28 thg 3, 2018

Hỏa hoạn: Thứ cần mang theo là trí tuệ của bạn!

Khi có cháy nhà, nhiều người chậm trễ do phải mang theo đồ đạc hay các vật có giá trị nhưng hãy nhớ bài học của người Do Thái: “Thứ cần mang theo là trí tuệ của bạn”!

Hỏa hoạn luôn là mối nguy hiểm rình rập chúng ta, dù lửa là một trong những phát minh vĩ đại nhất của con người, nó cũng là con dao hai lưỡi luôn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người bất cứu lúc nào chúng ta bất cẩn.
Gail McGovern, chủ tịch của Hội Chữ thập Đỏ Mỹ tiết lọ rằng bạn chỉ có không quá hai phút để thoát khỏi căn phòng khi một đám cháy xảy ra trước khi bị nó “nuốt chửng“. Tại sao ư?
“Vì một ngọn lửa sẽ bùng phát thành đám cháy lớn sau chưa tới 5 phút!”
Tốc độ bắt lửa của một đám cháy và lời khuyên cố thủ trong phòng tắm - Ảnh 1.
Một đám cháy nhỏ có thể bùng phát sau vài phút và khiến cả tòa nhà chìm trong biển lửa. Ảnh: Nytimes
Một đốm lửa tàn cũng có thể thiêu rụi cả khu rừng lớn, điều này cho thấy sức mạnh đáng sợ của nó, sự cháy sẽ diễn ra theo cấp số nhân mà chỉ chậm một chút thôi, bạn đã đứng trước ranh giới  sinh tử rồi.
Theo báo cáo thống kê của Hội chữ thập Đỏ, mỗi năm có tới gần 64.000 thảm họa mà trong số đó cháy nhà, chung cư chiếm một tỉ lệ rất lớn (trung bình có 7 người chết/ngày do liên quan đến cháy nổ với sự tàn phá tài sản lên tới 7 tỉ đôla mỗi năm).
Hãy lấy ví dụ về một đám cháy trong một tòa nhà chỉ có hai tầng để thấy được sự đáng sợ của tốc độ lây lan đám cháy chỉ từ một ngọn lửa bé nhỏ (do tổ chức Grand Traverse Metro Fire Department, Michigan, Mỹ đưa ra):
THỜI GIAN LÂY LAN NHANH ĐÁNG SỢ CỦA LỬA
0:30s – Ngọn lửa bắt đầu nhen nhóm và phát triển nhanh
1:04s – Lửa lan ra từ ngọn lửa chính, khói bắt đầu tràn ra khắp phòng
1:35s – Nhiệt độ bắt đầu tăng lên tới 87,7 độ C và các lớp khói tràn xuống thấp nhanh chóng
1:50s – Khói lan xuống theo chân cầu thang. Nhưng bạn vẫn có thời gian để trốn thoát.
2:30s – Giường hay đi văng sẽ là những nơi có nhiệt độ trên 204,4 độ C.
2:48s – Khói lan sang các căn phòng xung quanh khác
3:03s – Nhiệt độ ở phòng ban đầu bắt nguồn đám cháy có nhiệt độ lên tới 260 độ C, không có thứ gì có thể tồn tại với mức nhiệt này.
3:20s – Việc trốn thoát là điều vô cùng khó khăn, với cầu thang tràn ngập khói.
3:41s – Hiện tượng Flashover (bắn tia lửa điện) xuất hiện. Mọi thứ ở phòng ban đầu xảy ra sự cháy đều bị thiêu rụi, nhiệt độ lên tới 760 độ C.
4:33s – Lúc này đám cháy có thể nhìn thấy rõ ràng từ bên ngoài tòa nhà, thậm chí ở khoảng cách xa và việc giải cứu là điều gần như không thể.
Vậy nếu gặp hỏa hoạn có nên trốn trong nhà vệ sinh, phòng tắm!?
Suy nghĩ thông thường của chúng ta là “thủy khắc hỏa”, do đó nhiều người tìm đến “nguồn nước”gần nhất để hy vọng có thể khắc chế được đám cháy, một số thậm chí còn nhảy xuống hồ bơi (nếu có). Một số “lời khuyên” xuất hiện trên mạng sau vụ cháy chung cư Carina vừa qua cũng có nói đến việc “cố thủ trong phòng tắm”.
Vậy đây có phải là cách làm đúng đắn hay không?
Thật ra đây lại là một điều hết sức tai hại, càng làm cho cơ hội sống của bạn giảm đi. Bởi theo chuyên gia về hỏa hoạn Ben Urwin thì số người chết vì khói (ngạt thở) chiếm tới 85 đến 90 % số nạn nhân chết trong một vụ cháy.
Tốc độ bắt lửa của một đám cháy và lời khuyên cố thủ trong phòng tắm - Ảnh 4.
Đừng dại dột mà trú ẩn trong phòng tắm khi có hỏa hoạn. Ảnh: Aliexpress.com
Do đó, nếu chạy vào nhà tắm là nơi được thiết kế rất kín và kiên cố, không thoát khí độc hiệu quả, chúng ta sẽ tử vong nhanh hơn vì ngạt khói. Đây cũng là nơi kín, nằm sâu trong tòa nhà nên gây khó khăn cho đội cứu hộ tìm và cứu.
Nhiều người còn mở vòi nước để nước chảy lênh láng trên sàn nhà nhằm hạ nhiệt đám cháy, làm mát căn phòng nơi họ trú ẩn nhưng điều này lại càng nguy hiểm và phản tác dụng vì nhiệt độ trong tòa chung cư có thể lên đến 1.000 độ C!
Tốc độ bắt lửa của một đám cháy và lời khuyên cố thủ trong phòng tắm - Ảnh 5.
Khi đó toàn bộ lượng nước sẽ bị đun sôi và bốc hơi khiến căn phòng càng trở nên ngột ngạt, bên cạnh khí độc thì hơi nóng do nước bốc hơi lại càng nguy hiểm hơn vì khiến nạn nhân bên trong phòng bị bỏng và ngạt khí nóng.
Hơn nữa, những mối nguy hiểm tiềm ẩn khác như chập điện gây nổ khi cháy hay một số chất như dầu, mỡ lan rộng ra, làm đám cháy tồi tệ hơn nếu nước lênh láng trên sàn. Chưa kể tới tòa nhà được xây dựng bằng một số loại kim loại phản ứng được với nước.
Nhiệt độ cao sẽ làm kim loại tan chảy (như kim loại kiềm, lithium, natri, kali, rubidium và caesium) sẽ phản ứng với nước vì có nhiệt độ xúc tác sinh ra hydro và hydroxit làm cung cấp thêm nhiên liệu hydro cho sự cháy.
Thay vào đó bạn hãy tìm đến nơi thông thoáng, nhiều dưỡng khí như tầng thượng, ban công để kéo dài thời gian cầm cự chờ đội cứu hộ tới thay vì trốn trong các không gian kín.
Theo soha

Posted by

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét