28 thg 12, 2020

Tại sao bịnh nhân COVID-19 phải nằm sấp cho dể thở? (FB Tam Dang )



Những từ cần biết cho bài này
Supine=Nằm ngữa
Prone=Nằm sấp
Sternum=Xương trước ngực, nơi xương sườn trụ vào
Diaphragm=màng ngăn lồng ngực với bụng. Màng này kéo xuống không khí vào phổi, kéo lên đẩy không khí trong phối ra.
Aspiration Pneumonia = binh viêm phổi do ợ chua, đồ ăn lọt vô phổi, gây ra nhiễm trùng.
Left lateral decubitus = Nằm nghiêng bên trái. Tức là tay trái nằm phía dưới.

Khi ta nằm ngửa, tim nằm ở giữa Sternum và phổi, phần lớn tim nằm về phía trái. Mỗi nhịp đập của tim, có khoảng 80 mL máu bơm ra từ tim đi nuôi cơ thể. Trọng lượng của tim thay đổi tuỳ theo tuổi và cũng tùy theo đàn ông hay đàn bà. Từ 31-40, tim đàn ông nặng khoảng 290 gr, còn đàn bà khoảng 285 gr. Tuy nhiên khi 61-70 tuổi, tim người đàn ông nặng khoảng 345 gr nhưng tim người đàn bà vẫn ở khoảng 285-286 gr. Như vậy, khi ta nằm ngửa, có khoảng 285-345 gr của tim cộng với khoảng 80 mL máu đè lên phổi phía bên trái. Khi ta thở, phần phổi nằm giáp với lưng khó bung ra được, dưởng khí và máu không trao đổi tốt được, nên phần này gọi là phần chết (dead space).
Khi ta nằm sấp, trọng lượng của tim đè lên xương Sternum chứ không còn đè lên phổi nửa, nên khi ta thở vào, phổi sẽ bung ra dễ dàng hơn và thể tích của phần chết ở sau lưng cũng giảm đi. Sự trao đổi dưởng khí trong không khí thở vô với CO2 trong máu sẽ hiệu quả hơn nhiều. Ngoài ra khi nằm sấp, mỗi lần thở, những chất trong phổi sẽ theo hơi thở đi ra ngoài dể hơn, tránh ứ đọng dễ nhiễm trùng. Những điều kể trên ta sẽ thấy rất rõ khi đo SaO2 (đo số phần trăm dưởng khí O2 trong máu) bằng máy pulse oxymeter đặt ở đầu ngón tay. Độ khác biệt của SaO2 giữa nằm ngửa và nằm sấp khoảng 2-3%.
Ngoài ra, ở vị trí nằm sấp, nước miếng hoặc đồ ăn do ợ chua sẽ trào ra miệng chứ không chạy ngược vào phổi, tránh bị viêm phổi loại aspiration pneumonia.
Thường người ta để bịnh nhân bị COVID-19 nằm ở vị trí nằm sấp khoảng từ 16-18 giờ một ngày, sau đó mới lật nằm ngửa trở lại và nằm ở vị trí này từ 6-8 giờ để tránh bị lở da (decubitus ulcer).
Cách đây 50 năm, người ta dạy nên cho con nít ngũ nằm sấp để tránh bị chết bất đắc kỳ tử (sudden death syndrome). Hồi đó, người ta nghĩ aspiration pneumonia là nguyên nhân chính. Nhưng bây giờ người ta thấy lý do đó không đúng, họ khuyên nên để trẻ em mới sanh, đặc biệt thiếu tháng, thiếu ký và nhứt là có bịnh về đường hô hấp nên ngũ nằm ngữa.
Sẵn đây, tôi giải thích tại sao người bị bịnh ợ chua nên ngũ nằm nghiêng bên trái (Left lateral decubitus). Trước hết, ta nên biết qua cách bao tử hoạt động. Bao tử là một cối xay đồ ăn. Nó có 2 nắp, một ở trên và một ở dưới. Khi đồ ăn vô đầy bao tử mà nó thấy không có đồ ăn vô nữa, nó đóng 2 cái nắp này lại, rồi bắt đầu xay. Thử tưởng tượng nếu cái nắp ở đầu bao tử mở ra hoặc không đóng chặt do lớn tuổi, tiểu đường, thì đồ ăn trong bao tử sẽ dọt ra thực quản. Hiện tượng ta gọi là ợ chua. Nếu không chửa trị, acid trong đồ ăn sẽ bào mòn thực quản, đưa đến bịnh ung thư thực quản. Khi ta nằm nghiêng bên trái, ruột không thể đẩy gan trồi lên được, nó sẽ làm bụng ta phình ra. Trong khi nếu ta nằm nghiêng bên phải, vì diaphragm chỉ là một màng mỏng, không cứng như gan, nên ruột sẽ ép lên bao tử, làm nắp ở trên đầu bao tử hở ra, đồ ăn trong bao tử sẽ trào ra.
Vì lý do đó, người ta khuyên những người hay bị ợ chua (gastroesophageal reflux) nên ngủ nằm nghiêng bên trái.

🌺🌺🌺🌺🌺

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét