Giữa
cái nắng nóng nung người cuối mùa hạ của trời Phi châu, dưới căn lều vải, của trại tỵ nạn Minawao, ở Cameroon, nơi tạm
ngụ của những người con gái và đàn bà bị quân khủng bố Boko Haram bắt cóc,
Fati, rưng rưng nước mắt nhớ lại chuyện mình, lý do tại sao cô và các cô khác
tự nguyện mang bom cảm tử giết người tại Nigeria.
Khi đám quân Boko
Haram, tới khu rừng, chỗ an toàn mà Kafi cùng các cô bị bắc cóc khác đang giam
giữ, họ hỏi ai muốn làm người mang bom, thì cô nào cũng la hét, đưa tay tình
nguyện, đôi khi họ còn ấu đả, tranh nhau để được chọn làm chuyện này. Họ tranh
nhau mang bom trong người, không phải vì đã bị quân Boko Haram tẩy nảo, nghe theo
lý tưởng giết người bạo động mà chỉ vì, cái đói nghiệt ngã và cưỡng bức tình
dục của bọn này, họ không thể nào chịu đựng kéo dài hơn nữa. Họ muốn kiếm đường
trốn thoát ra khỏi chốn đó, nếu được cho mang bom đi, theo Kafi thì, “chắc chắn sẽ gặp quân lính chính phủ
Nigeria, mục tiêu mà quân Boko Haram nhắm tới, sẽ bảo với quân lính là có bom
trong người, quân lính sẽ giúp gở ra và họ có thể bỏ chạy”. Fati, 16 tuổi,
dừng lại chốc lát, lần mò ba cái vòng vàng đeo ở cổ tay, nói rằng, món quà của
mẹ cô cho, giúp cô nhớ gia đình sau khi trở thành một trong hàng trăm cô gái bị
quân Boko Haram, nhóm khủng bố giết người khủng khiếp nhất trên thế giới, bắt
đi và bị cưỡng bức kết hôn với người của họ.
Ngày quân Boko
Haram, tấn công vào làng của Fati, một cái làng nhỏ ở phía đông bắc Nigeria năm
2014, dân làng không có con đường nào có thể chạy thoát, cha mẹ cô đã gom số
tiền 8000 naira (khoảng 40 mỹ kim)
trả cho nhóm đưa người lậu, đưa cô và hai người anh lớn hơn tới chỗ an toàn
nhưng thất bại, họ không thể làm gì khác được, trước mặt đám lính Boko Haram,
họ la lên, Fati còn quá nhỏ, cô không muốn lấy chồng, nhưng họ ra lệnh và dùng
sức mạnh, bắt buộc Fati phải chịu, sau khi cưỡng hiếp cô lần đầu tiên, cái gọi
là “người chồng” này, đưa cho cô món
quà cưới, bộ quần áo thụng nâu và cái khăn màu tím mà cô sẽ mặc cho tới hai năm
sau, trong khi còn dưới quyền “sinh sát”
của hắn, cũng như quân Boko Haram, cô đã sống trốn chui trốn nhũi từ hang hầm
này tới hang hầm kia, lẫn tránh sự lùng đuổi của quân đội chính quyền Nigeria.
Fati còn nói thêm, cô cũng gặp nhiều đứa con gái khác, nhỏ tuổi hơn tại cứ điểm
của quân Boko Haram trong vùng rừng hoang Sambisa, bị bắt cóc từ nhà, buộc kết
hôn, cầm giam và hành hạ bởi đám người tự xưng là chồng của họ, con số bị bắt
cóc nhiều quá, cô không thể nhớ nổi, trong đám đó, là nhóm 270 nữ sinh ở Chibok,
vụ này đã làm thế giới rúng động một lúc.
Hiện thời, theo
bản thống kê mới của cơ quan UNICEF, cho thấy, số lượng trẻ em mang bom tăng
lên đáng ngại tại bốn quốc gia, Nigeria, Niger, Chad và Cameroon, nơi quân Boko
Haram cho phát động những hoạt động khủng bố bạo động trong vòng hai năm qua,
con số 4 vụ trong năm 2014 nay đã lên tới 44 trong năm 2015, UNICEF cũng cho
biết, ba phần tư của số trẻ em mang bom cảm tử là con gái. Rừng Sambisa, đã có
lần được xem là nơi bất khả xâm phạm của quân Boko Haram, hiện bị quân chính
phủ Nigeria tấn công cùng với những đợt oanh kích nặng nề, như Fati nhớ, “nơi này lúc nào cũng có bom nổ và đạn bay từ
trên không, cả hai, bom cũng như quân Boko Haram, cô đều sơ như nhau”, tất
cả những đứa con gái rung sợ, khóc thét lên, tiếng khóc như những lần bị cưỡng
hiếp, ở đó, không có thức ăn, không có gì cả, người ta có thể thấy và đếm rõ
ràng các cái xương sườn vì đói khát. Fati nói thêm, bom của không quân Nigeria
đã giết nhiều người bị bắt cóc chết, trong đó có cả mấy cô nữ sinh ở Chibok
nhưng các cuộc tấn kích, càn quét của quân đội cũng đã giải thoát cả trăm người
đàn bà và con gái, bao gồm cả Fati, được quân lính Cameroon cứu, sau khi quân
Boko Haram bỏ chạy trốn qua bên kia biên giới.
Fati hiện tạm trú
tại trại tỵ nạn Minawao ở Cameroon cùng với gia đình và một số người dân
Nigerian khác, chạy lánh trốn khi quân khủng bố Boko Haram tràn vào các làng
cận biên giới, để có được thức ăn và sự an toàn. Trại được dựng lên quanh vùng
này, bằng các lều vải trắng, đã phải nới rộng thêm gần gấp đôi, không như đã
định lúc ban đầu, nhưng có điều khá nghịch lý là, ở đây, hình như đối với những
người điều hành trại, các cô gái bị nghi ngờ cái gì đó hơn là mở rộng vòng tay
thông cảm, với đại tá Mathieu Noubosse của quân đội Cameroon, trên thế giới này
ai cũng có súng, cho nên Boko Haram đang dùng tới mấy cô gái, có đứa mới 8 tuổi
thôi, bản doanh của vị sĩ quan này, đặt cách trại tỵ nạn không xa, trên một
khoảng đồi lõm chõm đá, ngó xuống Nigeria bên kia, con đường đất xa xa phía
dưới, chạy tới tận thị trấn Maiduguri, thủ phủ của tiểu bang Borno, Nigeria,
nơi phát sinh ra nhóm Boko Haram.
Gwoza, một cứ điểm
vững chắc của quân Boko Haram trước đây, nơi Fati bị giam ở đó nhiều tuần lễ,
thấy rõ từ đầu nóng súng đại liên của người lính Cameroon, điều người ta lo
ngại hiện giờ là, trước áp lực càn quét của quân đội chánh quyền liên quốc gia,
Boko Haram không còn cách nào khác là sẽ dùng đám con gái, như là một thứ vũ
khí mới phản công. Đại tá Noubossa nói rằng, “những cô con gái rất lý tưởng cho chuyện mang bom cảm tử”, bom
được cất dấu trong các áo chùng thụng dài hay trong các giõ đựng đồ, đội trên
đầu, bom được cho nổ từ dụng cụ điều khiền tự động, “người hiền lành nhất trong xã hội này bây giờ là những người đáng sợ
nhất”. Giám đốc của cơ quan UNICEF ở Cameroon cho biết, “các cô gái này chỉ là nạn nhân nhưng họ bị
nghi ngờ, người ta cần phải thay đổi cái nhìn này nếu không, sẽ có hậu quả
nghiêm trọng, người ta sẽ mất đi lòng tin cậy giữa cộng đồng và nạn nhân, mà
chính quyền đáng lý ra phải bảo vệ họ”, một khi đối với dân chúng ở đây,
cái nhản hiệu “vợ của quân Boko Haram”
là cái bị ruồng bỏ và khinh khi.
Trải dài tới quanh
chân núi, trại tỵ nạn Minawao, nằm ngoài vùng màu đỏ, tức là vùng có quân Boko
Haram phá rối tấn công, nhưng phía bên
kia núi, một vài nhóm nhỏ lẻ tẻ của bọn này, thỉnh thoảng cũng tìm cách quấy
nhiểu. Một năm trước, tình hình cứu trợ nhân đạo rất tệ tại Nigeria, ngày nay
cũng như vậy, cũng mức độ khủng hoảng đó, không có gì khả quan hơn, một số nhân
viên an ninh nói rằng, quân Boko Haram đã trà trộn vào trại nhưng cái gì mà
người tỵ nạn ở đây lo sợ nhất là mấy cô gái trước đây bị bắt cóc giờ thoát
được, đang ở chung với họ, theo lời của anh Mohammed Amodu, đại diện cho người
tỵ nạn của trại, “nếu thấy một cô con gái
lạ thì có thể cô ta là người mang bom cảm tử, biết đâu đầu óc họ vẫn còn theo
quân Boko Haram”. Fasamata, người vừa đến trại tỵ nạn mấy ngày qua, nói khi
hai bên đánh nhau tại làng cô ở, cô đã chun trốn dưới nệm giường với mấy đứa
con, không nhúc nhích gì được cho tới khi không còn súng nổ nữa, cô dẫn con ùa
chạy trốn ra khỏi làng, mọi người quá sợ hãi, không giày dép, không đồ đạc, ai
nấy mạnh lo chạy thoát thân, cô cho là mình còn may mắn hơn số khác, cô đến
trại Minawao không bị quân Boko Haram đuổi bắt, cô cũng đã nghe nhiều chuyện
như thế này ngay cả khi ở làng vẫn còn bình yên, chưa có tiếng súng.
Fasumata ngậm ngùi, nếu người ta thấy ai
trốn thoát khỏi quân Boko Haram, người ta nghĩ họ vẫn còn liên hệ với bọn đó,
Boko Haram thả cho đi để mang bom giết người, không phải chỉ có người tỵ nạn
trong trại Minawao nghĩ vậy mà, bất cứ nơi đâu trên đất Nigeria, người người
đều cũng lo sợ như vậy, vì mọi chỗ mọi nơi, nếu nghe tới có bom cảm tử thì
người mang bom đó là những đứa con gái trẻ.
Thuyên Huy
Monday 08.08.2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét