không phải là việc dễ dàng, thậm chí còn vô cùng mệt mỏi. Đó cũng là lý
do vì sao bạn nên nghỉ ngơi bất cứ lúc nào có thể.
Đi ngủ sớm hoặc chợp mắt 1 lúc thôi cũng
có thể cung cấp sự thoải mái cho cơ thể bạn, đặc biệt là phổi để hoạt
động hiệu quả hơn. Đồng thời, giấc ngủ cũng giúp bạn quên đi triệu chứng
như ho hoặc khó thở. Vì vậy, nếu những triệu chứng của bạn nặng đến mức
khiến bạn mất ngủ, hãy đến bác sĩ ngay lập tức.
▌Cách 6: Kỹ thuật Siết- Duỗi
Một tác dụng phụ của COPD là gây ra trạng thái lo lắng, căng thẳng; đặc biệt là khi cơ thể không nhận đủ lượng không khí.
Sợ hãi hay căng thẳng có thể gây ra co
cơ, nhịp tim và nhịp thở tăng cao. Tất cả đều khiến bạn cảm thấy càng
khó thở hơn bao giờ hết. Đó cũng là lý do vì sao bạn cần đến kỹ thuật
“Siết-Duỗi” để thả lỏng cơ thể, giúp cơ thể trở về nhịp hô hấp bình
thường.
Để thực hiện kỹ thuật này, bạn nằm thẳng
và siết chặt hết sức có thể toàn bộ thân thể, sau đó từ từ thả lỏng,
bắt đầu từ các ngón chân. Bạn có thể cảm nhận được nguồn năng lượng giải
phóng khắp cơ thể.
▌Cách 8: Khí công hay thiền định
Các bài tập khí công có vẻ nhẹ nhàng nhưng thực ra uy lực rất lớn, có
thể giúp bạn quét sạch nhiều vấn đề sức khỏe chứ không chỉ là COPD.Các môn khí công chân chính thường đã có từ lịch sử xa xưa, giúp con người rèn luyện sức khỏe và tu dưỡng tinh thần trước rất nhiều y học hiện đại mà chúng ta biết đến hôm nay.
Theo một nghiên cứu thực hiện trên khoảng 35.000 người tập luyện môn khí công Pháp Luân Công do Ủy ban Thể thao Quốc gia (Trung Quốc), kết quả tổng hợp cho thấy hiệu quả chữa bệnh khỏe người của Pháp Luân Công là trên 98%, cho dù đó là vấn đề gì, xương khớp hay ung thư… Mới đây, một báo cáo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đã khẳng định thêm về kết luận này.
REBECCA ENDICOTT/Little Things
Nguyên Bách
Nguyên Bách
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét