22 thg 3, 2018

Tia Sáng Rọi Vào Quá KHứ Bị Lãng Quên (2/2 ) - TC.Da Màu


♦ Chuyển ngữ:  


Những ngạc nhiên về một gò đồi tầm thường
Suốt trong mùa đầu làm việc ngoài trời, chúng tôi định ra hơn hai mươi địa điểm; trong mùa thứ hai, chúng tôi đào một số các địa điểm đó và thử nghiệm vài địa điểm khác. Trong hai năm 1965 và 66, chúng tôi đào tại các điểm trong vùng Non Nok Tha. Khi thử carbon 14 để định niên đại thì có vài trục trặc, nhưng cũng cho thấy khu vực này có người ở (tuy không liên tục) khoảng trên 3500 năm trước công nguyên.
Non Nok Tha là gò đồi rộng chừng 6 mẫu Anh cao hơn khu vực đồng ruộng chung quanh chừng 6 bộ (feet). Khi thực hiện việc này, chúng tôi ngụ tại một làng nhỏ Thai-Lao của Ban Na Di, cách gò đồi này vài trăm mét.
Ở đó khoảng bốn tháng, chúng tôi đào hố đầu tiên. Hamilton Parker, của Đại Học Otago tại Tân Tây Lan, phụ trách năm đầu. Donn Bayard, sinh viên chương trình tiến sĩ về khoa hầm mỏ, trở lại Non Nok Tha vào năm 1968 để thực hiện hố thứ hai cho luận án tiến sĩ của anh. Từ đó Otago và Đại Học Hawaii tiếp tục hỗ trợ công việc của chúng tôi tại Thái Lan trong khuôn khổ của Khoa Mỹ Thuật Thái.
Bấy giờ là năm thứ bảy, kết quả của các cuộc khai quật này rất thú vị, khi từ từ các khám phá từ lều mang số 01714 được phân tích trong phòng thí nghiệm tại Honolulu. Khi nhận ra các niên đại do carbon 14 tiết lộ, chúng tôi biết ngay là địa điểm này sẽ tạo sự thay đổi có tính chất cách mạng.
Trong một mảnh vỡ chưa đầy một xích vuông của cái bình gốm, chúng tôi tìm thấy dấu vết cái vỏ lúa, giống Oryza sativa. Theo cách định tuổi carbon áp trên một tầng khai quật trên mảnh vỡ này, chúng tôi biết ngay – loại lúa này đã có trên 3500 trước công nguyên. Như vậy là loại lúa này đã có trước hơn một ngàn năm thứ lúa tìm thấy tại Ấn-độ và Tàu – nơi mà các nhà khảo cổ đinh ninh là lúa được trồng lần đầu tiên tại đó.
Cũng theo cách định bằng carbon liên quan đến than củi, chúng tôi biết rằng các rìu bằng đồng- đúc bằng hai khuôn sa thạch- đã được chế tạo tại Non Nok Tha khoảng trên 2300 năm trước công nguyên, hoặc có lẽ trên 3000 năm trước công nguyên. Như vậy là trước cả các đồ đồng đầu tiên đúc tại Ấn Độ đến 500 năm, và trước những thứ tìm thấy ở Tàu cả 1000 năm. Những món này còn lâu đời hơn những đồ đồng khai quật tại Cận Đông, là nơi nhiều người cho rằng văn minh đồ đồng bắt nguồn từ đó.
Các khuôn hình chữ nhật chúng tôi tìm thấy tại Non Nok Tha thường có từng cặp (trang 334) cho thấy là chúng được đặt theo từng đôi ngay tại chỗ đã đào thấy chứ không phải do thất lạc hay bị bể và bị vất bỏ. Quan sát các nồi luyện kim còn nguyên hay đã bị vỡ đào được và nhiều quai bằng đồng nằm rải rác chung quanh, chúng tôi không nghi ngờ gì về việc chúng tôi đã khám phá được cả một thời kỳ đúc đồng – hay đúng hơn, là xưởng chế rìu cổ đại.
Các phần thân súc vật vùi lấp chung với những chỗ chôn cất trước đây tại Non Nok Tha. Các phần thân này được tạm cho là các con vật tương tự như bò zebu (Bos indicus). Loài này được xem là thú nuôi đầu tiên tại vùng Đông Á.
Chester German, một sinh viên của tôi tại Đại Học Hawaii, là người đã chọn Non Nok Tha là nơi khai quật sau khi tìm thấy các mảnh vụn đồ đồng han rỉ trong khu gò đồi. Năm 1965, ông trở lại Thái Lan để hoàn tất công trình tiến sĩ. Ông muốn thí nghiệm ý tưởng của Carl Sauer và những người khác về các cây được tin là do người Hoà Bình trồng. Xa hơn về phía bắc Thái Lan, ông tìm thấy Hang Tinh Thần – và đó chính là thứ ông đang tìm kiếm.
Hang Tử Thần cung cấp những mốc thời gian đáng kinh ngạc
Hang Tinh Thần toạ lạc trên một sườn đá vôi nhô ra, nhìn xuống con suối chạy vào sông Salween của Miến Điện (xem bản đồ phụ đính). Hang này còn rõ dấu vết của một lăng tẩm– có lẽ vậy nên hang có tên đó.
clip_image001Hình 5: Dụng cụ bằng đá
Khi đào cái nền trong hang, German tìm ra các di tích của cây hoá thạch, có lẽ là hai trái đậu và cả hột đậu, cây năng ngọt, ớt, mấy mảnh vỏ trái bầu và dưa leo, tất cả đều liên quan đến các dụng cụ bằng đá của người Hoà Bình. (hình 5).
Những mẩu xương thú còn sót lại cho thấy đã bị chặt nhỏ nhưng không phải đã nướng hay quay trên lửa mà là hầm, có thể trong các ống tre – một hình thức nấu ăn mà dân vùng ĐNÁ vẫn còn dùng.
Một loạt các ngày tháng tính theo carbon 14 cho thấy những vật này xuất hiện trên 6000 năm trước công nguyên và lùi xa đến 9700 năm và ở dưới các lớp sâu hơn, còn có những vật có tuổi lâu hơn vậy, chưa được định tuổi. Khoảng 6600 năm trước công nguyên, nhiều yếu tố mới đã vào vùng này. Đó là các loại đồ gốm cao cấp, bóng loáng, chạm trổ, và có đường vân dây thừng; các dụng cụ bằng đá hình chữ nhật đánh bóng từng phần; những con dao bằng đá phiến. Công cuộc tìm kiếm các dụng cụ cùng các di vật cây cối của vùng Hoà Bình vẫn được tiếp tục cùng với các vật dụng tìm thấy gần đây.
Chúng tôi xem những khám phá tại Hang Tinh Thần ít ra cũng là sự kết nối tiên khởi với giả thuyết của Sauer đưa ra, và các cuộc thám hiểm khác đang thêm những bằng chứng về nền văn hoá Hoà Bình phức tạp và rộng lớn này. Năm 1969, U Aung Thaw, Giám đốc viện Thăm Dò Khảo Cổ Miến Điện có cuộc đào xới các hang động tại Padahlin phía đông Miến Điện để tìm hiểu về văn hoá Hoà Bình, đã tìm thấy nhiều hình vẽ khắc trên vách đá cùng với nhiều vật dụng khác. Đây là điểm khảo sát văn hoá Hoà Bình xa nhất về phía tây được công bố.
Các cuộc đào tìm tại Đài Loan của một nhóm nhà thám hiểm của trường Đại Học Quốc Gia Đài Loan kết hợp với Đại Học Yale do Giáo sư Kwangchih Chang của ĐH Yale dẫn đầu, cho thấy một nền văn hoá với các đồ gốm có chạm trổ và in vân dây thừng, dụng cụ bằng đá mài nhẵn và những cái giùi bằng đá phiến có tuổi thọ trên 2500 trước công nguyên.
Các Nghi vấn bắt đầu được giải toả
Dựa theo các khám phá mới và tuổi niên đại định được mà tôi đã tóm tắt ở đây, cùng với những lần khác tôi chưa tổng kết, nhưng cũng quan trọng như thế; điều tôi muốn nói ở đây, là nên suy nghĩ kỹ về thời tiền sử tại ĐNÁ một ngày nào đó sẽ được tái tạo. Trong một số bài viết đã xuất bản, tôi đã khởi sự tiến hành công việc tái tạo ấy. Hầu hết ý kiến của tôi nên được xem đơn thuần là giả thuyết hay phỏng đoán. Cần phải có nhiều cuộc nghiên cứu hay thảo luận hơn nữa trong tương lai để có câu trả lời. Trong số đó có:
  • Tôi đồng ý với Sauer rằng những loại cây được trồng đầu tiên trên thế giới là do người Hoà Bình thực hiện, đâu đó tại vùng ĐNÁ. Tôi không lấy làm ngạc nhiên khi cho rằng việc trồng trọt khởi đầu khoảng 15000 năm trước công nguyên.
  • Tôi cho rằng các dụng cụ bằng đá có cạnh tròn được tìm thấy tại vùng bắc Úc-đại-lợi với carbon 14 đo được cho số tuổi là 20 ngàn năm trước công nguyên có nguồn gốc từ Hoà Bình.
  • Trong khi các đồ gốm có số tuổi khoảng 10 ngàn trước công nguyên được cho là của Nhật thì theo tôi, với hy vọng khi có nhiều khám phá mới hơn về văn hoá Hoà Bình, chúng ta có thể kết luận rằng những đồ gốm có vân dây và quai này do những người Hoà bình này chế ra trước đó nữa, tức là trên 10 ngàn năm trước công nguyên. 
  • * Sự tái tạo về thời tiền sử của ĐNÁ vốn cho rằng các kiến thức về kỹ thuật quan trọng là do sự du nhập từ miền bắc xuống vùng ĐNÁ. Thay vào đó, tôi nghĩ rằng thời kỳ văn minh đồ đá đầu tiên của miền bắc nước Tàu, thường được gọi là Yangshao, xuất phát từ văn hoá Hoà Bình trước đó mà có. Đó là một nhánh của văn hoá Hoà Bình di chuyển từ vùng bắc ĐNÁ lên mạn bắc trong khoảng thiên niên kỷ thứ sáu hay thứ bảy trước công nguyên.
  • Tôi cho rằng nền văn hoá Lungshan sau đó, vốn được cho là thành hình từ Yangshao rồi lẽ ra lan về hướng đông và đông nam; thay vì vậy nó phát triển xuống phía nam của Tàu và ngược lên phía bắc. Cả hai chi văn hoá này đều có nguồn gốc của văn hoá Hoà Bình.
  • Khoản thiên niên kỷ thứ năm trước công nguyên, thuyền độc mộc có thể đã được dùng để di chuyển trên sông lạch trong vùng ĐNÁ. Có lẽ không lâu trong thiên niên kỷ thứ bốn trước công nguyên, loại thuyền có càng được người ở vùng ĐNÁ chế ra để để giữ thăng bằng khi ra biển. Tôi tin việc ra khơi bắt đầu trong khoảng 4 ngàn năm trước công nguyên đưa đến sự tình cờ đặt chân đến Đài Loan và Nhật Bản. Từ đó việc trồng cây đậu tằm, và có thể các loại cây khác, được phổ biến sang Nhật.
  • Trong khoảng thiên niên kỷ thứ ba trước công nguyên, dân chúng chuyên nghề đi thuyền ở ĐNÁ đến quần đảo Nam Dương và Phi Luật Tân. Họ mang theo nghệ thuật hình kỷ hà – xoắn ốc, tam giác, hình chữ nhật liền nhau theo từng giải như đã thấy trong các bình đồ gốm, đồ khắc gỗ, hình xâm, vải bằng vỏ cây, và sau này là vải dệt. Những thứ này đều có cùng mẫu hình kỷ hà tìm thấy trên các đồ đồng Đông Sơn và cứ bị tưởng là của vùng Đông Âu du nhập sang. Người vùng Đông Nam Á cũng thiên di về hướng tây, đến Madagascar khoảng 2000 năm trước. Dường như họ góp phần vào việc trồng trọt nhiều loại cây quan trọng và đóng góp cho việc phát triển kinh tế cho vùng đông Châu Phi.
  • Trong cùng thời gian, sự tiếp xúc giữa Việt Nam và vùng Địa Trung Hải bắt đầu, có thể bằng đường biển, do nhu cầu phát triển kinh tế. Nhiều vật dụng bằng đồng có hình dáng bất thường, mà ai cũng cho rằng xuất phát từ vùng Địa Trung Hải, cũng được tìm thấy tại khu vực Đông Sơn.
Quá khứ có thể giúp soi sáng hiện tại
Sự tái tạo mới nhất về thời tiền sử của vùng Đông Nam Á mà tôi trình bày ở đây dựa trên các dữ liệu thu thập được từ rất ít vùng khảo cổ cùng với cách diễn dịch lại từ những dữ liệu đã sẵn có. Cần thêm những cuộc khai quật sâu rộng và kiểm chứng về niên đại chính xác mới có thể thấy toàn cảnh những gì đã thực sự xảy ra, xem có khác với giả thuyết Heine-Geldern đã tái tạo hay không. Thời tiền sử của vùng Miến Điện và Assam rõ ràng không được biết, do vậy, tôi nghi hai vùng này có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu về thời tiền sử của vùng Đông Nam Á.
clip_image002Điều cần thiết nhất hiện nay là cần thêm nhiều chi tiết về những khu vực nhỏ, dễ tìm hiểu. Bằng sự nghiên cứu ráo riết một khu vực nhỏ, chúng ta có thể nắm được sự phát triển văn hoá địa phương và sự thích ứng về môi trường để hiểu rõ cách con người hội nhập vào cuộc sống trong bối cảnh thời tiền sử. Sau cùng, chúng ta cần hiểu sắc dân trong vùng, và từ đó, những gì thu thập được có thể giúp chúng ta có cái nhìn thông suốt về mối giao tiếp giữa họ với nhau và với thế giới đang trong tình trạng luôn luôn thay đổi tại Đông Nam Á

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét