8 thg 2, 2022

Chim thư ký – con chim kiêu sa nhất thế giới - Nhã Khánh

 

Bạn có biết nếu xét theo tiêu chuẩn người mẫu của con người thì chim thư ký đạt điểm tuyệt đối. Nó có đôi chân dài kiêu sa, dài đến nách mà bất cứ người mẫu nào cũng mơ ước. Hơn nữa, với đôi mắt long lanh cùng cặp lông mi dài phải nói rất quyến rủ. Bên ngoài chim khoát lên bộ lông như bộ áo công sở sang trọng và quý phái. Những điều trên làm cho cái tên “chim Diều ăn rắn” bị quên đi và được gọi tên mỹ miều hơn là chim thư ký

Ngoài vẻ đẹp kiêu sa đó. Chim thư ký còn là một cô gái mạnh mẽ. Nó có cú đá cực mạnh. Nếu xét về sức mạnh so với cơ thể thì nó thuộc loại đỉnh. Có thể nói là cú đá mạnh nhất thế giới động vật. Nó có thể ra cú đạp mạnh gấp 5-6 lần trọng lượng cơ thể của mình. Và cú đạp đấy cũng nhanh đến mức xảy ra trong vòng có 1/10 cái chớp mắt của chúng ta. Với cú đá này thì ngựa chỉ là ruồi thôi.

Secretarybird hay diều ăn rắn, là loài chim thuộc họ Sagittariidae (tên khoa học Sagittarius serpentarius). Ngoài những cái tên khoa học cứng nhắc, dài dòng và khô khan của loài này, người ta hay gọi nó bằng một cái tên khác, đó là chim thư ký. Họ gọi như thế là bởi vì vẻ bề ngoài của nó với chỏm lông trên đầu như những cây bút lông hay cài trên đầu của những người thư ký ở châu Âu thế kỷ 18. Bên cạnh cái tên đặc biệt, nghe một lần là nhớ mãi, secretarybird còn có một đôi chân siêu dài và hàng lông mi cong cũng siêu dài, bóng mượt mĩ miều mà chị em nào cũng phải ghen tị. Đặc điểm này là minh chứng cho thấy cái tên thư ký lại càng hợp và đáng nhớ hơn bất kể cái tên nào khác.

Loài chim này là loài đặc hữu ở châu Phi, thường xuất hiện ở những đồng cỏ và xavan thưa thớt ở khu vực hạ Sahara. Có thể dễ dàng nhận ra nó nhờ cơ thể to lớn có phần giống với đại bàng hay chim ưng. Một con chim thư ký trung bình cao khoảng 1,3m, nặng 3,3kg, dài khoảng 112cm tới 150cm, sải cánh từ 191cm đến 225cm. Do đặc điểm đó nên nó to lớn hơn bất kì loài chim săn mồi ban ngày nào.

Dù vẻ ngoài điệu đà có chút gì đó “nữ tính” nhưng nó lại là một sát thủ khét tiếng trong tự nhiên. Nó săn bắt bằng cách đi lại tìm mồi trên đồng cỏ, khi cần vẫn có thể tăng tốc chạy để bắt mồi. Thức ăn chủ yếu của chim thư ký là động vật có vú nhỏ, bò sát, các loài chim, côn trùng. Và đúng như cái tên diều ăn rắn của mình, nó không thể nói không với các loài rắn được, kể cả các loài rắn độc cũng không phải đối thủ của nó.

Khi gặp con mồi, nó sẽ đuổi theo dùng mỏ và chân để tấn công đối phương cho đến chết, ngoài ra diều ăn rắn sẽ xòe 2 cánh, dựng chỏm lông sau đầu lên để dọa con mồi. Một số nghiên cứu cho rằng loài chim khủng bố sống cách đây 5 triệu năm ở thời đại khủng long cũng có chiến thuật săn mồi giống như thế.

Với đôi chân dài miên man, chim thư ký là một trong những loài chim có cú đá mạnh nhất thế giới động vật, một cú đá của nó có lực “nhẹ nhàng” khoảng 195 Newtons, mạnh gấp 5-6 lần trọng lượng cơ thể của chính nó. Nó tung đòn nhanh đến mức toàn bộ hành động chỉ xảy ra trong vòng 1/10 cái chớp mắt của chúng ta. Không những đẹp, khỏe, bá đạo, chim thư ký còn thông minh chẳng kém, khi săn mồi nó biết tận dụng đám cháy gần đó, nhặt rác khắp nơi để đốt khiến cho những con mồi nhỏ không thể nào thoát khỏi ngọn lửa.

Chim thư ký có thể kết đôi bất kể thời điểm nào trong năm, tùy thuộc vào lượng thức ăn lúc đó. Cách tán tỉnh bạn tình của loài rất đơn giản, chim đực và chim cái sẽ xòe cánh lên rồi rượt đuổi nhau trên đồng cỏ. Cặp đôi sẽ cùng nhau xây dựng ngôi nhà hạnh phúc của mình, chúng thường lấy cành cây, lông thú, lá cây, cỏ để làm lên chiếc tổ lớn khoảng 2,4m và sẽ dùng trong nhiều năm. Các con sau khi nở ra sẽ được chim bố mẹ chăm sóc chu đáo, không giống như nhiều loài chim săn mồi khác, chim thư ký là những ông bố bà mẹ siêu đảm, nuôi dạy con rất tử tế, chúng sẽ dạy con đến khi biết săn mồi, biết bay và sử dụng đôi chân hiệu quả mới thôi. Chim non sẽ mất khoảng 12 tuần để đủ lông đủ cánh, tự tin ra ngoài sinh tồn mà không cần tới bố mẹ.

blank

Chính bởi sự đặc biệt của mình, chim thư ký đã vinh dự được xuất hiện trên logo và quốc kỳ của đất nước Sudan với ý nghĩa là biểu tượng của chiến thắng và trên phù hiệu quân đội của Nam Phi, biểu trưng cho sự bảo vệ. Từ năm 1968, loài đã được Công ước Châu Phi về Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên bảo vệ và ngày càng có nhiều các hoạt động thiết thực hơn nữa từ nhiều sở thú góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của loài.

blank

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét