.
Cô giáo bị phụ huynh học sinh bắt quì ...
Khi người Pháp theo hiệp định Geneve 1954 phải rút về nước những người làm việc cho họ được quyền chọn : Về Pháp hay ở lại Việt Nam.
Gia đình tôi cùng 7 gia đình khác làm việc ở phi trường Cát Bi Hải Phòng vào Vũng Tàu để xây phi trường cho người Pháp làm trung chuyển trước khi rời Việt Nam. Tất cả những gia dình này đều quyết định ở lại để đợi 2 năm sau Tổng Tuyển Cử sẽ về lại miền Bắc
Chúng tôi lũ con nít có hơn nửa năm rong chơi bắt kỳ nhông cắc ké, chim chóc trong rừng...Người Pháp về chúng tôi buồn vì phải đi học lại.
Đầu niên học 1955 mẹ tôi dắt tôi và đứa em kế đi bộ lên trường Nam Vũng Tàu xin học. Đoạn đường khoảng gần 3 cây số mà tôi thấy xa quá...
Thời ấy Vũng Tàu còn hoang sơ dân số khoảng từ 10 tới 15 ngàn dân. Đất đai toàn rừng thưa, rừng tràm, ruộng và rẫy. Ngôi Trường Nam Vủng Tàu sau này trở thành trường Trung Học Vũng Tàu sao lớn quá dưới mắt tôi.
Trường lúc ấy có 2 lớp Đệ Thất, 2 Nhứt và một lớp Tiếp Liên thêm các lớp từ lớp 5 tới lớp nhì. Vì thiếu lớp nên mỗi lớp chỉ học 1 buổi. Học sinh lớp nhứt đậu bằng Tiểu học nhưng rớt vào Đệ Thất học lớp Tiếp Liên để chờ năm sau thi lại vào Trung học.
Không biết vì lý do gì tất cả những thằng Bắc Kỳ “ Ri Cư” đều chọn học lớp Nhứt A do Thầy Phạm Phùng Mậu dạy. Vì thời cuộc mấy thằng Bắc Kỳ chúng tôi thường lớn hơn các bạn Nam Kỳ 1 tới 2 tuổi.
Lớp tôi gồm : Trương Công Khanh, Võ Hiệp, Nguyễn Kinh Lý, Vũ Nguyên Long, Bùi Ngọc Tước, Trần Văn Khánh và tôi.
Thầy Mậu rất thương chúng tôi vì tụi tôi siêng năng hơn các bạn Nam Kỳ. Kỳ thi tuyển vào Đệ Thất Trung Học mấy thằng Bắc Kỳ đậu hết chiếm đầu bảng từ hạng nhất tới hạng 10.
Thầy Mậu coi bề ngoài hiền hơn Thầy Hợi lớp Nhứt B và Thầy Lộc lớp Tiếp Liên nhưng không phải vì thế không dữ đòn.
Thầy Mậu rất thương tôi nhưng có lần Thầy khỏ đầu tôi u một cục cả tháng mới hết.
Trong lớp tôi có mấy đứa cô hồn...Thằng Hoa một lần không thuộc bài thầy hỏi còn nói hỗn...Thầy Mậu giận lấy thước bảng đánh nó lỗ đầu nó nhảy cửa sổ trốn về nhà...
Ngày hôm sau ba má nó phải đích thân dắt nó tới xin lỗi Thầy để dược tiếp tục học dù cái đầu còn dán băng keo và may 5 mũi kim.
Tôi không cho đánh học trò như vậy là đúng nhưng thời xưa xã hội coi trọng Thầy Cô hơn cha mẹ...
Xưa Thầy cô bắt học trò quì gối cả giờ là rất bình thường. Học trò bị phạt úp mặt vào tường hay tay phải nắm tai trái, tay trái nắm tai phải rồi đứng lên, ngồi xuống cả trăm lần chúng tôi gọi là bị phạt thụt dầu.
Giờ ở tuổi gần 80 chẳng bao giờ tôi oán trách Thầy Cô.
Đọc chuyện Cô Giáo bị Phụ Huynh bắt quì tại trường vì phạt con họ quì gối thấy buồn nhưng biết làm sao...thời buổi đảo diên này
Xem Thêm :
Cô giáo bị phụ huynh học sinh bắt quì ...
Khi người Pháp theo hiệp định Geneve 1954 phải rút về nước những người làm việc cho họ được quyền chọn : Về Pháp hay ở lại Việt Nam.
Gia đình tôi cùng 7 gia đình khác làm việc ở phi trường Cát Bi Hải Phòng vào Vũng Tàu để xây phi trường cho người Pháp làm trung chuyển trước khi rời Việt Nam. Tất cả những gia dình này đều quyết định ở lại để đợi 2 năm sau Tổng Tuyển Cử sẽ về lại miền Bắc
Chúng tôi lũ con nít có hơn nửa năm rong chơi bắt kỳ nhông cắc ké, chim chóc trong rừng...Người Pháp về chúng tôi buồn vì phải đi học lại.
Đầu niên học 1955 mẹ tôi dắt tôi và đứa em kế đi bộ lên trường Nam Vũng Tàu xin học. Đoạn đường khoảng gần 3 cây số mà tôi thấy xa quá...
Thời ấy Vũng Tàu còn hoang sơ dân số khoảng từ 10 tới 15 ngàn dân. Đất đai toàn rừng thưa, rừng tràm, ruộng và rẫy. Ngôi Trường Nam Vủng Tàu sau này trở thành trường Trung Học Vũng Tàu sao lớn quá dưới mắt tôi.
Trường lúc ấy có 2 lớp Đệ Thất, 2 Nhứt và một lớp Tiếp Liên thêm các lớp từ lớp 5 tới lớp nhì. Vì thiếu lớp nên mỗi lớp chỉ học 1 buổi. Học sinh lớp nhứt đậu bằng Tiểu học nhưng rớt vào Đệ Thất học lớp Tiếp Liên để chờ năm sau thi lại vào Trung học.
Không biết vì lý do gì tất cả những thằng Bắc Kỳ “ Ri Cư” đều chọn học lớp Nhứt A do Thầy Phạm Phùng Mậu dạy. Vì thời cuộc mấy thằng Bắc Kỳ chúng tôi thường lớn hơn các bạn Nam Kỳ 1 tới 2 tuổi.
Lớp tôi gồm : Trương Công Khanh, Võ Hiệp, Nguyễn Kinh Lý, Vũ Nguyên Long, Bùi Ngọc Tước, Trần Văn Khánh và tôi.
Thầy Mậu rất thương chúng tôi vì tụi tôi siêng năng hơn các bạn Nam Kỳ. Kỳ thi tuyển vào Đệ Thất Trung Học mấy thằng Bắc Kỳ đậu hết chiếm đầu bảng từ hạng nhất tới hạng 10.
Thầy Mậu coi bề ngoài hiền hơn Thầy Hợi lớp Nhứt B và Thầy Lộc lớp Tiếp Liên nhưng không phải vì thế không dữ đòn.
Thầy Mậu rất thương tôi nhưng có lần Thầy khỏ đầu tôi u một cục cả tháng mới hết.
Trong lớp tôi có mấy đứa cô hồn...Thằng Hoa một lần không thuộc bài thầy hỏi còn nói hỗn...Thầy Mậu giận lấy thước bảng đánh nó lỗ đầu nó nhảy cửa sổ trốn về nhà...
Ngày hôm sau ba má nó phải đích thân dắt nó tới xin lỗi Thầy để dược tiếp tục học dù cái đầu còn dán băng keo và may 5 mũi kim.
Tôi không cho đánh học trò như vậy là đúng nhưng thời xưa xã hội coi trọng Thầy Cô hơn cha mẹ...
Xưa Thầy cô bắt học trò quì gối cả giờ là rất bình thường. Học trò bị phạt úp mặt vào tường hay tay phải nắm tai trái, tay trái nắm tai phải rồi đứng lên, ngồi xuống cả trăm lần chúng tôi gọi là bị phạt thụt dầu.
Giờ ở tuổi gần 80 chẳng bao giờ tôi oán trách Thầy Cô.
Đọc chuyện Cô Giáo bị Phụ Huynh bắt quì tại trường vì phạt con họ quì gối thấy buồn nhưng biết làm sao...thời buổi đảo diên này
Xem Thêm :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét