20 thg 8, 2021

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 12 (Đỗ Chiêu Đức sưu tầm và diễn dịch

 

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 12

 

                       

            Nhân kiến bạch đầu sân, Ngã kiến bạch đầu hỉ.                 

                      

            Đa thiểu thiếu niên vong, Bất đáo bạch đầu tử.   


 Chú Thích :    

        Sân : là Thở ra, là Giận. Sân Si: Buồn giận Càu nhàu.

       Thiểu : là It. Đa Thiểu là It Nhiều, có nghĩa là Bao Nhiêu?   là Biết bao nhiêu! 

       Thiếu : là Trẻ. Thiếu Niên : là Tuổi trẻ.  

         Cùng một chữ đọc 2 âm và có 2 nghĩa khác nhau. Đây là cách Giả Tá 假 借 (mượn tạm) trong Lục Thư 六 書 (6 cách thành lập chữ) của tiếng Hán cổ. 


   Nghĩa Câu :    

         Người ta thấy đầu bạc thì thở ra (Buồn vì biết mình đã già). Ta thấy đầu bạc thì lại mừng (mừng vì biết mình sống dai). Hãy xem, biết bao nhiêu người tuổi trẻ chết yểu, chưa thấy đầu bạc đã chết rồi! Vậy thì, đầu bạc đâu có đáng buồn đâu!

  

                              
                      Tường hữu phùng, Bích hữu nhĩ.  

                      

               Hảo sự bất xuất môn, Ác sự truyền thiên lý. 

 

  Chú Thích :  

        Phùng : là Khe hở, là Mối nối giữa hai đường chỉ.

                        Động từ : là May, May Vá.  

        Bích : là Vách (có bộ Thổ bên dưới), nếu là Ngọc

                 Bích thì có bộ Ngọc bên dưới


   Nghĩa Câu :  

            Tường có khe hở, Vách có lổ tai. Chuyện tốt thì không ra khỏi cửa, còn chuyện xấu thì truyền xa đến ngàn dặm.         

           Tiếng Việt ta cũng có câu: "Rừng có mạch, Vách có tai" để chỉ, chuyện gì không nói ra thì thôi, hễ nói ra rồi thì trước sau gì mọi người đều biết cả! Đừng tưởng nói lén ở trong Rừng rồi không ai biết, trong phòng kín, nhưng Vách vẫn có tai mà! Ở đời, thường thì chuyện tốt it ai biết tới. Tại sao? Tại vì người ta it khi chịu nói đến cái tốt của người khác! Còn chuyện xấu thì, ôi thôi , chỉ chịt một cái là cả xóm cả làng đều hay biết cả!

  

                           

                Tặc thị tiểu nhân, Trí quá quân tử.  

                      矣。    

             Quân tử cố cùng, Tiểu nhân cùng tư lạm hỉ.  


  Chú Thích :   

        Tặc : là Giặc, là Trộm, là Cướp.   

        Cố Cùng : Cố là Chắc, là Cứng. Động từ là Giữ Chặc.    

        Cố Cùng : là Giữ chặc lấy cái nghèo của mình, là cam phận với cái nghèo của mình, không làm bậy.   

       Lạm : là Nước tràn bờ. là Quá mức, là Vượt mực.  


  Nghĩa Câu :   

            Kẻ trộm cướp là đứa Tiểu nhân, nhưng đôi lúc lại cơ trí hơn người Quân tử. Người Quân tử cam phận với cái nghèo của mình, còn kẻ Tiểu nhân khi nghèo thì làm những việc vượt mức cho phép (làm bậy làm bạ).

            Đây là câu nói của Đức Khổng Phu Tử trong Luận Ngữ, được minh họa bởi hai câu truyện kể sau đây cho câu nói: "Tặc thị tiểu nhân, Trí quá quân tử."  

           Có tên trộm lẻn vào nhà kia, trộm lấy cái khánh (một loại nhạc cụ xưa, như cái chuông). Vừa ra khỏi cửa, thì cũng vừa lúc chủ nhân về đến, tên trộm bèn bước tới cúi chào thưa: "Lão gia, ông mua khánh không?" Chủ nhà bèn đáp: "Nhà tôi có cái khánh rồi, không mua nữa đâu!" Tên trộm bèn vác cái khánh đi thẳng. Đến chiều, khi cần dùng đến cái khánh, nhưng tìm không thấy. Chủ nhà mới chợt tỉnh ngộ: Người bán khánh chính là tên trộm khánh!  

     Lại kể...  

           Có một người đi chợ về, mua một cái nồi, dọc đường mắc tiểu, ông ta để cái nồi xuống bên vệ đường, rồi đứng chịch vào bên đường để tiểu. Có tên trộm đi ngang thấy vậy, bèn lấy cái nồi đội lên trên đầu, rồi cũng đứng tiểu ở vệ đường bên kia. Người ấy tiểu xong, thấy mất nồi, còn đang dáo dác, thì tên trộm bên kia cũng tiểu xong, cười nói với ông ta rằng: "Đây là đường cái quan , nhiều người qua lại, ông phải đội cái nồi trên đầu như tôi thế nầy, thì mới không bị mất, sao lại để nó xuống dưới đường!?   

 

        Truyện kể cho ta thấy rằng: Quân Tử và Tiểu Nhân như nhau cũng là con người, chưa chắc ai đã khôn lanh và cơ trí hơn ai, chẳng qua phẩm chất đạo đức khác nhau mà thôi. Quân Tử thì "cố cùng", còn Tiểu Nhân thì "cùng tư lạm hỉ"!

  

                           

                    Bần cùng tự tại, Phú quí đa ưu.  

  Nghĩa Câu :   

          Nghèo nàn nhưng thoải mái, Giàu sang lại có nhiều lo lắng. Nghèo, nên không có gì để mất, và vì thế cũng không có gì để giữ, tự do tự tại, sống thoải mái qua ngày. Giàu sang trái lại, phải lo toan đủ thứ, lo giữ của, lo mất tiền, lo người khác đến mượn, lo trộm cướp, lo làm cách nào để có nhiều tiền hơn nữa. v. v... và .v. v...

  

                  

                Bất dĩ ngã vi đức, phản dĩ ngã vi cừu.   

 Nghĩa câu :  

          Không xem ta là người ân đức, mà ngược lại còn xem ta là kẻ thù. Ở đời, nhiều khi làm ơn mắc oán, hoặc làm ơn không khéo, không tế nhị, chẳng những không được cám ơn mà còn bị xem như kẻ thù! Đây là câu nói lẫy của người làm ơn: "Chẳng cám ơn ta thì thôi, mà ngược lại còn xem ta là kẻ thù nữa!"

                     

            Ninh hướng trực trung thủ, Bất khả khúc trung cầu.

  

  Chú Thích :    

       Ninh hướng : Thà hướng về, Nên hướng về....  

       Trực : là Ngay, là Thẳng, là Đàng hoàng.   

        Khúc : là Cong, là Gãy, là Lương lẹo.  


  Nghĩa Câu :   

           Thà hướng về chỗ đàng hoàng mà lấy, chớ không nên xin xỏ cho có được bằng cách lương lẹo. Nói cách khác...  

           Nên có được bằng cách đàng hoàng, chớ không nên có được bằng cách mờ ám.

 

                   

                 Nhân vô viễn lự, Tất hữu cận ưu.

  

  Chú Thích :   

        Lự : là Suy nghĩ vì lo lắng.   

        Ưu : là Lo lắng vì suy nghĩ.  


  Nghĩa Câu :    

          Con người ta không có cái lo xa (những lo lắng cho về lâu về dài), thì tất cũng có cái nghĩ gần (những ưu tư cho cuộc sống trước mắt.)   

           Câu nói nầy đúng cho tất cả mọi người trong cuộc sống vào tất cả thời đại, thời gian, đông tây kim cổ. Câu nói nầy còn làm ta nhớ lại 4 chữ "CƯ AN TƯ NGUY" 居 安 思 危 trên phù hiệu của Trường Bộ Binh Thủ Đức ngày xưa.

 

                   (Còn tiếp)


                                              Đỗ Chiêu Đức


🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿


Mời Xem :TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 11 (Đỗ Chiêu Đức sưu tầm và diễn dịch)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét