Tạp
chí Văn Hữu
Số 33, mùa SHạ 2016
Tưởng cơn bão tuyết vùng
Đông Bắc sẽ để miền Trung Tây này yên ổn trong vài ngày nhưng từ sáng sớm,
tuyết đã rơi và ông Trung đã phải mặc chiếc áo khoác dầy cộm, ra ngoài dọn sạch
lối đi trước nhà. Xong việc, thấy nội tướng của mình đang lui cui làm mứt ăn
Tết trong căn bếp nên ông hăng hái đến giúp như mọi lần. Nhưng bà khoát tay,
bảo ông vừa xúc tuyết, còn mệt, cần nghỉ ngơi.
Ông Trung rót tách trà
nóng, hớp một ngụm, rồi ông khoan khoái ngồi vào ghế phô-tơi êm ấm của mình,
bật chiếc iPad để xem tin tức bạn bè trên Facebook. Ông lướt qua các bản tin
thời sự, thầm nói, chuyện xưa như trái đất, mấy tay chính trị xứ nào cũng vậy,
toàn láo khoét! Ông đọc một bài thơ xuân bạn mới đăng, rung đùi, khen hay, bấm
nút "like". Kế tiếp là một bản tin bạn đăng về một cháu gái suýt bị
bắt cóc, ông tò mò bấm vào đọc vì đã có nhiều bài nói về tệ nạn bắt cóc người
để bán nội tạng ở quê nhà rồi.
Đó là một bản tin ngắn, kể
chuyện một bé gái đang đợi mẹ thì có một người lạ mặt đến nói rằng, mẹ cháu bận
nên nhờ chú đến đón. Khi cô bé hỏi mật khẩu, người này tỏ vẻ bối rối, không trả
lời được. Biết đó là kẻ gian, nên cô bé nhanh chân bỏ chạy. Thì ra mẹ con cô bé
đã dùng mật khẩu riêng để tránh bị kẻ gian lợi dụng, bắt cóc.
Đọc xong bản tin, ông Trung
lại rung đùi, khen hay. Ngày xưa trong lính, sử dụng mật khẩu khi đi kích để
biết ai bạn ai địch là chuyện thường ngày của ông. Trong thời buổi nhiễu nhương
hiện nay người mẹ trẻ tuổi biết áp dụng phương cách ấy để tránh kẻ gian là một
việc làm đáng ngợi khen. Ông định bấm nút "like" nhưng khựng lại khi
đọc câu: "Một bé gái 6 tuổi bị một người lạ mặt đến tiếp cận..."
trong dòng đầu của bản tin. Nó làm ông phì cười, lẩm bẩm tự hỏi: Tại sao lại
viết "tiếp cận"? Mấy ông bà nhà báo bên quê nhà sao cứ chứng nào tật
nấy, lúc nào cũng "dao to búa lớn"? Ông nghĩ, nếu viết "đến
gần" có lẽ giản dị và êm tai hơn. Phải chăng đó là nét đẹp của ngôn ngữ
Việt Nam ta? Đọc xuống vài dòng, ông Trung lập đi lập lại câu: "Mẹ bé đã
mặc định với con gái rằng, nếu trường hợp có ai đến đón con thay mẹ thì sẽ phải
đọc đúng mật khẩu ..." vài lần nhưng vẫn không hiểu "mặc định"
nghĩa là gì.
Ông Trung đứng dậy, bước
đến kệ sách, lấy quyển tự điển Việt Nam để tra nghĩa từ ngữ ông chưa từng biết
này. Nó không có trong tự điển. Hay là quyển tự điển của mình, xuất bản ở Hà
Nội năm 2010, đã quá cũ rồi? Ông lấy chiếc iPad, tìm chữ "mặc định"
trên Google. Trang tự điển Viktionary giải thích rằng đây là một tĩnh từ hay
danh từ, chứ không phải là một động từ, có nghĩa là "được quy định sẵn, sẽ
mặc nhiên được sử dụng khi không có sự can thiệp từ bên ngoài" và trong
tiếng Anh, nó là danh từ hoặc động từ "default". Như vậy "mặc
định" là một từ ngữ kép có nguồn từ hai chữ "mặc nhiên" và
"quy định". Ông nghĩ, nếu viết "Mẹ bé đã căn dặn con
gái..." có lẽ dễ hiểu, hợp tình hơn, và ông lại lẩm bẩm, chán mấy ông bà
nhà báo này quá!
Ông Trung mang chiếc iPad đến bên vợ, đọc bản tin cho bà nghe. Đọc xong, ông chưa kịp phàn nàn về tiếng Việt thời nay, bà đã mỉm cười nói:
"Này, tôi 'mặc định' như thế này nhá, đằng ấy cứ ôm chiếc iPad, không lo quét nhà, rửa bát hộ tôi, thì tối đến đừng có hòng 'tiếp cận' đấy nhá!"
Bà Trung giả giọng Hà Nội hai nút (75), cái giọng the thé của cô xướng ngôn viên đài truyền hình nào đó bên quê nhà ông bà thỉnh thoảng nghe trên Youtube, và bà nhấn mạnh hai từ ngữ "mặc định" và "tiếp cận" làm ông không nhịn được nụ cười. Nhưng ông cũng hiểu đó không chỉ là một câu nói đùa. Ý bà muốn nhắc khéo ông rằng, đây là một chuyện cũ. Thật vậy, ông bà cùng bè bạn đã từng bàn luận về tiếng Việt thời nay và mọi người đồng ý rằng, ngôn ngữ tiến hoá không ngừng nhưng không có nghĩa là ta phải chấp nhận những từ ngữ vá víu, vô nghĩa hoặc được dùng một cách cẩu thả, không đúng chỗ. Nếu biết yêu tiếng Việt của mình thì ta không dùng và không phổ biến những từ ngữ ấy.
Ông Trung mang chiếc iPad đến bên vợ, đọc bản tin cho bà nghe. Đọc xong, ông chưa kịp phàn nàn về tiếng Việt thời nay, bà đã mỉm cười nói:
"Này, tôi 'mặc định' như thế này nhá, đằng ấy cứ ôm chiếc iPad, không lo quét nhà, rửa bát hộ tôi, thì tối đến đừng có hòng 'tiếp cận' đấy nhá!"
Bà Trung giả giọng Hà Nội hai nút (75), cái giọng the thé của cô xướng ngôn viên đài truyền hình nào đó bên quê nhà ông bà thỉnh thoảng nghe trên Youtube, và bà nhấn mạnh hai từ ngữ "mặc định" và "tiếp cận" làm ông không nhịn được nụ cười. Nhưng ông cũng hiểu đó không chỉ là một câu nói đùa. Ý bà muốn nhắc khéo ông rằng, đây là một chuyện cũ. Thật vậy, ông bà cùng bè bạn đã từng bàn luận về tiếng Việt thời nay và mọi người đồng ý rằng, ngôn ngữ tiến hoá không ngừng nhưng không có nghĩa là ta phải chấp nhận những từ ngữ vá víu, vô nghĩa hoặc được dùng một cách cẩu thả, không đúng chỗ. Nếu biết yêu tiếng Việt của mình thì ta không dùng và không phổ biến những từ ngữ ấy.
Ông Trung đóng chiếc iPad,
nhìn vợ, ánh mắt thầm nói ông hiểu ý bà nhưng trong lòng ông lại nghĩ đến một
truyện ngắn ông sẽ viết về câu chuyện ngày hôm nay, và ông sẽ đề tựa là gì nhỉ,
"Lại Chuyện Chữ Nghĩa"?
đàoanhdũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét