Hầu hết những stress đến từ nhà trường đều phát sinh từ ba lĩnh vực: những vấn đề về học tập, áp lực từ bạn bè, và mâu thuẫn với thầy, cô giáo.
Hầu hết những stress đến từ nhà trường đều phát sinh từ ba lĩnh vực: những vấn đề về học tập, áp lực từ bạn bè, và mâu thuẫn với thầy, cô giáo. Dưới đây là danh sách các nguyên nhân gây stress ở trẻ em liên quan đến trường học:
Những vấn đề trong học tập
Trong nhà trường, người học sinh phải giải quyết những bài vở và công việc được giao, phải trải qua các kì thi, và nói chung, phải đương đầu với vấn đề điểm số và thứ hạng. Bài vở là yếu tố gây căng thẳng nhất đối với các thanh thiếu niên học sinh. Hãy xét bốn khía cạnh trọng yếu trong lĩnh vực học tập này:
Bài học ở lớp
Việc học trong lớp đòi hỏi học sinh nhiều điều hơn là chỉ lắng nghe
và ghi chép những gì thày cô giảng. Sự thành công hay thất bại tùy thuộc
vào chất lượng tập trung chú ý và sự hợp tác của học sinh với thày cô
giáo. Nguyên nhân chính gây áp lực trong lớp học là nỗi buồn chán, không
có khả năng trả lời câu hỏi của giáo viên. Học sinh cũng thường cảm
thấy chán nản khi không thể theo dõi bài học hoặc tâm trí sao lãng.
Cần
cố gắng tập trung khi nghe giáo viên giảng bài. Nên nhớ rằng, khả năng
tập trung của con người cứ sau mỗi bảy phút lại giảm sút đi. Một cách
thức tập trung chú ý là nghe giảng và gạch dưới, ghi chú, đánh dấu những
điểm chính để sau dó sẽ có dịp nhớ để xem lại hoặc nghiên cứu thêm.
Học
sinh cũng thường hay lo lắng về khả năng trả lời câu hỏi. Hãy nên liều
trả lời những câu hỏi của giáo viên ngay cả khi không chắc chắn là mình
đúng. Chính khi trả lời sai lầm là cơ hội để học sinh nhớ lâu hơn. Mặt
khác, chính giáo viên muốn học sinh tích cực phát biểu để nhận ra những
điều học sinh chưa nắm vững trong lớp.
Bài tập về nhà
Khối lượng bài tập ở nhà cũng là yếu tố stress. Điều quan trọng là phải giải quyết ngay bài tập, không nên để lại sau. Phải quyết định thời gian thực sự dành cho làm bài tập và có kế hoạch phân phối hợp lý cho từng môn học. Nên giải quyết tuần tự các bài tập theo thứ tự ưu tiên. Và cũng nên làm bài tập ở nhà sau khi đã nghỉ ngơi, ăn uống và có chút thời gian thư giãn, thảnh thơi tâm trí.
Các công việc được giao
Một trong những nguyên nhân gây căng thẳng là cảm giác quá tải do đòi hỏi của quĩ thời gian. Hãy làm chủ mình bằng cách chuẩn bị tốt. Cần đánh giá rõ ràng toàn bộ những công việc được giao và dành thời gian cho phù hợp. Điều quan trọng bao giờ cũng là việc lên kế hoạch học tập và làm việc.
Các kì thi
Các kỳ kiểm tra và các kỳ thi là yếu tố stress lớn trong đời học sinh. Thậm chí nó ăn sâu trong tiềm thức mỗi con người. Để tránh những stress này, cần chú ý:
- Thời gian chuẩn bị thi: Kiểm tra tổng quát từng môn học, dành thời gian cho những môn còn yếu.
-
Trước ngày thi:
- Không miệt mài học ngay trước ngày thi, vì cảm giác căng thẳng có thể ngăn cản sự suy nghĩ minh mẫn khi làm bài.
- Đêm trước ngày thi, cần có giấc ngủ ngon. Tránh ăn thực phẩm khó tiêu và nhiều gia vị.
- Đừng cho rằng vì thời gian quá trễ rồi mà cố gắng học kiểu nhồi sọ, bởi vì nó làm cho rối trí.
-
Trong giờ thi:
- Bắt đầu làm bài, cần hít thở sâu để giữ bình tĩnh.
- Đọc một mạch toàn bộ đề thi, không ngừng lại bất kỳ câu hỏi nào. Sau đó đọc kỹ lại và lựa chọn đề nào phù hợp với mình.
- Hết sức tập trung làm bài. Lần lượt giải quyết từng câu hỏi. Phân phối hợp lý thời gian cho từng câu, không dành hầu hết thời gian cho một câu nào đó mà chỉ dành rất ít thời gian cho câu hỏi khác.
- Câu hỏi nào cũng phải làm, dù cho rằng mình biết ít ỏi đến đâu cũng không được để giấy trắng. Giám khảo không thể cho điểm nếu ta bỏ giấy trắng, nhưng có thể nhân nhượng cho ta một, hai điểm nếu ta viết được chút ít.
Áp lực từ bạn bè
Áp lực từ bạn bè là ảnh hưởng của những người đồng trang lứa trực
tiếp tác động lên một người bạn ngày này qua ngày khác. Bạn bè có khuynh
hướng đưa ra những nhận xét về tất cả những điều mà một cá nhân đang
làm. Cá nhân cảm thấy được bạn bè tán thành là rất quan trọng. Nếu cá
nhân để cho những nhận xét này quá gây ảnh hưởng trên mình, khiến cá
nhân không còn suy nghĩ được mà chỉ biết nhắm mắt chạy theo số đông một
cách mù quáng, thì đó là vấn đề.
Điều nguy hiểm nhất đối với thanh
thiếu niên là rất nhậy cảm và quá bận tâm đến sự tán thành hay chê bai
của bạn bè. Tuổi trẻ có thể muốn thử sức mình và bị bạn bè khiêu khích
“thử lửa” với những thói xấu hoặc tệ nạn xã hội như: hút thuốc lá, uống
rượu bia, sử dụng ma túy, đua xe, quan hệ trai gái bừa bãi, trộm cắp,
hay những hành động mang tính phá hoại chỉ với mục đích mua vui cho
mình.
Đặc tính của thanh thiếu niên là muốn xóa bỏ mọi giới hạn và
phá vỡ các hàng rào ngăn cản để tạo ra những điều mới mẻ mang tính thách
đố với thời vận. Điều này thực ra là tốt, chỉ cần mỗi người biết chọn
lựa và loại trừ những tính cách hung hãn, liều lĩnh, bất cần của tuổi
trẻ. Mỗi cá nhân cũng cần xua tan những ước muốn phù phiếm, ngông cuồng
và không để cho mình trở thành ‘quân cờ thí” trong cuộc chơi của những
kẻ gọi là 'bạn bè”.
Luôn cảnh giác với những lôi kéo, quyến rũ ta làm
những điều ta biết là sai trái hoặc không muốn làm. Hãy cảnh giác với
tính vị nể của tuổi trẻ.
Mâu thuẫn với thầy cô giáo
Tuổi thanh thiếu niên cũng thường có vấn đề đối với các thày cô giáo,
với Ban Giám hiệu và các qui tắc trong nhà trường. Đặc điểm của lứa
tuổi này là muốn nổi loạn, hay thắc mắc và bất chấp. Đây là thời kỳ trẻ
phải chấp nhận cuộc đời một cách tiêu cực. Với những hành động đầy đam
mê nóng bỏng, trẻ không biết đến nỗi sợ hãi là gì. Do không biết sợ hãi,
trẻ thường có những hành động liều lĩnh, táo bạo, khiến người lớn phải
rụng rời, hết vía. Đôi khi trẻ khiến người lớn phải tức điên lên.
Tình
trạng trên là một thách thức cơ bản: cuộc sống của tuổi trẻ đầy ắp
những điều mâu thuẫn và thích làm những điều trái ngược với mọi người,
thậm chí bất chấp cả luân thường đạo lý ở đời.
Người lớn luôn cho
rằng, khi một trẻ có thái độ thách thức thày cô giáo thì đó là “đứa trẻ
hỗn xược”. Không ai có thể biện hộ cho thói hỗn xược, nhưng thái độ này
lại biểu hiện một tiếng kêu cứu.
Hãy phân tích thêm về điều này: các
thày cô giáo không phải là những người hoàn hảo, một số người có thể lạm
dụng quyền lực của mình, một số khác lại sử dụng những lời nói mỉa mai
cay độc ngay trong lớp học. Thậm chí có người còn lăng nhục, coi thường
học trò và tập trung vào cái tôi của mình hơn là việc giảng dạy thực sự.
Những
điều đó có thể gây nên sự phản đối từ phía học trò sau khi bị đối xử
bất công kéo dài. Trẻ có thể bộc lộ trạng thái thất vọng và cảm giác tức
giận được hình thành từ trong lớp học.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét