Từ nhỏ, tôi đã cho rằng cuộc
sống của mình thật bất công, mẹ là một người bị thiểu năng, bố hàng ngày
đi làm xa ở lò gạch, một tay bà nội nuôi tôi khôn lớn.
Trong ký
ức của tôi, vòng tay của mẹ là một thứ xa vời, nghe bà nội kể, từ sau
khi tôi chào đời, tôi chưa bao giờ được uống một giọt sữa của mẹ. Đến
khi trưởng thành, tôi hỏi bà nội tại sao mẹ không chăm sóc tôi, bà nội
nói rằng, trước tôi còn có một chị gái, khi đó bà cho rằng mặc dù mẹ bị
bệnh như vậy nhưng chắc vẫn có thể chăm sóc cho con nào ngờ vì bất cẩn
mẹ đã để chị gái bị chết vì lạnh, từ đó bà nội không cho mẹ động vào
tôi.
Năm 6
tuổi, tôi nhớ có nhìn thấy mẹ với đôi bàn tay run rẩy đang học đan áo
len, mãi cho đến tận năm tôi học lớp ba mẹ mới đan xong chiếc áo len màu
nâu. Khi đó mẹ vui mừng mang chiếc áo đã đan cho bà nội, miệng ú ớ gọi
tên tôi như có ý hãy đưa nó cho tôi để mặc khi trời lạnh. Nhưng bà không
để ý đến mẹ, hơn nữa còn nói những lời khó nghe, bắt mẹ sau này hãy
tránh xa tôi nếu không bà sợ mẹ sẽ hại chết tôi giống như đã từng hại
chị gái tôi. Thực ra, chiếc áo đó rất nhỏ đối với tôi, bởi mẹ mất 3 năm
mới đan xong nó.
Do sinh
ra trong hoàn cảnh như vậy nên tính cách tôi vô cùng cô lập nên tôi
không có lấy một người bạn nào để chơi cùng. Không những thế đám bạn
thường chê cười vì tôi có một người mẹ khờ, mỗi lần bị ấm ức như vậy,
khi trở về nhà tôi trút giận lên người mẹ, mắng mẹ, đánh mẹ. Mẹ giống
như một đứa trẻ cứ cúi đầu và mặc cho tôi bắt nạt. Có lần mẹ còn khóc
cầu xin tôi hãy đối xử tốt với bà.
Tôi nhớ
có một lần, khi đó tôi học cấp hai, ngay cả cô giáo cũng cười nhạo rằng
tôi là đứa trẻ không có mẹ dạy, còn mắng tôi là đứa con hoang. Lần đó
sau khi tan học về nhà, tôi nghiến răng rồi cầm chổi đuổi mẹ chạy quanh
sân. Mãi sau hàng xóm thấy không vừa mắt nên đã qua và ngăn tôi lại.
Về sau,
tôi rất ít khi về nhà mà thường xuyên ở nhà bà nội. Bố thỉnh thoảng lại
tới trường thăm tôi, ông cũng hiếm khi về nhà vì ông cũng rất ghét mẹ.
Khi bố còn trẻ, do nhà nghèo nên mãi không lấy được vợ, rồi có người làm
mai mối, bố không mất một đồng tiền nào mà vẫn lấy được một người vợ bị
bệnh thiểu năng. Ngày đó bà mai nói rằng dù mẹ bị thiểu năng nhưng tính
tình rất hiền lành, mẹ không bao giờ làm việc có hại đến người khác.
Mới đầu,
bà nội vẫn ở chung với bố mẹ mà không ra ở riêng. Kết hôn được hai năm,
mẹ mang thai người chị gái mà tôi chưa từng gặp mặt. Đến tháng thứ
mười, để phòng tránh việc mẹ làm hại đến thai nhi bà nội đã trói mẹ lại.
Vào một
ngày mùa đông năm đó, bố và ông bà nội có việc đi ra ngoài cả ngày.
Trước khi đi họ đặt cơm đã chuẩn bị lên trên bàn cho mẹ rồi đậy lại, họ
còn dặn dò mẹ nhớ phải cho chị gái tôi bú sữa kịp thời. Kết quả khi họ
trở về vào buổi tối đó, mẹ tôi đang nằm giữa đống cỏ khô ở sân, còn chị
gái thì nằm trên bàn, cơ thể đã cứng đờ.
Câu
chuyện này là tôi được nghe kể lại từ người hàng xóm, tối hôm đó, mẹ tôi
kêu gào thảm thiết suốt đêm, cũng kể từ hôm đó hàng xóm suốt 3 tháng
liền không thấy bóng dáng mẹ tôi. Đến khi mang thai tôi, ngay hôm đầu
khi mới sinh tôi ra, bà đã ôm tôi mang đi, thậm chí mẹ không được nhìn
tôi đến một lần. Tôi lớn lên nhờ vào bú sữa của các bà mẹ khác.
Cho đến
khi tôi đi học đại học, trước khi lên nhập học, mẹ trốn trong ngõ không
dám ra tiễn. Từ khi đi học, hàng tháng tôi về nhà một lần, mỗi dịp quay
trở lại trường học, thường nhìn thấy bà cầm thứ gì đó trong tay nhưng
trốn ở cửa nhà người khác nhìn tôi, còn tôi bởi vì bị bạn bè chê cười
nên trong lòng vẫn còn hận mẹ.
Thế
nhưng, có lần tôi nghe được câu chuyện về những người bị thiểu năng, từ
đó bắt đầu biết cảm thông cho mẹ. Và rồi lần đi sau đó, tôi đã chủ dộng
chào tạm biệt mẹ, mẹ vẫn cúi đầu không dám nhìn, sau đó nhét thứ gì mà
bà đang ôm trong lòng đưa cho tôi rồi quay người chạy mất.
Khi ngồi
trên xe bus, tôi mở túi giấy mẹ đưa cho, trong đó có rất nhiều tiền lẻ
hơn nữa đều đa số đã bị nhàu nát. Trong chốc lát tôi thấy thật hận bản
thân và đáng trách, ôm túi tiền trong nước mắt lặng lẽ rơi. Và cũng bắt
đầu từ lần đó, tôi bớt giận mẹ. Mỗi lần nghỉ hè về nhà, tôi đều mua cho
mẹ chút đồ ăn hoặc thứ gì đó. Số tiền mẹ đưa tôi cũng đã trả lại và nói
với mẹ từ giờ về sau không phải cho tôi nữa, tôi hữa sẽ chăm sóc hiếu
thuận với mẹ.
Sau khi
tốt nghiệp Đại học, tôi tìm được một công việc khá tốt tại thành phố hơn
nữa còn có một cô gái xinh đẹp để ý tới. Qua thời gian tìm hiểu, chúng
tôi thấy hợp nhau nên tính đến việc kết hôn. Trong thời gian yêu nhau
tôi cũng không giấu diếm thân thế gia đình mình và kể rằng tôi xuất thân
từ nông thôn, trong nhà còn có một ông bố già và bà mẹ thì bị thiểu
năng, là bà nội đã nuôi dưỡng tôi khôn lớn. Dù biết hoàn cảnh nhà tôi
như vậy nhưng cô ấy không hề có ý định từ bỏ còn nói cho dù nhà tôi có
như thế nào chỉ cần chúng tôi thực sự yêu thương thật lòng với nhau là
được.
Thế
nhưng bố mẹ cô ấy lại rất có thành kiến đối với người mẹ mắc bệnh của
tôi, họ nhất định không cho hai chúng tôi đến với nhau. Mãi sau khi cô
ấy tranh cãi và tìm mọi cách họ mới để chúng tôi tiếp tục quan hệ và
cưới nhau với điều kiện ngày chúng tôi kết hôn, mẹ tôi không được tham
dự. Ban đầu, tôi vô cùng tức giận, thậm chí còn muốn chia tay với bạn
gái, sau đó bà và bố thuyết phục, tôi mới miễn cưỡng đồng ý. Bố tôi nói,
nếu không cho mẹ tôi đến tham dự buổi lễ thành hôn khiến tôi cảm thấy
có lỗi thì đợi sau khi kết hôn hãy thường xuyên quan tâm, hiếu thuận với
bà là được.
Ngày tôi
kết hôn, mẹ không có mặt tại buổi lễ, bố đã đưa mẹ đến nhà anh em họ
hàng. Nhưng khi chúng tôi chuẩn bị vào động phòng, tôi nhìn thấy mẹ đứng
ở cửa kho đựng củi, khi phát hiện tôi nhìn thấy, bà vội thụt đầu vào
trốn rồi đóng chặt cửa kho lại. Khi đó, tôi hận mình không thể chạy đến
ôm chặt lấy mẹ, sau đó dõng dạc giới thiệu với mọi người rằng đó là mẹ
tôi. Nhưng tôi lại không có đủ can đảm để làm như vậy bởi lúc đó gia
đình nhà gái đến rất đông hơn nữa cũng là để cho đám cưới được diễn ra
suôn sẻ.
Sau khi
kết hôn, tôi chuyển lên thành phố sống, gần như tuần nào vợ chồng tôi
cũng về thăm bố mẹ. Lần đầu tiên nhìn thấy mẹ, cô ấy không hề có cảm
giác sợ hãi hay hắt hủi mà thân mật gọi “Mẹ ơi!” khiến tôi bật khóc. Khi
đó, mẹ run rẩy lấy từ trong người một chiếc khăn tay màu đỏ ra và nhét
vào trong tay của vợ tôi rồi ú ớ biểu thị cho chúng tôi biết đó là quà
mừng cưới của mẹ.
Vào một
mùa đông năm đó, khi chúng tôi chưa kịp báo hiếu, mẹ đã qua đời. Trước
khi mất, mẹ lấy một chiếc hộp dưới gầm giường, bàn tay run run nắm tôi
sau đó ú ớ như muốn nói điều gì, rồi bà nằm xuống nghỉ ngơi. Nửa đêm hôm
đó bà đã mất.
Sau khi
mẹ mất, tôi mới nhận ra rằng, cuộc sống của mình thiếu đi một cái gì đó
vô cùng quan trọng, trong lòng cảm thấy trống rỗng. Khi tôi mở chiếc hộp
đó ra, bên trong là chiếc áo len màu nâu mẹ mất 3 năm mới đan xong mà
tôi không được mặc, cùng với rất nhiều đồ chơi thậm chí còn có cả chiếc
túi nhỏ đựng tiền mà bà từng đưa trước khi tôi nhập học và dưới cùng là
một cuốn sổ nhỏ, mở ra bên trong cả cuốn sổ đều là viết tên tôi với
những nét bút xiêu vẹo. Tôi nghẹn ngào không nói nên lời, nhưng những
giọt nước mắt muộn màng chẳng thể đem tôi trở lại với mẹ được nữa rồi..
Quỳnh Chi...
Đọc bài nầy xong mới thấy một khía cạnh khác: Rất dã mạn của xả hội TQ (có lẽ TG là người TQ ).
Ko pjải sự hối hận về cư sử với người MẸ TÂM THẦN của TG..
Người cha vì nghèo quá đã chọn 1 người vợ thiểu năng trí tuệ làm vợ.
Lẽ ra bà mẹ hay thiếu nữ nầy phải được sống và được chăm sóc của xả hội nhưng lại bị biến thành 1 cái máy đẻ con để duy trì hủ tục xưa : phải có con nối dõi..
Nhân loại đã bước vào thế kỷ 21.Mong mọi việc sẽ tốt hơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét