Vài hàng về tác giả
Cung Trầm Tưởng tên thật là Cung Thức Cần sinh ngày 28 tháng 2 năm 1932 tại Hà Nội.
Năm 15 tuổi (1947), ông bắt đầu làm thơ, và có tập
thơ đầu tay tên Sóng đầu dòng (chưa
in).
Năm 1949, ông rời Hà Nội vào Sài Gòn, học tiếp trung học tại trường Chasseloup
Laubat (nay là Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn)
Năm 1952, sau một năm học đại học, ông sang Pháp du học tại Trường Kỹ sư không quân ở Salon-de-Provence.
Mùa thu Paris
Mùa thu Paris
Trời buốt
ra đi
Hẹn em quán nhỏ
Rưng rưng rượu đỏ tràn ly
Năm 1957, ông tốt nghiệp trở về nước làm trong ngành
không quân của Việt Nam Cộng hòa. Trong năm này, hai bài thơ của ông là Mùa thu
Pari và Vô đề (thơ trường thiên) xuất hiện trong tuyển tập Đất đứng của nhóm
Quan Điểm (gồm Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan, Nghiêm Xuân Hồng), và đã làm người đọc
chú ý.
Năm 1958, ông đứng ra chủ trương tờ Văn nghệ mới và cộng tác thường xuyên cho
các tạp chí Sáng tạo, Hiện đại, Nghệ thuật, Văn, Khởi hành...
Trong khoảng thời gian này, nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc một số bài thơ của
ông, đó là bài Mùa thu Paris, Chưa bao
giờ buồn thế (Phạm Duy đổi tên thành Tiễn em), Bên ni bên nớ, Khoác kín
(Phạm Duy đổi tên thành Chiều đông), Kiếp sau, Về đây...[1]
Năm 1962, ông sang Hoa Kỳ học về khí tượng, đậu Tiến sĩ khí tượng học tại Đại
học Saint Louis. Sau đó, ông trở về Sài Gòn tiếp tục làm trong ngành không quân
với cấp bực cuối cùng là Trung tá (1975).
Năm 1993, ông sang Hoa Kỳ định cư.
Tác phẩm của Cung Trầm Tưởng đã in:
Tình ca (Nhà xuất bản Công đàn, Sài Gòn, 1959)
Lục bát Cung Trầm Tưởng (Nhà xuất bản Con đuông, Sài Gòn, 1970)
Lời viết hai tay (Nhà xuất bản Imn, Bonn, 1994)
Bài ca níu quan tài (tác giả tự xuất bản, Minnesota, Hoa Kỳ, 2001)
Mỗi bước đi là dò dẫm
Trên một bãi mìn ngầm
Mỗi ý thoạt tiên là mở lộ
Vào đục xám như sương mai
Của những cái nhìn ám muội
Mỗi tiếng nói ra một dấu vấn
Sự điên rồ là không biết làm thinh
Khi sa giữa một rừng tai mai phục
Mới đêm nao con vòi khóc với mẹ cha
Sớm hôm sau pháo rớt chết cả nhà
Núi đứng câm, sông cũng không ngùi nước mắt
Trên triền sống chuồi bấp bênh
Khó tìm ra quân bình thế
Sao mắt tôi còn ấm lệ
Hay tôi khóc vì đứng nghe
Rồi thấy mình không ngoại cuộc
Đời reo lên như một giác đấu trường
Mũ áo xênh xang chờ xem một thiên đường nhuộm phẩm
Người sống say mềm bằng những sấm ngữ viết hoa
Đến cái chết cũng là dịp để bày phô sặc sỡ
Những màu cờ ảo hoạn
Những áo mị hương hoa
Một liên minh đàn đúm
Sum suê lái xác với buôn hòm
Trong dòng sống ngầu rối ren
Chúa treo trên móc sắt
Những bàn tay xưng tội
Người sang người bằng những cái nhìn nứa nhọn
Rào đời cao như một chiến ấp
Với mỗi nửa đêm linh hồn kẹt đạn
Dõi mắt chờ mà không thấy hoả châu
Bù em một tháng trời gần
Đơm hoa kết mộng cũng ngần ấy thôi
Bù em góp núi chung đồi
Thiêu nương đốt lá cũng rồi hoang sơ.
Bù em xuôi có ngàn thơ
Vẫn nghe trắc trở bên bờ sông thương
Quên thôi, bông sẽ phai hường
Mà xưa tiếng gọi nghe dường thiên thu
Non sông bóng mẹ sầu u
Mòn trong ngưỡng cửa, chiều lu mái sầu.
Thôi em xanh mắt bồ câu,
Vàng tơ sợi nhỏ xin hầu kiếp sau...
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét