3 nhóm người sẽ dễ gặp rủi ro khi tiêm vaccine COVID-19
Vaccine COVID-19 của Pfizer và Moderna có hiệu quả thành công trên 90% trong các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể chích ngừa, có 3 loại người nguy cơ cao khi tiêm chủng...
Vaccine Pfizer và Moderna hoạt động như thế nào?
Hệ thống miễn dịch của người có khả năng mạnh mẽ để bảo vệ cơ thể chống lại tất cả các loại virus và vi khuẩn xâm nhập.
Chỉ khi một lượng quá lớn vi khuẩn hay virus lạ đột ngột xuất hiện thì hệ miễn dịch mới mất chức vụ tự vệ, hoặc xuất hiện tình trạng bảo vệ quá mức.
Điều này có thể khiến cơ thể bị tổn thương, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu cơ thể được tiêm trước một mầm bệnh đã bị bất hoạt hoặc giảm độc lực, những tác nhân không gây bệnh, nhưng lại có thể giúp hệ thống miễn dịch nhận biết trước các loại virus tương tự, thì cơ thể sẽ ghi nhớ và nhanh chóng sản xuất kháng thể trong tương lai.
Nhờ vaccine, hệ thống miễn dịch có thể nhanh chóng loại bỏ virus khi chúng xuất hiện.
Vaccine COVID-19 của Pfizer và Moderna là một loại vaccine mRNA.
Cơ chế của vaccine này là dùng RNA thông tin để chỉ đạo các tế bào tạo ra protéine đột biến trên bề mặt của virus Vũ Hán..
Bằng cách này, hệ thống miễn dịch sản xuất trước các kháng thể để chống lại các protéine đột biến của virus thực sự trong tương lai.
Tiêm phòng hàng loạt có thể tạo ra "miễn dịch cộng đồng"
Lợi ích của việc tiêm chủng là gì? Đầu tiên, nó có thể làm giảm nhiễm virus, kiểm soát các triệu chứng bệnh và giảm tử vong.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) giám sát nghiêm ngặt chất lượng của vaccine, vì vậy nó an toàn cho hầu hết mọi người.
Tiêm vắc xin không chỉ bảo vệ bản thân mà còn bảo vệ một số người xung quanh có sức khỏe kém, không thể tiêm phòng.
Tuy nhiên, nếu vaccine thực sự có hiệu quả thì phải được sử dụng để đại đa số dân chúng có được miễn dịch, hay còn gọi là “miễn dịch cộng đồng”.
Những nguy cơ tiêm chủng
Mỗi loại vaccine đều có những nguy cơ tiềm ẩn sau :
Vaccine chứa nhiều thành phần khác nhau và mỗi thành phần đều có phản ứng khác nhau đối với con người.
Đặc biệt, một số người có thể bị dị ứng với một số thành phần trong vaccine.
Vì vậy, trước khi tiêm phòng, bạn phải biết vaccine có thành phần gì, bạn có bị dị ứng với các thành phần này hay không, và vaccine này có dễ bị dị ứng hay không.
Chức năng miễn dịch (anticorps) của một số người quá yếu, nên không thể tiêm vaccine bất hoạt và giảm độc lực.
Nếu sử dụng bất cẩn, hậu quả có thể nghiêm trọng…
Ví dụ, những người đang làm hóa trị, xạ trị, sử dụng glucocorticoïde trong thời gian dài, mắc bệnh AIDS, và những người bẩm sinh đã bị suy giảm miễn dịch phải hết sức thận trọng khi tiêm phòng các loại vaccine này.
Chúng ta vẫn có khả năng mắc bệnh dù đã tiêm ngừa vì tỷ lệ hiệu quả của vaccine khó đạt 100%.
Những vấn đề hiện tại của vaccine COVID-19 là gì?
1. Không biết dữ liệu đầy đủ về phản ứng của vaccine ở mọi lứa tuổi, hoàn cảnh khác nhau và nhóm dân tộc khác nhau, chẳng hạn như trẻ em, phụ nữ có thai, người suy giảm miễn dịch hay người cao tuổi.
2. Chỉ có kết quả quan sát của giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ 3. Về việc liệu vaccine có thể thực sự ngăn chặn sự xuất hiện các ca bệnh nghiêm trọng và kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh hay không, vẫn còn là thử thách của thời gian.
3. Thời gian vaccine bảo vệ con người trong bao lâu, 3 tháng hay 6 tháng? Có thể ngăn ngừa nhiễm trùng thứ phát không? Đây là những điều chưa biết.
Hiệu quả thực sự của vaccine chỉ có thể được xác định sau khi hàng triệu người được tiêm chủng, và hiệu quả của hai loại vaccine này không phải là 100%.
Vì vậy, việc đeo masque, giữ vệ sinh, tránh tiếp xúc đông người và giữ khoảng cách vẫn là cần thiết.
Tác dụng phụ của vaccine COVID-19
Những tác dụng phụ thường nhẹ bao gồm các triệu chứng giống cúm như mệt mỏi, đau cơ, đau khớp và sốt.
Ngoài ra, có thể có phản ứng viêm tại chỗ tiêm bao gồm: đỏ, sưng, nóng sốt và đau, thường biến mất sau một hoặc hai ngày.
3 nhóm người có nguy cơ cao gặp tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine
1. Những người bị suy yếu hoặc hệ thống đề kháng kém.
2. Tại thời điểm tiêm chủng, những người mắc các bệnh cấp tính vừa, nặng hoặc các bệnh mãn tính khác đặc biệt đang điều trị bằng thuốc đặc hiệu chẳng hạn như bệnh nhân ung thư đang hóa trị.
3. Tiền căn từng bị dị ứng với vaccine hoặc có tiền sử gia đình có người bị dị ứng
Thiện Đức «Theo DailyMail»-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét