10 thg 3, 2018

VỀ MỘT CÂU ĐỐI TẾT

Tương truyền, trong một dịp đón xuân ở Hà Thành, Cao Bá Quát được rất nhiều người đến xin câu đối về dán, có một cặp vợ chồng đến, anh chồng làm nghề đóng áo quan và chị vợ đang bụng mang dạ chửa. Thánh Quát bèn viết cho vợ chồng nhà nọ một đôi câu đối như sau:

 
Thiên tăng tuế nguyệt nhân tăng thọ 
(Trời thêm năm tháng người thêm thọ)

滿 滿  
Xuân mãn càn khôn phúc mãn đường 
(Xuân khắp non sông phúc khắp nhà)

Sự tài tình mà cũng là cái sự hóm hỉnh của Cao Bá Quát ở chỗ lợi dụng được hai chữ Thọ, Đường. Chữ Thọ đứng riêng là sống lâu, chữ Đường đứng riêng là cái nhà; nhưng Thọ Đường ghép liền thì lại có nghĩa là cỗ áo quan / cỗ quan tài. Câu đối vừa mừng Xuân vừa chỉ đích danh vào cái nghề đặc biệt của anh chồng thợ mộc thì quả là sâu sắc và hay tuyệt. 

Còn với chị vợ bụng chửa, Thánh Quát dùng chữ "Phúc Mãn" rõ ràng là nói về cái bụng chửa; bởi chữ Phúc là hạnh phúc cũng đồng âm với chữ Phúc là cái bụng, mà "Phúc Mãn" có nghĩa là cái bụng đẫy / bụng to, tức là bụng có chửa. Vế đối có chữ "Nhân Tăng", nói đến ý "người thêm", rõ ràng là chỉ vào việc người phụ nữ sắp đẻ, sắp thêm người thêm của như lời chúc của dân gian. Bụng to rồi đẻ thêm người, như thế là "mẹ tròn con vuông"!

Nguyên văn câu đối của Thánh Quát là như thế, chẳng hiểu sao có một lão giáo sư ngôn ngữ học phịa thành:

Trời thêm tuổi mới năm thêm thọ
Xuân khắp càn khôn phúc khắp nhà

image1.JPG

"Nhân tăng thọ" (người thêm thọ) nghe có lý, chớ "năm thêm thọ" thì phi lý quá! Và nữa, nguyên tắc câu đối là Nôm đối Nôm, Hán đối Hán. Ví như "tuế nguyệt" đối chỉnh với "càn khôn", chớ chẳng ai lấy "tuổi mới" đối "càn khôn" bao giờ!


 Trích FB Đinh Bá Truyền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét