21 thg 8, 2021

Mời quý bạn xem bài cuối "Thiên tình sử Hồ Xuân Hương -Nguyễn Du (Ngân Triều Diển Giãi )

 Hoài cựu

Hồ Xuân Hương
Các bài thơ này cất kỹ trong Lưu Hương Ký, Nguyễn Du nào đọc được…
Năm đó nàng 41 tuổi, đã trải qua những mối tình: sau mối tình với Nguyễn Du:
[1] Ông Lang xóm Tây làng Nghi Tàm.
[2] Mai Sơn Phủ.
[3] Tổng Cóc Nguyễn Công Hòa,
[4] Quan Hiệp Trấn Sơn Nam Hạ Trần Quang Tĩnh,
[5] Quan Hiệp Trấn Sơn Nam Thượng Trần Ngọc Quán,
[6] người cuối cùng Tri phủ Tam Đái Vĩnh Tường Trần Phúc Hiển sẽ được thăng lên chức Tham Hiệp Trấn Yên Quảng…

Các mối tình này được người bạn Phạm Đình Hổ chứng kiến, và Tốn Phong Nham Giác Phu họ Phan Huy viết tựa cho Lưu Hưong ký.
Bài Hoài cựu là bài thơ tự than trách phận mình:

Chữ tình ngang ngửa biết bao nhiêu, tình em đã trái ngang cùng chàng.
Một chút duyên xưa lắm điều dang dở.
Phận mình như bèo giạt hoa trôi, không thể trẻ lại như ngày xưa.
Mối tình trăng hoa chi nữa thêm tủi cái già đã đến.
Vì ta tài tình mà mang nợ nên phải trả…
Nhìn phong cảnh nào vui đâu, lòng đã gửi nhiều thơ vịnh.
Đưa đón gặp nhau mới biết tỏ tường bàn tay Đấng Tạo Hóa.
Đời mình như cánh hoa trôi trên dòng nước, mới thắm thía khi nước thủy triều xô giạt ngược dòng.
*
Hoài cựu
Nhớ người cũ
Chữ tình ngang ngửa biết bao nhiêu,
Một chút duyên xưa dở lắm điều.
Bèo lạc không kinh còn trẻ lại.
Trăng hoa thêm tủi cái già đeo.
Tài tình nợ ấy vay nên trả,
Phong cảnh vui đâu đã gửi nhiều.
Đưa đẩy biết tường Tay Đại tạo,
Cánh hoa trên nước thấm tin triều.
Thơ chữ Nôm Hồ Xuân Hương, Lưu Hương ký.
*
Mới biết rõ ràng do số kiếp,
Hoa trôi man mác lạc dòng triều.













Bản chữ Nôm
Ngân Triều soạn:
懷舊
情昂語别包嬈
殳㤕緣𠸗𡁎夦条
苞落空荆群𥘷吏
綾花沾𢢇丐㧅
才情𧴱意噅捛
風景𣡝 㐌 掎
拸 别詳拪大造
𦑃花𨑗渃𧺀信潮
*
Ngân Triều cảm đề
Cuộc tình ngang trái biết bao nhiêu,
Dang dở duyên xưa thật lắm điều.
Bèo giạt mênh mang, đành phận bạc!
Trăng hoa thêm tủi cái già đeo.
Tài tình mang nợ nay đà trả…
Cảnh có vui đâu ký thác nhiều.
Mới biết rõ ràng do số kiếp,
Hoa trôi man mác lạc dòng triều.
*
man mác: tản mạn, gợi tâm trạng cô đơn, lâng lâng đượm buồn:
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
ĐTTT, Nguyễn Du, câu 1049-1050
(Hoa trôi ở đây nên hiểu là những bọt nước biển tạo ra do ngọn nước từ trên cao rơi xuống bãi biển và cuốn theo làn sóng giật từ bờ rút ra)
*
Biết rằng mối tình ngang trái, không còn gì nữa. Hồ Xuân Hương dứt khoát để yêu Tri phủ Tam Đái Vĩnh Tường Trần Phúc Hiển (?) sau được thăng làm Tham Hiệp Trấn Yên Quảng. Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi; Xuân Hương góp thơ thành tập cuối cùng Hương Đình Cổ Nguyệt thi tập.Tập này bị phân tán thành nhiều mãnh. Tôi (TS Phạm Trọng Chánh) sẽ sắp xếp lại toàn bộ tập thơ vịnh cảnh này…
Một biến cố làm chấn động Tao Đàn thời bấy giờ. Vì một bài thơ Nguyễn Văn Thuyên bị khép tội mưu phản, án chém. Cha nguyên Tổng Trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành, người nổi tiếng với bài Văn Tế Trận Vong Chiến Sĩ, phải tự tử năm 1816. Binh bộ Thượng Thư Đặng Trần Thường, một tay cự phách trong làng văn thơ, người từng đánh chết Ngô Thời Nhiệm, đánh Phan Huy Ích trước Văn Miếu; bị bắt tội ẩn lậu ao đầm tội phải thắt cổ. Tiến Sĩ Vũ Trinh, anh rễ Nguyễn Du thầy dạy Nguyễn Văn Thuyên bị đày vào Quảng Nam 12 năm. Hiệp Trấn Sơn Nam Thượng Trần Ngọc Quán, bạn thi ca của Hồ Xuân Hương, thi tướng Tao Đàn Cổ Nguyệt đường và cũng là bạn của Thuyên chết bất ngờ năm 1818, có lẽ tự tử. Tham Hiệp Yên Quảng Trần Phúc Hiển, chồng Hồ Xuân Hương, con người bạn Nguyễn Văn Thành đã chết trận, được ông xem như con nuôi che chở, bị bắt tội tham nhũng 700 quan tiền hối lộ, vì bắt buộc dân không được bỏ nghề đồng ruộng… Các vụ án xảy ra trên cùng một địa bàn cùng thời điểm có quan hệ chồng chéo với nhau, khiến cho mọi người sợ hải, cất giấu thơ văn. Đó là lý do thơ Hồ Xuân Hương bị cất giấu, gần như biến mất, nhưng danh tiếng nàng, một nhà thơ trữ tình, lãng mạn đã làm các bậc mày râu đương thời hay sau nầy, làm thơ gán ghép để thỏa lòng chuyện chăn gối , tiếu lâm…
Tam Nguyên Vị Xuyên Trần Bích San bốn mươi hai năm sau, trong Xuân Đường đàm thoại, làm hai bài phú viếng Hồ Xuân Hương thay cho Nguyễn Du và Phạm Quý Thích, đã tiết lộ tình Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du có thể viết nên thiên tình sử.
Sau khi chồng bị tử hình, nàng có mặt trong buổi hành hình khóc cười điên dại.
Giọt sương dưới chiếu chau mày khóc,
Giọt máu trên tay mỉm miệng cười…
Hồ Xuân Hương lên núi Yên Tử đi tu, rồi trở về Cổ Nguyệt Đường, vài năm sau cũng mất. Bên cạnh nàng có gia đình Tử Minh: không ruột nhưng mà thương quá ruột, có hai người con trai, và học trò nàng có cô Nguyễn Thị Hinh sau trở thành Bà huyện Thanh Quan.
Mộ Hồ Xuân Hương nằm bên hồ sen trước chùa Kim Liên. Năm 1842 Tùng Thiện Vương theo hoàng huynh là Vua Thiệu Trị ra Bắc, đến cúng dường chùa Kim Liên, dặn cô hầu gái đi hái sen:
Chớ trèo qua mộ Xuân Hương,
Suối vàng còn hận tơ duyên lỡ làng…
Mực nước Hồ Tây đầu thế kỷ 20 do đắp đê bao nên đã dâng cao chừng một thước. Ngôi mộ nàng đã và đang chìm sâu dưới lòng nước vô tình.
Tôi (TS Phạm Trọng Chánh) đã đến đây, trước chùa Kim Liên, ngồi bên hồ, trong mưa, nghe tiếng sóng Hồ Tây dập dồn như than thở: những người yêu văn chương Việt Nam sao nỡ để nữ sĩ nằm dưới lòng nước lãnh đạm, lạnh lùng! Trước hết, tôi mơ ước một ngày nào đó, ngôi Cổ Nguyệt Đường sẽ được trùng tu, sừng sững, nguy nga bên cạnh chùa Kim Liên, để cho người ngưỡng mộ viếng thăm, tưởng niệm.
Còn tình sử Hồ Xuân Hương-Nguyễn Du như những sợi tơ trong cuống sen, mãi vấn vương không dứt cho dẫu đã lìa nhau. Tiếng kêu mới đứt ruột, (Đoạn Trường Tân Thanh) ngân nga đến hàng ngàn năm sau:
Tiếc thay chút nghĩa cũ càng,
Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng.
ĐTTT, Nguyễn Du, câu 2241-2242, bản của Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim.
Trước lúc an giấc ngàn thu năm 1820 vì bệnh dịch hạch khủng khiếp với hàng trăm ngàn người chết, và nếu Nguyễn Du có ngâm câu:
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp tố như.
不知三百餘年後
天下何人泣素如
Không phải Nguyễn Du muốn người sau khóc cho thân phận mình, giống như Ông đã khóc nàng Tiểu Thanh, mà đó là một tiếng lòng tiếc thương vô hạn về một người con gái đã đi qua đời mình, tên là Hồ Phi Mai, hồng nhan bạc phận, truân chiên, khô héo, mong manh như bèo giạt mây trôi.
Nguồn:Theo Phạm Trọng Chánh, Tiến Sĩ Khoa Học Giáo Dục. Viện Đại Học Sorbonne, Paris V.
***


-Ảnh đẹp Vịnh Hạ Long,

*
Cáo lỗi: Bài thơ Hán Nôm của NT soạn, có một số chữ FB ko nhận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét