31 thg 3, 2018

Mêkông : Ủy Hội MRC dần thừa nhận hậu quả đáng sợ của thủy điện?



media Đập thủy điện trên thượng nguồn khiến phù sa ít về đến đồng bằng Cửu Long, là một nguyên nhân gây sụt lở, nước mặn thâm nhập. Bản đồ các vùng nhiễm mặn tại đồng bằng Cửu Long – Mêkông DR

Hội nghị thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS) lần thứ 6 tại Hà Nội vừa khai mạc ngày 29/03/2018, sẽ diễn ra đến ngày 31/3. Chính phủ Việt Nam coi đây là một sự kiện ngoại giao « quan trọng hàng đầu », cho phép mở rộng hợp tác giữa các nước trong tiểu vùng. Mêkông, « dòng sông mẹ » của dân cư Đông Nam Á lục địa, được hy vọng trở thành cầu nối cho hợp tác và phát triển bền vững của khu vực. Tuy nhiên, kế hoạch xây hơn 100 đập thủy điện trên dòng sông trong đó có 11 đập trên dòng chính, cộng với các đập khổng lồ đã có tại Trung Quốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước, nguồn cá, nguồn phù sa… đe dọa tương lai của hạ lưu.
Một số nghiên cứu mới đây tái khẳng định viễn cảnh đen tối này. Phát triển thủy điện trên Mêkông có thể mang lại chút ít lợi nhuận, nhưng tổn hại là khôn lường. Tiếng nói của các nhà khoa học, giới bảo vệ môi trường, sau một thời gian bị gạt sang lề, dường như đang dần được giới cầm quyền lắng nghe.
RFI xin giới thiệu trước hết các nhận định của nhà báo Tom Fawthrop, người gắn bó từ 30 năm nay với vùng Đông Nam Á. Trong bài viết, được đăng tải trên trang mạng của viện tư vấn Lowy, nhà báo Anh nhấn mạnh đến nghiên cứu « tiên phong » của một ê-kíp quốc tế, đặt cơ sở tại Trung tâm nghiên cứu về quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường (NREM), ở Đại học Mae Fah Luang, Chiang Rai, Thái Lan.
Đánh giá quá cao lợi nhuận do thủy điện
Hồi 2011, Ủy Hội Sông Mêkông – cơ quan tư vấn liên chính phủ của bốn nước hạ nguồn Mêkông, gồm Việt Nam, Lào, Cam Bốt và Thái Lan – đã đưa ra con số lợi nhuận hơn 30 tỉ đô la, thu được từ các đập thủy điện, với 11 con đập được xây dựng. Theo nghiên cứu của nhóm Đại học ở Chiang Rai, Thái Lan, thiệt hại tổng hợp do mất nguồn cá, phù sa, và các tác động xã hội khác, là « cao hơn nhiều so với lợi nhuận từ thủy điện ».
Các dự án đập trên dòng Mêkông (màu đen là đã xây xong) Ảnh: International Rivers
Trong khi đó nghiên cứu về « Đánh giá hệ quả kinh tế của các dự án đập thủy điện tại vùng hạ lưu sông Mêkông », được ê-kíp NREM (Đại học Mae Fah Luang, Chiang Rai, Thái Lan) tiến hành hồi năm ngoái, cập nhập đầu năm nay, cho thấy thiệt hại tổng thể về kinh tế cho 50 năm tới, nếu toàn bộ 11 dự án đập hoàn tất và đi vào hoạt động, là hơn 7 tỉ đô la (tức âm 7 tỉ đô la so với dự kiến lãi hơn 30 tỉ). Nhà kinh tế Anh David Wood, một trong các thành viên của nhóm nghiên cứu, phê phán các nghiên cứu tiền khả thi của Ủy Hội Sông Mêkông (MRC – Mekong River Commission), là đã dựa trên « nhiều giả thuyết sai lầm » và đã « đánh giá thấp (các hậu quả), trong khi lại đánh giá quá cao thu nhập từ bán điện do các đập sản xuất ra » (1).
Tuy nhiên, từ đó, Ủy Hội Mêkông đã có một số thay đổi trong đánh giá tác động. Năm 2016, Ủy Hội Mêkông đã công bố một nghiên cứu khác, điều chỉnh lại các tính toán, theo đó lượng cá sông tự nhiên đánh bắt tại bốn nước Mêkông trị giá 11 tỉ đô la. Cam Bốt có nguy cơ là nước bị thiệt hại nặng nhất về mặt này, bởi cá là 80% nguồn protein hàng năm của người dân xứ Chùa tháp, trị giá tới 12% GDP nước này.
Theo nhà báo Tom Fawthrop, Ủy Hội Mêkông đã tiếp tục có một số tiếp thu trong báo cáo đánh giá tác động mới, được công bố hồi tháng 2/2018. Báo cáo rất được trông đợi này cho thấy dường như Ủy Hội Mêkông đang dần dần hướng đến thừa nhận « các hệ quả thảm khốc » của các đập thủy điện, và dường như đang trên đường đi đến chỗ khẳng định các đánh giá lạc quan trước đây là sai lầm. Điều phối viên nghiên cứu của MRC, ông Suthy Heng, cho nhà báo Anh biết đã bổ sung thêm hai kết quả nghiên cứu mới vào điều tra của Ủy Hội, do nhiều ưu điểm « về phương pháp luận » cũng như « về dữ liệu ».
Cần tính đủ các « dịch vụ sinh thái »
Nhà báo Tom Fawthrop nhấn mạnh đến tầm quan trọng của phương pháp luận « dịch vụ sinh thái » có thể dẫn đến những thay đổi có tính quyết định trong việc đánh giá tác động của các đập thủy điện đến hạ lưu.
Trước đây trong các tranh luận về hệ quả của đập thủy điện, trong giới chuyên gia, người ta rất ít thừa nhận rằng, ngoài nguồn lợi về cá, dòng sông có thể mang lại « nhiều dịch vụ sinh thái » khác, như về chất lượng y tế, về phương tiện vận tải, du lịch, về môi trường thiên nhiên… Nghiên cứu về « các dịch vụ sinh thái » là một nhánh còn tương đối mới của khoa kinh tế học.
Nhà báo Tom Fawthrop nhấn mạnh là việc áp dụng tiếp cận « dịch vụ sinh thái », tính đến các lợi ích sâu xa và nhiều mặt của dòng Mêkông, cho phép mở ra một hướng đi mới, thách thức lập trường kinh tế và chính sách « chủ lưu », có khuynh hướng « chật hẹp » hiện nay.
Theo một chuyên gia về đập thủy điện trên dòng Mêkông, ông Apisom Intralawan, thì cho dù các nghiên cứu theo quan điểm « dịch vụ sinh thái » có thể còn thiếu dữ liệu chính xác, thế nhưng có một thái độ « thận trọng » trong đánh giá chắc chắn « vẫn tốt hơn nhiều » so với thái độ coi giá trị dịch vụ của dòng sông chỉ là số không. Mà trong khi chưa tính hết được các thiệt hại (2), thì quan điểm nên dừng lại để chờ đợi vẫn là khôn ngoan, sáng suốt hơn cả. Không đợi đến lúc mất bò mới lo làm chuồng.
Điện mặt trời hạ giá đẩy thủy điện vào thua lỗ
Bên cạnh tiếp cận dịch vụ sinh thái, một nhân tố mới cũng đang khiến vấn đề thủy điện và môi trường Mêkông có thể có những diễn biến đột phá trong thời gian tới. Đó là xu hướng các nguồn năng lượng tái tạo đang ngày càng trở nên phổ cập, bởi giá rẻ, dễ vận hành, có thể không xa sẽ là nguồn thay thế cho thủy điện. Đình hoãn các đập thủy điện là chính sách « ít mạo hiểm nhất » và « con đường duy nhất » để bảo vệ nghề cá và đời sống cư dân hạ lưu, nhà báo Tom Fawthrop kết luận.
Về ý tưởng này, trả lời RFI, nhà nghiên cứu độc lập về môi trường Nguyễn Hữu Thiện (Cần Thơ) giải thích thêm, ông đồng thời đặc biệt nhấn mạnh đến góc độ thiệt hại về phù sa do thủy điện đe dọa sự sống còn của đồng bằng Cửu Long, đến ổn định xã hội tại khu vực đầu tầu kinh tế của Việt Nam :
« Gần đây vào tháng 2/2018 chúng ta đều biết là Thái Lan đã tạm hoãn hợp đồng mua điện từ đập Pak Beng để rà soát lại Quy Hoạch Điện của Thái Lan. Kết quả chưa biết thế nào, nhưng nếu Thái Lan mà không mua điện từ các đập của Lào, thì các đập này khó mà xây dựng được thêm nữa, vì không có thị trường bán điện.
Trong tình hình năng lượng mặt trời đang trở thành xu hướng trên thế giới hiện nay, thì giá thành giảm rất nhanh và công nghệ để lưu trữ năng lượng mặt trời và hòa vào mạng lưới đã có, tôi cho rằng chỉ trong vòng 5-10 năm nữa thì thủy điện sẽ không thể cạnh tranh được. Do đó, nếu các đập thủy điện vẫn được xây dựng, thì các nhà đầu tư sẽ thua lỗ và bỏ chạy, nhưng khi đó thì dòng sông Mêkông và đời sống hàng chục triệu người đã bị hủy hoại rồi, sẽ rất đáng tiếc.
Đẩy mạnh điện mặt trời, điện gió để cứu đồng bằng Cửu Long
Các chính phủ trong vùng Mêkông vì vậy nên nghiêm túc xem xét việc đầu tư vào phát triển năng lượng mặt trời và điện gió trong vùng này để thay thế cho thủy điện.
Nếu vẫn tiếp tục xây dựng các đập thủy điện, đồng bằng sông Cửu Long sẽ gia tăng sạt lở, hiện nay đang sạt lở dữ dội rồi (3). Có thể đến cuối thế kỷ thì 50% diện tích đồng bằng sông Cửu Long sẽ biến mất khỏi bản đồ do sạt lở. Tác động đối với đồng bằng sông Cửu Long có thể dẫn đến những bất ổn về xã hội, do đó điều này nên được xem như một vấn đề an ninh phi truyền thống của khu vực, trong đó ASEAN và cộng đồng quốc tế nên quan tâm. Các quốc gia phát triển là đối tác của khu vực Mêkông và các định chế tài chính quốc tế như Ngân Hàng Thế Giới, Ngân Hàng ADB, nên thành lập quỹ Mêkông để thúc đẩy đầu tư vào năng lượng mặt trời và gió, trong khu vực Mêkông để thay thế thủy điện ».
Một trạm điện gió ven biển tỉnh Bạc Liêu, đồng bằng Cửu Long, Việt Nam. Ảnh chụp màn hình
RFI xin cảm ơn tiến sĩ Lê Anh Tuấn và nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thiện
—-
(1) Về phần mình, nhìn chung, nhà nghiên cứu môi trường Nguyễn Hữu Thiện tỏ ra rất dè dặt trước các kết quả nghiên cứu quy mô lớn tiến hành tại Việt Nam, của bộ Tài Nguyên và Môi Trường (TN&MT) và của Ủy Hội Mêkông. Theo ông, nghiên cứu của bộ TN&MT thuê công ty DHI thực hiện, dựa chủ yếu vào việc chạy mô hình máy tính từ xa, mà thiếu hiểu biết thực tế, nên đánh giá thấp các tác động với đồng bằng Cửu Long. Nghiên cứu của Ủy Hội Mêkông mới đây cũng gây thất vọng vì đánh giá sai lệch tác động, đưa ra những kết luận có thể nói là « phán bừa, phán ẩu ». Ví dụ như : cho rằng cá suy giảm do giảm nguồn dinh dưỡng từ phù sa là rất ít, vì được bù lại bằng dinh dưỡng từ nước thải đô thị và phân bón nông nghiệp. Một kết luận, theo ông, hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học. Hay khi đánh giá về tác động về kinh tế xã hội, báo cáo chỉ xét tác động trong hành lang 15 km hai bên sông, như vậy không thể đánh giá được tác động tổng thể, đặc biệt về vấn đề sạt lở bờ biển.
(2) Trả lời RFI qua thư điện tử, tiến sĩ Lê Anh Tuấn (Viện Nghiên Cứu Biến Đổi Khí Hậu, Cần Thơ) nhận định : hậu quả của chuỗi thủy điện đã được nhiều nhà khoa học và các tổ chức xã hội cảnh báo. Tuy nhiên để định lượng các thiệt hại cho từng lĩnh vực như nông nghiệp, thủy sản, phù sa, sinh thái, kinh tế xã hội thì không đơn giản vì nhiều lý do. Như dữ liệu đầu vào không đầy đủ (Trung Quốc từ chối cung cấp số liệu quá trình vận hành chuỗi đập thủy điện phía họ, thiếu thông tin về thỏa thuận mua bán điện, vận hành nhà máy, số liệu về cá – sinh thái – xã hội không nhất quán …), hiểu biết của chuyên gia về vấn đề Mêkông và hệ sinh thái – yếu tố xã hội bị hạn chế, trong các kịch bản tương lai có nhiều yếu tố không chắc chắn và quá nhiều giả định thiếu kiểm chứng…
(3) Theo nghiên cứu của Kondolf (2014), các đập trên thượng nguồn Mêkông, mà Trung Quốc gọi là sông Lan Thương, đã khiến dòng Mêkông mất đi đến 50% lượng phù sa (160 triệu tấn/năm trong những năm 1990 xuống còn 80 triệu). Nếu toàn bộ 11 đập tại Lào và Cam Bốt được xây, Mêkông sẽ mất gần hết phần phù sa còn lại (nghiên cứu của UNESCO và Viện Môi Trường Stockholm). Chỉ tính về kinh tế bề nổi, lượng phù sa/dưỡng chất nói trên khiến Việt Nam thiệt hại ít nhất 450 triệu đô la/năm (Bộ Tài Nguyên Môi Trường Việt Nam).
RFI


Posted by

Thơ :CHIA TAY, Bài Họa ý : ĐÀNH PHẢI CHIA TAY và Bài Đáp của vkp.phượng tím





CHIA TAY
Ừ thì thôi, hãy thôi nhau,
Bận lòng chi nữa để sầu thêm sâu.
Tình xưa đã lén bắt đầu,
Cớ sao cần biết lúc nào chia tay?!
Có chi đâu để tàn phai,
Có gì đâu để phải cay đắng lòng…
Sáng chiều là những trông mong,
Chỉ toàn hư ảo, rỗng không vật vờ,
Yêu nhau qua những lời thơ,
Yêu nhau bằng cuộc tình hờ thảm thương !
Yêu thừa chút sớm tinh sương,
Yêu quanh quẩn chút tàn hương cuối ngày…

Tiếc gì mà chẳng chia tay,
Vấn vương chi nữa, đọa đày hồn nhau !
Nhưng sao từ đáy tim sầu,
Muôn ngàn tiếng vỡ đớn đau ngập lòng…
Tình hờ, hư ảo phải không?!

Con Gà Què
(Tặng những mối tình ảo)



HỌA Ý: ĐÀNH PHẢI CHIA TAY
Thôi bận lòng chi cứ rẽ đôi,
Tình xưa đã mất cả đi rồi.
Còn chăng nữa chỉ là hư ảo,
Sầu lắng in lòng tôi với tôi.

Bao năm lưu luyến mối tình ta,
Nồng thắm hương xưa chất đậm đà.
Bỗng chốc xóa tan thành mảnh vụn,
Rượu tình giờ đã đổ chia xa.

Ngày ấy yêu em cả tấm lòng,
Tim luôn ôm ấp nỗi hoài mong.
Môi hồng ướt mượt giờ nhăn méo,
Gối thắm te tua nát bảy bồng.

Vấn vương chi để bận lòng nhau,
Ngày ấy đôi ta thắm đậm màu.
Em đã xé cho tim vỡ vụn,
Bên chồng em có biết anh đau?

Giờ nghĩ tình ta mộng ảo thôi,
Xa nhau vứt bỏ cả cho rồi.
Hồn tim chỉ có tim ta hiểu,
Thôi thà chấp nhận mảnh tim côi!

Thôi thì……Chia tay thôi!

HỒ NGUYỄN (26-3-18)



 CỚ SAO PHẢI GIẢ TỪ?  vkp phượng tím


Làm sao Thôi được người ơi

Dù tình hờ cũng một thời đam mê

Bởi không tròn nghĩa phu thê

Sống bằng hư ảo hương thề thơm lâu

Chiêm bao vứt bỏ tình sầu

Nhờ đàn ô thước bắt cầu sông Ngân

Bỏ hết phiền muộn thế trần

Động Thiên thai thấy thật gần cỏi tiên

Ông Tơ bà Nguyệt se duyên

Đắm chìm hạnh phúc xóa niềm ưu tư

Cớ sao lại phải giả từ?

Người thương kẻ nhớ bấy chừ khổ thêm

Chi bằng mộng ảo ngày đêm

Buồn vui chia xẻ ấm êm mặn nồng

Quăng đi mớ rối bồng bông

Cuối đời chẳng phí bao công đợi chờ

Chia tay ư?- Không bao giờ!!!



Saigon cuối tháng 3/2018 vkp phượng tím

Bào chế được loại thuốc mới ngừa ung thư vú và ung thư phổi

Theo Zee News, các nhà khoa học ở Đại học Michigan, Mỹ, vừa thử nghiệm thành công một loại thuốc mới có tên I-BET-762, có thể ngăn chặn gien c-Myc liên quan đến béo phì. Đây chính là gien đã được xác định là có khả năng gây ung thư vú và ung thư phổi.
Bào chế được loại thuốc mới ngừa ung thư vú và ung thư phổi - Ảnh 1
Các nhà khoa học đã tiến hành ngăn chặn biểu hiện của gien này bằng cách ức chế hoạt động của một loạt các protein cả trong các tế bào miễn dịch lẫn trong các tế bào ung thư.
Đặc biệt, protein có tên pSTAT3 có thể được kích hoạt trong các tế bào miễn dịch. Điều này sẽ ngăn chặn hoạt động của các tế bào miễn dịch và ung thư cứ thế tự do lây lan khắp cơ thể. Loại protein này cũng được sản sinh ra với nồng độ cao trong các tế bào khối u. Nó đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ cứu khối u khỏi sự tấn công.
Giáo sư Karen Liby ở Đại học Michigan giải thích rằng các thử nghiệm trên chuột cho thấy, thuốc I-BET-762 giảm được 80% số lượng các tế bào ung thư bằng cách hạ thấp 50% nồng độ protein pSTAT3 cả trong các tế bào ung thư lẫn trong các tế bào miễn dịch cùng một lúc.
Các nhà khoa học cũng đã xác định được rằng thuốc I-BET-762 có tác dụng ngăn chặn không cho tới hơn 50% các tế bào tiền ung thư trở thành ung thư. Được biết, gien c-Myc được liên kết với mỡ nội tạng được tích lũy xung quanh các cơ quan nội tạng. Đây là loại chất béo gây nhiều nguy hiểm cho cơ thể hơn là mỡ dưới da. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi ung thư và mỡ nội tạng có liên quan với nhau.
Các nhà khoa học đã giới thiệu loại thuốc mới trên tạp chí Cancer Prevention Research.
Vũ Trung Hương (Một Thế Giới)

30 thg 3, 2018

So sánh bụi khói không khí với thuốc lá trong buồng phổi cư dân: Đã đến lúc Việt Nam phải tuyên chiến với bụi khói

Viet Ecology Foundation
Phạm Phan Long, PE
29-3-2018
Giới thiệu
Ô nhiễm không khí là một trong nhưng vấn nạn môi trường lớn nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, công chúng có vẻ chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe, dù họ rất quan tâm, do thiếu thông tin định lượng.  Chỉ số Phẩm chất Không khí (Air Quality Index — AQI), như tên gọi, là một chỉ số phản ảnh phẩm chất không khí trong môi trường, được các nhà khoa học môi trường trên thế giới sử dụng để đánh giá về mức độ ô nhiễm không khí. Một cách để hiểu AQI là qua định lượng ô nhiễm không khí với lượng thuốc lá tiêu thụ, số tuổi thọ sụt giảm và số người tử vong hàng năm. Bài viết này sẽ giải thích ý nghĩa của AQI, và chỉ ra tác hại của ô nhiễm không khí lên sức khỏe công chúng đặc biệt tại Hà Nội và Sài Gòn.
Người viết dùng các phép đối chiếu trình bày trên Viet Ecology Foundation và dữ kiện quan trắc chất lượng không khí tiêu biểu của Đại Sứ quán Hoa Kỳ tính ra, trung bình 16 triệu dân số Hà Nội và Sài Gòn hàng ngày thở bụi khói tương đương với hút 26,5 triệu điếu thuốc, họ mất gần 18 triệu năm quãng đời người. Trung bình họ thọ 76 tuổi, ô nhiễm bụi khói có thế xem như sát thủ thầm lặng cướp đi 236.000 mạng người ở hai đô thị này.

Vấn đề ô nhiễm không khí Hà Nội và bài học Bắc Kinh
Nhiều thập niên qua, các thành phố lớn Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi ô nhiễm không khí. Mỗi năm có đến 1,6 triệu người Hoa tử vong vì hít thở bụi khói [1]. Đến năm 2014 Chính phủ TT Lý Khắc Cường phát động kế hoạch đầu tư 120 tỉ USD vào công cuộc chống bụi khói, tương đương với công cuộc chống nghèo đói [2]. Và sau bốn năm họ đã đạt được những thành quả tích cực bước đầu, với bụi khói trong các thành phố lớn đã đã giảm 1/3 và TQ nay đã dẫn đầu thế giới về công nghệ và công suất năng lượng tái tạo. Trong khi đó, ô nhiễm không khí ở Hà Nội tăng dần và đang ở mức độ nguy hiểm. Ngày 5 tháng 10, 2016, chỉ số ô nhiễm không khí Hà Nội nhất thời đã vượt cao hơn cả Thành Đô  và Bắc Kinh, và khi đó Hà Nội bị xếp là thành phố ô nhiễm không khí thứ hai toàn cầu, chỉ sau Ardialia Bazar, Ấn Độ [3]. Nồng độ trung bình năm PM2.5 của Hà Nội đã tăng lên 42 µg/m3 đã gần bắt kịp trung bình năm của  338 đô thị Trung Quốc, họ đã hạ xuống 47 µg/m3.
Bụi khói phát nguồn từ đâu?
Theo báo cáo tình trạng môi trường không khí năm 2010 của TS Hoàng Dương Tùng, Bộ Giao thông Thông Vận tải, bụi khói thải ra từ nhiều nhất là từ công nghiệp trong đó có nhiệt điện (40%), dân dụng than dầu khí (33%) và giao thông vận tải 22% [4]. Công nghiệp vì có nhiệt điện là thủ phạm đã phát tán ô nhiễm nhiều nhất; trong tương lại nếu Quy hoạch Điện VII không cắt giảm 40 GW dự án điện than mới, khí thải nhiệt điện than sẽ tăng gấp 5 lần.
Hình 2. Tỷ trọng tiêu thụ năng lượng 2010 (Viện Năng lượng, Bộ Công thương)
Hình 3. Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân và cảnh nghẽn tắc giao thông Hà Nội
Bụi khói PM2.5 nguy hiểm ra sao?
Ô nhiễm không khí là một sát thủ thầm lặng và toàn diện, silent mass killer vì không chừa bỏ một nạn nhân nào. Không phải tìm mới hút vào người như thuốc lá, bụi khói xâm nhập buồng phổi suốt 24 giờ không ai từ chối không hít thở được.  Bụi khói nguy hiểm vì hầu như các khẩu trang không lọc ra được dù thường có quảng cáo N95. Loại 3M N95 được National Institute for Occupational Safety and Health (NIOSH) của Hoa Kỳ chứng nhận là đã có thử nhiệm và xác nhận có hiệu quả.
Ô nhiễm bụi khói trong không khí được đo lường theo nồng độ và phân loại theo kích thước. Loại mịn nhất có ký hiệu khoa học là PM2.5 nhỏ dưới 2,5 μg/m3, bằng 3% đường kính sợi tóc. Bụi mịn trong bài này người viết gọi là bụi khói vì nhỏ nhẹ như khói và lơ lửng lâu trong không khí.  Bụi khói PM2.5 phải dùng kính hiển vi điện tử, electron microscope mới nhìn thấy được.  Vì quá nhỏ bụi khói PM2.5 theo hơi thở đi sâu vào phổi, thậm chí vào cả tim mạch. Bụi khói khó lắng tan đi một khi phát tán ra không khí. Theo thí nghiệm của Sample và Latif báo cáo năm 2014 trên Oxford University Press, khói thuốc lá trong nhà phải 50 phút sau mới lắng giảm 50% và 160 phút sau mới đạt được tiêu chuẩn an toàn. [5]
Theo báo cáo của Pope et al, Brigham Young University trên Journal of American Medical Asociation, khi nồng độ bụi khói PM2.5 trong không khí tăng thêm 10 microgram/m3, độ rủi ro của tất cả các bệnh tăng theo lên 4%, riêng bệnh tim 6% và ung thư phổi 8%. [6]
Theo nghiên cứu của TS Lê Việt Phú, Fullbright University, hàng năm Việt Nam có khoảng 40.000 chết do ô nhiễm không khí với thiệt hại kinh tế 12 tỉ USD, và đến năm 2035, số người chết vì ô nhiễm sẽ tăng lên 100.000.[7]
Hình 4. Số người chết yểu vì ô nhiễm không khí (Nguồn: ES&T).
Theo báo cáo của TS Shannon Korpiz và cộng sự tại Havard University, trên Environmental Science (dựa theo Quy hoạch Điện VII hiện nay) Việt Nam sẽ có số tử vong vì ô nhiễm bụi khói điện than nhiều hơn gấp đôi Trung Quốc dù dân số Trung Quốc nhiều hơn Việt Nam 15 lần [8]. Như thế, người dân Việt Nam sẽ gánh độ rủi ro từ điện than 30 lần cao hơn dân Trung Quốc.

AQI theo tiêu chuẩn Việt Nam và Hoa Kỳ hoàn toàn hai chỉ số tính toán khác nhau dù dùng cùng ký hiệu và màu sắc cho các mực độ nguy hại; các phân tích đối chiếu trong bài này sử dụng dữ kiện theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ nên giải thích AQI sau đây là theo định nghĩa của EPA Hoa Kỳ.
AQI, Air Quality Index là gì?
Theo US EPA, AQI, Chỉ số Phẩm chất Không khí (Air Quality Index — AQI), là một chỉ số khoa học cho phẩm chất không khí. AQI là hệ thống tiêu chuẩn quy chiếu do US EPA thiết lập từ 1999 để tất cả các cơ quan môi trường Hoa Kỳ áp dụng và sau lan rộng ra thế giới [9]. Hệ thống AQI dựa vào hai thang điểm chủ chốt, AQI 100 của mỗi chất ngang với nồng độ Tiêu chuẩn Không khí Bình thường, NAAQS (National Ambient Air Quality Standard) [10] và AQI 500 ngang với nồng độ Tiêu chuẩn Nguy hại Cao, SHL (Significant Harm Level) [11]. Khi dùng AQI thảo luận cần ghi nhận cơ sở của chúng dựa vào tiêu chuẩn Hoa Kỳ theo Hình 5 sau đây.
Hình 5. Các chỉ số quy chiếu cho AQI của các loại ô nhiễm không khí theo US EPA.
Từ đó, các chất ô nhiễm khác nhau có thể quy về cùng một hệ thống. AQI như thế không phải chất lượng ô nhiễm đo trực tiếp được mà là ảo số tính ra từ nồng độ, NAAQ và SHL riêng của mỗi chất ô nhiễm.
Tính toán và ý nghiã AQI như thế khá phức tạp và xa lạ với cư dân Việt Nam, do đó việc tìm cách đối chiếu AQI sang những đơn vị dễ hiểu hơn qua định lượng ô nhiễm không khí với lượng thuốc lá tiêu thụ, số tuổi thọ sụt giảm và số người tử vong hàng năm là mục tiêu của bài này.
Bảng đối chiếu các chỉ số phẩm chất không khí
Người viết thiết lập ra Bảng Đối chiếu sau đây cho Chỉ số Bụi khói Không khí AQI PM2.5 ra số điếu thuốc hút tương đương vào phổi hàng ngày, số năm sụt giảm tuổi thọ và số tử vong, theo phép tính của US EPA [12], nghiên cứu thống kê của Berkeley Earth [13] và số liệu của University of Chicago [14] (phương giải thích trong Phụ Lục Viet Ecology Foundation).
Hình 6. Hai bảng đối chiếu các chỉ số ô nhiễm bụi khói PM2.5
Từ bảng đối chiếu trên ta có thể khảo sát thống kê quan trắc ô nhiễm cho bất cứ thành phố nào nếu có khối thống kê đủ lớn và ý nghĩa. Bảng ngang đối chiếu sang số điếu thuốc lá và bảng dọc thêm mức giảm tuổi thọ và tử vong.
Khảo sát tình trạng và tác động bụi khói Hà Nội và Sài Gòn 2016 -2017
Chỉ số AQI cho ta phẩm chất không khí theo khoa học nhưng chúng xa lạ và khó hiểu đối với cư dân sống ở Hà Nội và Sài Gòn, họ muốn biết qua các định lượng dễ hiểu như rủi ro tương đương với hút bao nhiêu điếu thuốc lá, tuổi thọ mất bao nhiêu năm và hàng năm thiệt mạng mất bao nhiêu người.
Không nhưng thế, AQI chỉ cung cấp cho họ các thông tin cấp thời trung bình giờ nên AQI có giá trị ngắn hạn và không phản ảnh tác động dài hạn tích lũy tự nhiên của ô nhiễm không khí. Do đó, người viết đã tính nồng độ PM2.5 trung bình trong hai năm 2016 và 2017 từ dữ kiện quan trắc từng giờ của Đại sứ quán Hoa Kỳ cung cấp, và dựa theo đối chiếu trên để đánh giá tác động bụi khói dài hạn trên cư dân cho Hà Nội Sài Gòn với kết quả sau:
1. Hà Nội: Trung bình trong hai năm 2016 và 2017, cư dân Hà Nội thở bụi khí PM2.5 ở nồng độ 44 μg/m3 (AQI PM2.5=122), tương đương mỗi người bất kể lớn nhỏ khỏe mạnh hay bệnh tật đều đã hút vào phổi 2 điếu thuốc/ngày (730 điếu/năm), họ mất sớm 2 năm tuổi thọ và có 7478 người thiệt mạng hàng năm vì bụi khói.
2. Sài Gòn: Trung bình trong hai năm 2016 và 2017, cư dân Sai Gòn thở bụi khí PM2.5 ở nồng độ 28 μg/m3 (AQI PM2.5= 85), tương đương mỗi người bất kể lớn nhỏ khỏe mạnh hay bệnh tật đã hút vào phổi 1,27 điếu thuốc/ngày (465 điếu/năm), họ mất sớm 4 tháng tuổi thọ và 4757 người thiệt mạng hàng năm vì bụi khói.
Như thế bụi khói mịn PM2.5 đang át hại thầm lặng cư dân nhiều cách, sớm cướp mất đi 4 tháng (SG) đến 2 năm (HN) tuổi thọ hay 15 triệu năm (man-year) quãng đời của dân sống ở Hà Nội và 2,7 triệu năm quãng đời dân sống ở Sài Gòn. Người Việt trung bình thọ 76 tuổi, ô nhiễm bụi khói xem như thủ phạm gây ra 236.000 nhân mạng ở hai đô thị này.
Lưu ý: Kết quả trên tính ra trên khối số liệu trung bình giờ suốt trong hai năm 2016 và 2017, từ hai trạm quan trắc không khí của Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở Saigon do chính họ cung cấp.  Phương pháp đối chiếu là ước tính ở cấp một (first order estimate) nên giá trị kết quả kể trên chỉ nên xem là tượng trưng, độ tin cậy còn phải kiểm soát vì trong bài này mỗi đô thị chỉ dựa vào được số liệu của một trạm quan trắc mà thôi.
Trong những ngày cuối tuần trong mùa Tết vừa qua, AQI PM2.5 Hà Nội đã dao động trong khoảng 174 đến 250. Các bạn thử nghĩ xem, trung bình mỗi người dân ở Hà Nội đã thở vào phổi 8 đến 18 điếu thuốc, một cái Tết Bắc Kinh đến thế nào?
Kết luận
Tại hai đô thị lớn nhất ở Việt Nam, bụi khói PM2.5, dựa vào dữ liệu hai trạm quan trắc của Hoa Kỳ tại Việt Nam như tiêu biểu cho cả thành phố Hài Nội và Sài Gòn đối chiếu ra, trong hai năm qua, ta có thể ước lượng bụi khói đã gây ra 13,000 tử vong hàng năm, âm thầm cướp sớm 18 triệu năm tuổi thọ của cư dân mỗi thế hệ, tương đương với 236.000 nhân mạng Hà Nội và Sài Gòn. Tuy cần có thêm dữ kiện quan trắc ở nhiều trạm nữa để kiểm chứng, ta phải xem ô nhiễm không khí là một sát thủ đang công khai tấn công đồng loạt vào buồng phổi tất cả cư dân.
Các nhà khoa học khoa học tin cậy trong và ngoài nước đã báo cáo, hàng năm tử vong sớm trên cả nước vì ô nhiễm không khí đã lên đến 40.000 người và gây ta thiệt hại GDP kinh tế trên 12 tỉ USD, nếu không đối phó ngay từ giờ, tử vong và tổn thất kinh tế sẽ tăng nhanh trong hai thập niên tới. Riêng ô nhiễm từ điện than, người Việt Nam sẽ gánh chịu 30 lần nhiều rủi ro hơn cả người Trung Quốc. Vì vậy, Việt Nam cần tuyên chiến với ô nhiễm bụi khói ngay bây giờ không thể đợi chờ được nữa.
Xem toàn bài tại đây: http://vietecology.org/Article/Article/295

29 thg 3, 2018

Người cha chỉ học hết lớp 3 đã thay đổi cuộc đời tôi như thế nào – Rick Rigsby (Từ gocnhinalan.com)

Khi tôi đứng ngay sau cha mình nhìn cô ấy lần cuối, cha tôi đã nói với tôi 3 từ đã thay đổi cuộc đời tôi ngay trong ngày tang lễ “Con trai, hãy đứng vững. Con hãy cứ đứng vững. Dù biển cả có dữ dội đến thế nào, con hãy cứ đứng vững. Không riêng gì biển nước, chuyện gì xảy ra cũng phải bình tĩnh. Dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, con không được bỏ cuộc”


Tiến sĩ Rick Rigsby là chủ tịch và giám đốc điều hành của công ty riêng của ông, Rick Rigsby Communications. Rick Rigsby có một bài phát biểu mạnh mẽ và đầy cảm hứng về cách mà những lời dạy của cha ông đã hướng dẫn ông qua những thời kỳ khó khăn nhất trong cuộc đời. Người thông thái nhất mà tôi từng gặp trong đời chính là một người chưa học hết lớp 3. Người đã dạy tôi kết hợp giữa tri thức và sự khôn ngoan để tạo nên sức ảnh hưởng. Người đó chính là cha tôi, một đầu bếp bình thường.
Người thông thái nhất mà tôi từng biết là một người bỏ ngang chừng việc học để phụ gia đình làm nông. Nhưng không phải vì nghỉ học giữa chừng mà ông dừng luôn việc học. Mark Twain từng nói: “Tôi không bao giờ để việc học ở trường ảnh hưởng đến sự tự rèn luyện”. Cha tôi đã tự học cách đọc, tự học cách viết.
Giữa chế độ Jim Crown phân biệt chủng tộc. Khi mà cả nước Mỹ đang còn trong giai đoạn hỗn loạn của cuộc nội chiến. Cha tôi quyết tâm đấu tranh và trở thành một người đàn ông. Không phải là một người da đen, da nâu, cũng không phải là người da trắng. Mà là một người đàn ông thực thụ. Ông thử thách bản thân để trở nên hoàn mỹ nhất có thể suốt cả cuộc đời. Tôi có 4 bằng Đại học, anh trai tôi là một thẩm phán nhưng chúng tôi không phải là người thông minh nhất trong nhà. Mà chính là cha tôi – người chưa học hết lớp 3.
Người cha chưa học hết lớp 3 đã thông qua câu nói của Michelangelo mà căn dặn chúng tôi “Ta sẽ không phiền lòng nếu các con chưa hoàn thành được mục tiêu lớn. Nhưng ta sẽ rất lo ngại các con đặt ra mục tiêu thấp mà đạt được”. Một người mẹ miền quê dùng lời nói của Henry Ford để dạy con mình “Nếu con cho rằng con có thể làm được hay con không thể làm được, con đều đúng.”
Tôi học được từ người cha bỏ học giữa chừng của mình những bài học tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng ý nghĩa:
- Bài học thứ nhất “Này con, đến sớm hơn 1 giờ tốt hơn là đến trễ 1 phút”
Chúng tôi chẳng biết bây giờ là mấy giờ ở bởi vì đồng hồ ở nhà lúc nào cũng chạy nhanh hơn. Mẹ tôi kể rằng: “Gần 30 năm cha tôi rời nhà lúc 3 giờ 45 sáng”. Một ngày bà hỏi ông lý do vì sao, ông trả lời “Có thể con trai chúng ta sẽ bắt chước được hành động tốt này”.
Tôi muốn chia sẻ 2 điều với các bạn, Aristotle nói rằng “Những điều lặp đi lặp lại sẽ quyết định con người bạn”. Do vậy, sự xuất sắc đến từ một thói quen chứ không phải chỉ là hành động. Đừng bao giờ quên chân lý ấy. Tôi biết bạn mạnh mẽ, nhưng nhớ hãy luôn luôn tử tế. Luôn luôn, đừng bao giờ quên điều đó. Đừng bao giờ làm mẹ bạn phải xấu hổ. Đúng vậy, nếu mẹ bạn không vui thì không ai vui cả. Nếu cha không vui, không ai quan tâm cả.
- Bài học thứ hai “Con trai, hãy đảm bảo cái khăn của người đầy tớ lớn hơn cái tôi cá nhân của con”
Cái tôi cá nhân là liều thuốc mê xóa tan đau đớn của sự ngu dốt. Nếu chưa liên tưởng mối quan hệ này thì để tôi nhắc lại lần nữa. “Cái tôi cá nhân là liều thuốc mê xóa tan đau đớn của sự ngu dốt. Tự cao là nỗi đau đớn của kẻ dại khờ”
John Wooden kiếm sống bằng việc làm huấn luyện viên cho đội bóng rổ ở UCLA nhưng ông được biết đến là người truyền cảm hứng mọi người. Và dù cho ông có những giải thưởng quốc gia hãy đoán xem ông ấy làm gì vào giữa tuần? Ông đến tủ đồ, cầm cây chổi và tự quét sàn phòng tập thể hình của mình.
Bạn muốn gây ảnh hưởng? Hãy tìm cây chổi của mình. Mỗi ngày trôi qua, hãy đi tìm cây chổi của mình. Hãy nuôi dưỡng động lực của mình theo cách đó. Nhờ đó, bạn có thể thu hút được người khác và sẽ có tầm ảnh hưởng đến họ
- Bài học cuối cùng “Con trai, rồi con sẽ phải có một công việc làm nào đó. Hãy làm cho đúng”
Tôi luôn được nhắc nhở rằng, tôi có thể tầm thường như thế nào. Hãy tự nói với chính mình mỗi ngày “Hướng lên những vì sao để trở thành phiên bản tốt nhất của mình”. Đủ tốt không có nghĩa là đã đủ, phải cố gắng hơn nữa. Và tốt hơn cũng chưa phải là đủ. Nếu nó chưa là tốt nhất!”
Tôi xin được kết thúc với câu chuyện về bản thân mình đồng thời đúc kết những bài học. Sự khôn ngoan luôn đến từ những lúc không ngờ nhất. Khi bạn vấp phải hòn đá, hãy nhớ điều này: nếu bạn đấu tranh với nó, hòn đá ngáng đường cũng có thể trở thành một nền móng vĩ đại giúp bạn đứng vững và phát triển.
Tôi không lo rằng bạn sẽ thành công mà lo rằng bạn không bao giờ vấp ngã. Một người dám vượt khỏi nơi yên bình và tiếp tục trưởng thành chính là người sẽ tiếp tục nuôi dưỡng tầm ảnh hưởng của mình.
Tôi xin giới thiệu với mọi người một người – người phụ nữ tuyệt nhất mà tôi chưa bao giờ gặp trong đời. Hồi đấy chúng tôi gọi cô ấy là “ngôi nhà bằng gạch”. Hồi trước, phụ nữ không thích những người đàn ông lớn tuổi, mập mạp họ thích chỉ những chàng tiền vệ và hậu vệ điển trai.
Chúng tôi gặp nhau ở buổi khiêu vũ và tôi đã quyết định xin số điện thoại của cô ấy. Trina là người con gái duy nhất ở trường đại học cho tôi số điện thoại thật.
Chúng tôi đã đi từ Chicago đến Vallejo để cô ấy có thể gặp gia đình tôi. Khi cha tôi nhìn thấy cô ấy ông ấy kéo tôi ra ngoài và hỏi “Cô ấy có bị sao không? Tại sao lại yêu con?”.
Vào những năm 70 ở California, tôi quyết định cầu hôn với cô ấy. Đáng nhẽ tôi phải tổ chức bên ngoài với nến và có socola. Nhưng tôi là một gã nhà quê, tất cả những gì tôi có một chai rượu từ trang trại Boone. Nhưng cô ấy đã đồng ý…
Chúng tôi kết hôn và có những đứa trẻ, cuộc sống của chúng tôi rất tuyệt vời cho đến một ngày, Trina biết tin mình có một khối u ở ngực trái. Là ung thư vú…
Sáu năm sau khi chẩn đoán bệnh, tôi và hai đứa con trai đến trước quan tài của mẹ chúng. Trong 2 năm trái tim tôi như chết đi. Nếu không vì tôi tin vào Chúa, tôi đã không đứng đây ngày hôm nay. Nếu không có 2 đứa con trai sẽ không còn lí do gì để tôi tiếp tục. Tôi đã hoàn toàn lạc lối. Đó là hòn đá to nhất mà tôi vấp phải. Bạn có biết điều gì khiến tôi đứng vững không? Đó là lúc tôi nhận được lời dạy của cha mình.
Tôi chưa bao giờ thấy cha rơi nước mắt, nhưng khi chúng tôi đứng trước quan tài ông đã khóc. Cứ như Trina là con gái ruột không chỉ là con dâu của ông. Khi tôi đứng ngay sau cha mình nhìn cô ấy lần cuối, cha tôi đã nói với tôi 3 từ đã thay đổi cuộc đời tôi ngay trong ngày tang lễ. Đó là bài học cuối cùng mà ông dạy tôi “Con trai, hãy đứng vững. Con hãy cứ đứng vững. Dù biển cả có dữ dội đến thế nào, con hãy cứ đứng vững. Không riêng gì biển nước, chuyện gì xảy ra cũng phải bình tĩnh. Dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, con không được bỏ cuộc”
Và ngày hôm nay khi nói chuyện với các bạn, tôi vẫn nhớ rõ những lời nói cuối cùng của vợ tôi. Cô ấy nhìn vào mắt tôi và nói “Em không quan tâm mình sẽ sống được bao lâu nữa. Điều quan trọng nhất với em là em sống như thế nào.”
Tôi hỏi các bạn 1 câu, 1 câu mà tôi đã được hỏi cả cuộc đời bởi cha mình “Bạn đang sống như thế nào?”. Mỗi ngày các bạn hãy tự hỏi mình “Bạn đang sống như thế nào?”. Đây là những điều mà một đầu bếp sẽ khuyên bạn:
- Rằng bạn đừng phê phán
- Rằng bạn hãy luôn đến sớm
- Rằng bạn hãy tử tế
- Rằng bạn hãy đảm bảo cái khăn của người đầy tớ đủ lớn và được sử dụng

Và nếu bạn phải làm điều gì đó, hãy cứ làm đi. Bạn không bao giờ sai khi làm những điều đúng đắn. Rằng cách bạn làm điều gì đó nhỏ nhặt cũng là cách bạn thực hiện tất cả mọi chuyện. Và theo cách đó bạn sẽ dần mở rộng sức ảnh hưởng của mình.
Sự khôn ngoan đến từ những nơi không ngờ nhất. Hãy tiếp tục tìm kiếm sự khôn ngoan mỗi ngày. Và tự hỏi chính mình mỗi tối rằng “Mình đang sống như thế nào?”
Nguồn: Goacast
Vietsub by happy.live


Xem thêm : 14 bài học cuộc sống quý giá từ người Nhật

MỘT THỜi XƯA BỐI RỐI - Thơ Lê Hà Thăng


Lòng cứ nhớ mãi một thời xa lơ lắc
Thuở áo cơm từng xám mặt giảng đường buồn
Trang sách quý cứ cầm lên đặt xuống
Túi cạn rồi giấc mộng chập chờn khuya

Con trong này vẫn nghe giông bão ngoài kia
Áo mẹ rách chắc gì nhiều hơi ấm
Mái tranh dột xuống đời cha có lạnh
Giữa nắng Saigon sao nghe mặn bờ môi

Lòng cứ nhớ một thời xưa bối rối
Thuở theo em quên mất lối quay về
Ta giận mình nhưng thương em nhiều lẽ
Ngọt ngào xưa đọng mãi tới bây giờ

Ta nợ mẹ cha nửa đời sách vở
Và còn nợ em dang dở chuyện tình
Nếu được sống lại thời nông nổi ấy
Quyết cầm tay em không để lạc đôi mình

Lê Hà Thăng

Phát hiện kim tự tháp đồ sộ dưới đáy biển Nhật Bản: Dấu tích của một nền văn minh thất lạc?

Tại vùng biển Okinawa, Nhật Bản, người ta đã phát hiện được một quần thể kim tự tháp đồ sộ, vết tích của nền văn minh cổ đại thất lạc.
Di tích Yonaguni ở Okinawa trong quần đảo Ryūkyū là một công trình tuyệt đẹp. Nó được so sánh với thành phố bị mất của Atlantis và có thể ẩn chứa một nền văn minh tiên tiến đã tồn tại trước cả Đại Hồng thuỷ.
Di tích Yonaguni ở đảo Okinawa thuộc quần đảo phía Nam Nhật Bản đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Các nhà địa chất học, nhà khoa học và nhà văn như Masaaki Kimura, Graham Hancock và Robert Schoch đã tìm cách làm sáng tỏ những truyền thuyết xung quanh di tích này.
Di tích Yonaguchi là một thành tạo đá được một số người cho là tàn tích còn lại của một nền văn minh Nhật Bản đã tồn tại từ 5.000 đến 10.000 năm trước.
Kihachiro Aratakea, giám đốc Hiệp hội Du lịch Yonaguni-Cho, đã phát hiện ra nó vào năm 1985 trong một chuyến lặn biển. Năm 1997, Masaaki Kimura, nhà địa chất biển thuộc Đại học Ryūkyū, Nhật Bản, đã viếng thăm di tích này cùng một nhóm các nhà khoa học. Kimura đã dành nhiều năm để khám phá Yonaguni huyền bí và đưa ra kết luận Yonaguni là do con người tạo dựng nên.
Kimura đã tuyên bố: “Khối kiến trúc lớn nhất (di tích Yonaguni) giống như một kim tự tháp nguyên khối phức tạp, nằm ở độ sâu 25 mét”.
Ông nhấn mạnh thực tế là công trình này không tồn tại một cách biệt lập. Mười công trình khác đã được phát hiện ở Yonaguni, gồm một lâu đài, năm công trình giống như các đền thờ và thứ giống như một sân vận động khổng lồ. Điều thú vị là tất cả các công trình này được kết nối với nhau bằng đường thuỷ và đường bộ.
Ông phát hiện ra di tích này được làm từ đá sa thạch nguyên khối, là một khối hình chữ nhật lớn kích thước 150 mét x 40 mét, cao 27 mét. Trên đỉnh của tượng đài là một hình giống con rùa, được khắc trong đá.
Nhà nghiên cứu cũng phát hiện các ký tự được khắc trên đá thuộc chữ viết cổ Kaidā, đã được sử dụng trước khi chữ viết Nhật Bản hiện đại chiếm ưu thế.
Các ký tự và những tượng đài của động vật trong nước, mà tôi đã phục hồi một phần trong phòng thí nghiệm, cho thấy nền văn hoá này đến từ lục địa Châu Á”.
“Một hình được tôi mô tả như một nhân sư chìm dưới nước giống như một vị vua cổ đại người Trung Quốc hay người okinawa“, ông giải thích.
Nền văn minh này biến mất như thế nào và điều gì đã xảy ra cho tất cả những người sống ở đây? Theo Kimura, thành phố có thể đã bị bỏ rơi khi mực nước biển dâng lên và nó đã bị lãng quên. Một trận động đất có thể đã góp phần làm ngập thành phố và cư dân của nó dưới những con sóng.
Theo Epoch Times France
Xuân Hà

Ba tuổi vào trường Mầm Non, công bố tuổi phổ cập Giáo dục mới của Pháp

Phạm Toàn
28-3-2018
Thứ hai, 26 tháng 3, mình vào báo Le Monde trên mạng săn tin khác sắp diễn ra ngày thứ ba hôm sau, thì lại nhận được tin này: “Tổng thống Macron sắp công bố…” và là công bố tại Paris vào hai ngày liền, thứ ba và thứ tư, 27 và 28 tháng 3 năm 2018, trước các quan chức cao cấp và những cỗ máy nghiên cứu, “cùng suy nghĩ vầ nền giáo dục Mầm Non cho Ngày mai”.
Tờ Le Monde in đậm: “Tuổi phổ cập giáo dục sẽ phải hạ xuống kể từ năm học 2019 xuống 3 tuổi thay vì 6 tuổi như hiện nay. Phủ Tổng thống xác nhận tin này vào sáng thứ ba”.
Cũng theo Phủ tổng thống, “quyết định hạ tuổi phổ cập giáo dục xuống 3 tuổi là tâm nguyện của Tổng thống nước nhà muốn biến nhà trường thành nơi diễn ra sự bình đẳng thực sự và thừa nhận trường Mầm Non không còn là một kiểu giữ trẻ phổ biến nơi nơi hoặc như là một nơi chuẩn bị sơ sài cho con trẻ vào trường tiểu học”.
“Vấn đề là sự xác nhận bản sắc thực sự của trường Mầm Non như một ngôi trường thực sự hướng về sự trau dồi ngôn ngữ và sự phát triển của đứa trẻ”, thông báo của Phủ tổng thống cũng nhấn mạnh như vậy.
TT Macron và các quan chức chính phủ thăm một nhà trẻ ở Gennevilliers, Pháp. Ảnh: Getty Images
Báo Le Monde trả lời mấy ý kiến “còm” kiểu như “Tổng thống lại có hành động kiểu tượng trưng ấy mà”, bằng những con số cho biết hiện thời 97 phần trăm trẻ em Pháp từ 3 tuổi đã đi học. Chỉ còn chừng 20.000 cháu chưa đi học. Và các vùng khó khăn cũng có những tỷ lệ trẻ em 3 tuổi đi học khác nhau cần khắc phục: các vùng hải ngoại 70%, và 87% ở đảo Corse, so với 93% ở Paris.
Le Monde bàn thêm, hạ tuổi phổ cập giáo dục xuống 3 tuổi cũng là thừa nhận tầm quan trọng vô cùng của việc học trong những năm đầu đời. Cùng với quyết định hạ tuổi phổ cập này cũng là sự huy động các cơ quan nghiên cứu về nhận thức của trẻ vào cuộc mạnh mẽ. Để làm gì? Để “tổ chức cho con em đi đến một Ngày mai, như một tương lai đã khá cận kề…” Và mọi việc sẽ thể hiện ngay từ năm học mới 2019.
Ông bộ trưởng Giáo dục Jean-Michel Blanquer chia sẻ, “muốn xây dựng trường Mầm Non thành ngôi trường Ngôn Ngữ”, và đó không chỉ là nói suông, tài liệu giáo khoa đã được viết gần xong cả rồi. Ưu tiên số 1 vẫn là năng lực ngôn ngữ của trẻ Mầm Non.
Làm cách gì xây dựng loai “trường Mầm Non ngôn ngữ” đó? Cuộc chiến đang tiếp diễn dể tránh những cuộc thảo luận sai lệch “như thói quen của người Pháp”, đi hết đề tài nọ sang đề tài kia.  Bộ trưởng giáo dục Blanquer muốn có một công trình giúp trẻ em thoát khỏi sự bất công đầu tiên giữa trẻ em với trẻ em: số lượng các từ các em đã làm chủ trước khi đạt tới 6 tuổi.
Bài báo kết thúc rất thú vị: nhà trường Mầm Non nước Pháp từ lâu vẫn được coi như mẫu mực, nay thì mỗi lớp có những 23 em bé, so với các nước châu Âu khác, mỗi giáo viên làm việc với 14 em. “Làm gì đây khi muốn có một cuộc cải cách đầy tham vọng nếu không nghĩ thêm về những phương tiện phụ trợ?”. 

28 thg 3, 2018

Đàm thị Ngọc Vân: Ngày Đầu Tiên Nhận Nhiệm Sở ( * )



Vào một buổi sáng tháng 10 năm 69, cầm tờ sự vụ lệnh trong tay,tôi thật sự hồi hộp và lo lắng. Lúc ấy tôi cũng đã 21 tuổi rồi chứ ít gì. Nhưng thật sự còn "trẻ con" lắm. Tôi chưa bao giờ xa gia đình ngày nào mà.
Ngày đi nhận nhiệm sở,ở tận Gò Công, nơi đó tôi cũng chưa từng đến, chỉ biết ở đó trẻ em còn nghèo lắm,dân mình còn khổ lắm,thế thôi.
Tôi đến GC còn có mẹ tôi bên cạnh nên cũng bớt cảm thấy bơ vơ. Chúng tôi được hẹn ngày để cùng các bạn đến chọn trường. Thật may,một chị ban cùng khóa, quê GC đã vồn vã gọi tôi. Chị Ngọc Anh đã đưa Mẹ con tôi về nhà chị tạm trú trong những ngày đầu tiên ấy. Tình đồng môn quý biết bao.. Thế rồi ngày nhận lơp cũng đến. Tôi nhận lớp ở ngay trường Nam thị xã,Ngọc Anh ở xóm Thủ... Một lần nữa tôi lại "vô gia cư".. Nhưng không! Chị Lương Thi Đạt khóa 5 spsg đã đón tôi(tôi khóa 6), Chị đưa tôi đi thuê nhà,chăm sóc tôi như người em nhỏ của chị vậy .Một lần nữa tình đồng môn lại chiếu rọi tâm hồn và cuộc sống tôi.
Lúc ấy tôi đã có gia đình,còn các chị Đạt và Anh còn đôc thân,về trường còn có cả chị Du Tư nữa,các chị lo lắng cho tôi mỗi khi tôi bầu bì,đau ốm..
Nhưng rồi vài năm sau đó,các chị lần lượt về SG nhận nhiệm sở mới,chỉ mình tôi ở lại nhận đất nghèo làm quê hương thứ hai của mình.. Tôi đã mất đi các đồng môn quý báu,thân thương. Sau 75,mỗi tỉnh lại càng xa vời.. làm sao tìm lại được bạn mình.. Thôi thì.."Bạn đừng nhớ,mình đừng thương..
Coi như đồng kẽm qua đường đánh rơi.."(NB)
Rồi ngày họp các bạn SP đầu năm 18 đến. Tôi chợt mừng rỡ biết đây là cơ hội gặp đươc bạn tôi.. Tôi khấp khởi đứng chờ ở địa điểm đăng ký ghi tên từ sáng sớm,ngóng trông bạn mình.. Nhưng rồi bạn tôi không đến.. Chi Đạt,chi Tư, chi Anh.. Tất cả ..
Tôi xin được số điện thoại chị Đạt,tôi gọi và mong được nghe tiếng chị trả lời,nhưng chỉ được một câu"xin lỗi,cô đã nhầm số.."
Đạt ơi,bây giờ bạn ở đâu..??


(*) Tựa của blog

Tại sao ở Mỹ đi học không cần phải quay cóp?

Nguyễn Danh Lam
Khi lái xe chở cậu nhóc, mình hay hỏi nó chuyện ở trường. Nhân chuyện học toán, cậu nhóc kể: Ngồi cạnh con là một thằng bạn người Brazil, nó đặc biệt… dốt môn toán, một bài 10 câu, nó may lắm thì giải được 3, trong đó có hơn 2 câu sai! Nó nói với con, tao học toán không được!- Mình hỏi cậu nhóc: Thế cậu ấy có hay… chép bài của con không, vì ngồi cạnh mà? Cậu nhóc… ngơ ngác mất vài giây, rồi lắc đầu: Không, không đời nào, ở lớp con không có ai chép bài của ai cả!- Mình sực nhớ, nhưng hỏi thêm: Do các bạn tự giác à?- Cậu nhóc lắc đầu: Không, đâu có cần phải chép, vì mỗi người có sở trường riêng mà. Và cậu nhóc kể thêm, ví dụ cái cậu người Barazil kia, cậu ấy học… thể dục, chơi thể thao rất hay.
Vâng, đó là một thực tế. Trong mỗi lớp học, hơn chục học trò, mỗi đứa có một sở trường riêng. Và thầy cô giáo, cũng như hệ thống giáo dục có nghĩa vụ nương theo thế mạnh cá nhân của từng đứa học trò, phát triển chúng thành một con người theo đúng sở trường mà chúng có. Ở kỳ trước mình đã kể, khi lên cấp trung học, mỗi học trò có quyền chọn những môn theo học mà chúng thích. Vì vậy, khi tốt nghiệp trung học, lên đại học, một đứa có thể… bơi rất giỏi, nhưng học toán ngang với một đứa vừa vô lớp 6! Không sao, nó sẽ trở thành vận động viên bơi lội. Và Micheal Phelps thì không nhất thiết phải đem theo toán tích phân, hay hình học không gian nhảy xuống hồ bơi, để lượm cả rổ huy chương Thế vận hội.
Chính vì cách học, cách bước chân vào đời theo thế mạnh cá nhân, nên việc một ai đó bỏ ngang đại học, nhưng vẫn thành công là chuyện khá phổ biến ở Mỹ. Khi bước chân vô trường, tôi có quyền chọn môn học, chọn thầy dạy, cho đến một hôm, tôi thấy chẳng có môn nào, chẳng có thầy nào thích hợp với tôi thì tôi… tự làm thầy của mình. Việc này hoàn toàn bình thường, hay ít nhất cũng chẳng đáng ngạc nhiên lắm, so với những nơi có lối học hành, khởi nghiệp bắt buộc phải theo khuôn phép, theo hệ thống.
Và chính cách giáo dục này đã gần như loại bỏ hoàn toàn việc sao chép, đối phó một cách tự nhiên nhất. Người ta học khi cần, khi thích, khi hứng thú…
Nói thiệt tình, hồi trước, khi còn đi học, mình đã tự cho phép mình có cách học này. Mình xin nói thẳng ra ở đây, mà chẳng có gì phải xấu hổ, thuở đi học mình toàn quay cóp. 10 môn học ở trường, để vượt qua các kỳ thi, mình quay cóp hết 9 môn. Bởi mớ kiến thức ấy chẳng giúp gì cho mình hết. Ngược lại, mình lại hứng thú, say mê trong việc tự học, thông qua đọc sách, chẳng ai bắt đọc cũng vẫn tự giác đọc. Và kết quả, mình đã học một đằng và coi như thành công một nẻo, bởi mình đã học theo cách mà mình hứng thú và đi theo được con đường do chính mình tự học.
Trở lại việc học của thằng nhóc. Vì ngay từ nhỏ, mỗi học trò được phép phát triển theo thế mạnh riêng, kỹ năng riêng, nên chính vì vậy các môn học không có môn nào là chính, môn nào là phụ. Khi bước chân vào đời, tạo thành một cộng đồng rộng lớn, cũng chẳng ai là chính, chẳng ai là phụ, mọi mắt xích cá nhân tự nhiên kết nối với nhau và mắt xích nào cũng quan trọng. Có giáo sư toán học thì cũng có anh công nhân xây nhà. Có nhà văn Nobel thì cũng có chị kế toán. Và cũng một cách tự nhiên nhất, không ai mang mặc cảm, cũng chẳng ai dám vênh vang là nghề của tao sang trọng hơn nghề của mày. Trong một công ty, sếp đối xử với nhân viên, nhân viên đối xử với sếp, nếu không bằng vai phải lứa thì chí ít cũng chẳng có gì phải quỵ lụy, mặc cảm, tươm tướp nghe lời. Vì sự tự tin, tự tôn đã là chuyện ăn vô máu. Và hầu hết mọi nghề nghiệp, mọi mắt xích xã hội đều có nhân lực đáp ứng. Không hề có chuyện dư thừa hàng triệu cử nhân, nhưng lại thiếu hàng triệu công nhân kỹ thuật lành nghề- vì cái giá trị ảo, cứ phải cử nhân, giáo sư, tiến sĩ mới “mở mắt ra được với đời”- kết quả là tiến sĩ thì thừa, chẳng biết nhét vô đâu, trong khi công nhân kỹ thuật thì lại không biết kiếm chỗ nào, để vận hành các nhà máy. Và vì thế, trong hệ thống giáo dục, cũng vô cùng hiếm hoi việc, ai đó phải gian lận, đối phó trong thi cử, mua bán bằng cấp để đáp ứng một tiêu chí ảo nào đó, trong việc dấn thân. Mọi thứ phải là thực, dĩ nhiên phải là thực, vì cấu trúc xã hội, thiết chế giáo dục ngay từ nhỏ đã liên đới, cân bằng, tạo mọi điều kiện để cá nhân phát triển.
Tất nhiên, nền giáo dục ở Mỹ vẫn chưa hề hoàn hảo, nó vẫn còn những điểm yếu chỗ này, chỗ khác. Nhưng chí ít, cái nền tổng thể của nó là như vậy. Và xã hội tự do vận hành sẽ quay ngược lại điều chỉnh chính nền giáo dục ấy, bắt buộc nền giáo dục ấy phải tự điều chỉnh để thích nghi, nếu có chỗ nào đó chưa theo kịp.


Con nít ở Mỹ đến trường không phải mặc đồng phục, ngoại trừ một số rất ít trường tư thục. Bởi không thể bắt một đứa, quậy xám hồn, ưa vận động phải bận váy; hoặc một đứa thích yểu điệu lại phải bận đồ cao bồi!
#lairaiMyquocNDL

Hỏa hoạn: Thứ cần mang theo là trí tuệ của bạn!

Khi có cháy nhà, nhiều người chậm trễ do phải mang theo đồ đạc hay các vật có giá trị nhưng hãy nhớ bài học của người Do Thái: “Thứ cần mang theo là trí tuệ của bạn”!

Hỏa hoạn luôn là mối nguy hiểm rình rập chúng ta, dù lửa là một trong những phát minh vĩ đại nhất của con người, nó cũng là con dao hai lưỡi luôn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người bất cứu lúc nào chúng ta bất cẩn.
Gail McGovern, chủ tịch của Hội Chữ thập Đỏ Mỹ tiết lọ rằng bạn chỉ có không quá hai phút để thoát khỏi căn phòng khi một đám cháy xảy ra trước khi bị nó “nuốt chửng“. Tại sao ư?
“Vì một ngọn lửa sẽ bùng phát thành đám cháy lớn sau chưa tới 5 phút!”
Tốc độ bắt lửa của một đám cháy và lời khuyên cố thủ trong phòng tắm - Ảnh 1.
Một đám cháy nhỏ có thể bùng phát sau vài phút và khiến cả tòa nhà chìm trong biển lửa. Ảnh: Nytimes
Một đốm lửa tàn cũng có thể thiêu rụi cả khu rừng lớn, điều này cho thấy sức mạnh đáng sợ của nó, sự cháy sẽ diễn ra theo cấp số nhân mà chỉ chậm một chút thôi, bạn đã đứng trước ranh giới  sinh tử rồi.
Theo báo cáo thống kê của Hội chữ thập Đỏ, mỗi năm có tới gần 64.000 thảm họa mà trong số đó cháy nhà, chung cư chiếm một tỉ lệ rất lớn (trung bình có 7 người chết/ngày do liên quan đến cháy nổ với sự tàn phá tài sản lên tới 7 tỉ đôla mỗi năm).
Hãy lấy ví dụ về một đám cháy trong một tòa nhà chỉ có hai tầng để thấy được sự đáng sợ của tốc độ lây lan đám cháy chỉ từ một ngọn lửa bé nhỏ (do tổ chức Grand Traverse Metro Fire Department, Michigan, Mỹ đưa ra):
THỜI GIAN LÂY LAN NHANH ĐÁNG SỢ CỦA LỬA
0:30s – Ngọn lửa bắt đầu nhen nhóm và phát triển nhanh
1:04s – Lửa lan ra từ ngọn lửa chính, khói bắt đầu tràn ra khắp phòng
1:35s – Nhiệt độ bắt đầu tăng lên tới 87,7 độ C và các lớp khói tràn xuống thấp nhanh chóng
1:50s – Khói lan xuống theo chân cầu thang. Nhưng bạn vẫn có thời gian để trốn thoát.
2:30s – Giường hay đi văng sẽ là những nơi có nhiệt độ trên 204,4 độ C.
2:48s – Khói lan sang các căn phòng xung quanh khác
3:03s – Nhiệt độ ở phòng ban đầu bắt nguồn đám cháy có nhiệt độ lên tới 260 độ C, không có thứ gì có thể tồn tại với mức nhiệt này.
3:20s – Việc trốn thoát là điều vô cùng khó khăn, với cầu thang tràn ngập khói.
3:41s – Hiện tượng Flashover (bắn tia lửa điện) xuất hiện. Mọi thứ ở phòng ban đầu xảy ra sự cháy đều bị thiêu rụi, nhiệt độ lên tới 760 độ C.
4:33s – Lúc này đám cháy có thể nhìn thấy rõ ràng từ bên ngoài tòa nhà, thậm chí ở khoảng cách xa và việc giải cứu là điều gần như không thể.
Vậy nếu gặp hỏa hoạn có nên trốn trong nhà vệ sinh, phòng tắm!?
Suy nghĩ thông thường của chúng ta là “thủy khắc hỏa”, do đó nhiều người tìm đến “nguồn nước”gần nhất để hy vọng có thể khắc chế được đám cháy, một số thậm chí còn nhảy xuống hồ bơi (nếu có). Một số “lời khuyên” xuất hiện trên mạng sau vụ cháy chung cư Carina vừa qua cũng có nói đến việc “cố thủ trong phòng tắm”.
Vậy đây có phải là cách làm đúng đắn hay không?
Thật ra đây lại là một điều hết sức tai hại, càng làm cho cơ hội sống của bạn giảm đi. Bởi theo chuyên gia về hỏa hoạn Ben Urwin thì số người chết vì khói (ngạt thở) chiếm tới 85 đến 90 % số nạn nhân chết trong một vụ cháy.
Tốc độ bắt lửa của một đám cháy và lời khuyên cố thủ trong phòng tắm - Ảnh 4.
Đừng dại dột mà trú ẩn trong phòng tắm khi có hỏa hoạn. Ảnh: Aliexpress.com
Do đó, nếu chạy vào nhà tắm là nơi được thiết kế rất kín và kiên cố, không thoát khí độc hiệu quả, chúng ta sẽ tử vong nhanh hơn vì ngạt khói. Đây cũng là nơi kín, nằm sâu trong tòa nhà nên gây khó khăn cho đội cứu hộ tìm và cứu.
Nhiều người còn mở vòi nước để nước chảy lênh láng trên sàn nhà nhằm hạ nhiệt đám cháy, làm mát căn phòng nơi họ trú ẩn nhưng điều này lại càng nguy hiểm và phản tác dụng vì nhiệt độ trong tòa chung cư có thể lên đến 1.000 độ C!
Tốc độ bắt lửa của một đám cháy và lời khuyên cố thủ trong phòng tắm - Ảnh 5.
Khi đó toàn bộ lượng nước sẽ bị đun sôi và bốc hơi khiến căn phòng càng trở nên ngột ngạt, bên cạnh khí độc thì hơi nóng do nước bốc hơi lại càng nguy hiểm hơn vì khiến nạn nhân bên trong phòng bị bỏng và ngạt khí nóng.
Hơn nữa, những mối nguy hiểm tiềm ẩn khác như chập điện gây nổ khi cháy hay một số chất như dầu, mỡ lan rộng ra, làm đám cháy tồi tệ hơn nếu nước lênh láng trên sàn. Chưa kể tới tòa nhà được xây dựng bằng một số loại kim loại phản ứng được với nước.
Nhiệt độ cao sẽ làm kim loại tan chảy (như kim loại kiềm, lithium, natri, kali, rubidium và caesium) sẽ phản ứng với nước vì có nhiệt độ xúc tác sinh ra hydro và hydroxit làm cung cấp thêm nhiên liệu hydro cho sự cháy.
Thay vào đó bạn hãy tìm đến nơi thông thoáng, nhiều dưỡng khí như tầng thượng, ban công để kéo dài thời gian cầm cự chờ đội cứu hộ tới thay vì trốn trong các không gian kín.
Theo soha

Posted by

FM 974:Nam Dương: Cấm Không Được Nói Tới Ma

Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 26/03/2018

Ernest Sirega, người hướng dẫn viên du lịch tại ngôi nhà Tjong A Fie, một địa điểm du lịch nổi tiếng cổ xưa ở Medan, Nam Dương, trầm giọng giãi thích, họ đã không còn được phép nói, không được bàn tán về những chuyện ma nữa.
    Ngôi nhà Tjong A Fie, xây năm 1895, chủ nhân là ông Tjong A Fie, một thương gia người Hoa thành đạt được biết tới như là một trong những người cha dựng nên thành phố này, tháng Giêng năm 2018, chuyện của ngôi nhà đã gây ra nhiều tranh luận mang tính cách bảo thủ, khi đài truyền hình số 7 địa phương cho trình chiếu một loạt phim có tựa đề “Bí mật của lâu đài Tjong A Fie”, người sản xuất bộ phim cho thân nhân của ông Tjong A Fie biết, họ chỉ muốn nói đến lịch sử của ngôi nhà thôi, tuy nhiên, khi phim chiếu có đoạn cho là ngôi nhà bị một con ma cà rồng tóc quắn ám và tấm hình ghê rợn của Tjong A Fie với cặp mắt trợn trừng mở rộng, nhìn theo nhóm người đến xem đi chung quanh căn phòng. Gia đình ông Tjong A Fie hết sức giận dữ trước những gì mà họ xem được và cho rằng đó là một sự tường thuật giả dối, Mimi fie, một trong các người cháu của Tjong, biểu lộ thái độ căm tức trong buổi phỏng vấn với tờ tin mạng điện tử Tribu – Medan, cô bảo toàn bộ phim có mục đích kỳ thị cho nên nó không nên được trình chiếu. Người ta có thể chỉ trích việc làm ra bộ phim này vì nhiều lý do nhưng trên thực tế, tại Nam Dương, ma là một cái gì đó khá quan trọng dính líu rất nhiều trong mọi khía cạnh của đời sống hàng ngày.
   Nam Dương là một quốc gia có số dân Hồi giáo lớn nhất trên thế giới, 80% dân số là người theo đạo Hồi, là một tôn giáo cấm đoán việc tin tưởng ma quỷ, còn nữa, chuyện tin ma quỷ là chuyện hết sức rộng rãi và phổ thông có gốc rễ tại đảo quốc này từ thời kỳ chưa có đạo Hồi, Nam Dương có rất nhiều hình ảnh ma quỷ đáng kể như con ma huyền bí ở địa phương tên “pocong” (xác người chết quấn trong vỏ cây, vải thô như xác ướp Ai cập) cho đến ma cà rồng nữ “kuntilanak”. Những câu chuyện ma ở miền này miền kia được người dân Nam Dương tin có nhiều nguồn gốc từ thuyết vạn vật hữu linh, liêu trai chí dị  cỗ xưa Trung Hoa, tổ tiên ông bà và sự tin tưởng của người nghèo khổ là tương lai tốt đẹp sẽ đến đời sau, kiếp sau.
   Amir Muhammad, một nhà quan sát về văn hóa, viết lời tựa cho cuốn “The Malaysian Book of Undead” rằng “những con ma mà người dân chọn để tin vào cũng nói lên nhiều điều về thái độ của họ về giống phái, môi trường thiên nhiên và ngay cả chủng tộc. Khi nói tới giống phái, ma của người Nam Dương thường là con ma đàn bà, một trong những chuyện ma khá nổi tiếng là chuyện “lang suir”, con ma này là linh hồn của một người đàn bà chết lúc sinh con hay sinh ra đứa con còn sống, một chuyện khác là “sundel bolong” nói về người đàn bà bị hiếp dâm, mang thai rồi cũng chết trong lúc sinh con, từ những câu chuyện như vậy, cho người ta thấy tại sao người Nam Dương sợ  hãi, phần lớn chuyện cỗ tích ma đều có liên quan tới ma nữ, đều là nạn nhân và nội dung mỗi chuyện ma có cùng biểu tượng của bạo lực đối với phụ nữ, họ bị đối xử bất bình đẳng và bị xâm phạm bạo động tình dục, họ là những người nghèo khó không hưởng được các dịch vụ y tế.
   Damayana, một người viết văn địa phương ghi nhận rằng, Nam Dương có con số trẻ em tử vong cao, với 305 em chết trong số 100 ngàn em sinh ra năm 2015, trong khi đó ở những quốc gia phát triển, tỷ lệ là 12 trên 100 ngàn, ở Nam Dương có nhiều báo cáo về các vụ hiếp dâm hơn là cướp bóc có súng hay vũ khí nhọn khác, dựa trên kết quả này, chuyện ma nữ ở Nam Dương không chỉ là chuyện thần thoại ma quái mà thật ra nó gióng lên tiếng vang cho những vấn đề nan giải đối với người phụ nữ nước này như việc nguy hiểm khi sinh nở của người dân nông thôn hẽo lánh hay có cơ hội bị tấn công bạo động, sự sợ hãi xã hội và chính trị gần như cột chặt với nhau trong những câu chuyện cỗ tích về ma của Nam Dương. Những ý niệm bảo thủ quanh chuyện lâu đài Tjong A Fie, bao gồm sự cáo buộc kỳ thị chống người Hoa, là một sự kiện khá đặc biệt, Medan là thị trấn nơi xãy ra vụ bạo loạn năm 1998 mà người dân Nam Dương nhắm vào cộng đồng người Hoa, đã làm cho hơn 1000 người chết. Phần khác, việc này đưa người ta quay lại thời kỳ chống cộng sản của những năm 1965 -1966, một trong các thời kỳ đen tối nhất của lịch sử Nam Dương, có hơn 500 ngàn ngưởi chết, bao gồm hàng ngàn người Hoa.
   Vẽ nên hình ảnh ngôi nhà Tjong A Fie là một lâu đài ma ám, bộ phim vừa rồi đã bỏ qua dịp may bàn luận về cái di sản đóng góp quan trọng của người Nam Dương gốc Hoa nhưng lại cố tình ủng hộ ý niệm chính trị vốn ăn sâu trong đầu người dân Nam Dương, người Nam Dương gốc Hoa là cái gì đó đáng sợ ngay cả trong cái chết, ma và bạo động chính tri trộn lẩn nhau trên khắp miền của đất nước còn in hằn dấu tích phún xuất thạch này. Những chuyện ma cũng được dùng tới để biện hộ cho các việc vi phạm luật pháp, dân làng ở Mandailing Natal, phía bắc đảo Sumatra, vừa qua đã giết một con cọp Sumatra được bảo vệ vì họ lầm lẩn nó là “siluman”, một thứ quỷ dữ quyền năng. Móng chân cọp, răng, da, bộ phận bên trong và lông được lấy sạch, đem bày bán ngoài chợ đen nơi có giá cao vì cho rằng những thứ đó là loại thuốc đông y quý hiếm, thay vì nhìn nhận việc giết con cọp vì lý do an toàn hay lấy da lấy xương, dân làng này cho rằng, họ hành động dựa trên sự sợ hải thế giới thần linh. Dùng lý do tin vào ma để biện minh cho những việc làm phạm pháp cũng thường xãy ra ở các vùng nông thôn, ngay cả viên chức làng xã hay chính trị gia có tên tuổi cũng dựa vào chuyện ma mà biện bạch cho việc hối lộ tham nhũng, lạm dụng quyền thế hoặc che đậy sự thất bại của mình.
   Chuyện ma, chuyện thần linh, yêu tinh còn được xem là một cách để giải thích những điều không thể giải thích, nhất là những thất bại của chính quyền, thí dụ, khi chuyến bay Air Asia từ thành phố Surabaya đi Tân Gia Ba cuối năm  2014, thị trưởng thành phố Jakarta lúc bấy giờ, ông Basuki “Ahok” Purnama cho rằng có sự ám ảnh của ma và các hiện tượng thần linh bí ẩn khác trong vùng đảo Kalimatan, nơi người ta tìm thấy xác chiếc phi cơ. Chiếc phi cơ của hảng Air Asia rớt nổ tung, chết 162 hành khách, trong khi công chúng nhức đầu chờ tìm ra nguyên nhân, chưa có một sự giải thích thỏa đáng thì thị trưởng Purnama lại dùng lập luận có ma quỷ này trước công chúng, nhưng sau đó ông nói rằng, ông chỉ đùa thôi.
   Ma cũng là yếu tố quyết định việc “dựng vợ gã chồng” ở Nam Dương, một hiện tượng đã có lâu đời mà cha mẹ tin vào đó với ý muốn tốt cho con cái, trên đảo Sumba, người dân đều tin rằng mọi gia đình đều thuộc vào hồn ma “suanggi”, linh hồn của con ma cà rồng hiền từ ở bên trong con người của họ, vì vậy cũng do từ sự tin tưởng này, gia đình con trai sẽ chấp thuận ngay nếu cô bạn gái của anh ta là người từ một gia đình được xác định là “suanggi”.
   Bất kể sự tin tưởng khó hiểu này tác động lên những việc như cưới hỏi, sức khỏe hay đời sống chính trị ra sao, con ma hay linh hồn khuất mặt đều hiện diện trong mọi sinh hoạt đời sống hàng ngày ở Nam Dương, sự tin tưởng này đã ăn sâu và sẽ vẫn kéo dài trong tiềm thức dân chúng như nó đã có từ  bao đời qua mặc dù bị cấm đoán bởi những điều răn dạy của Hồi giáo hay của chính quyền.


Thuyên Huy
Monday 26.03.2018