24 thg 2, 2022

Tiếng xấu trong làng / La mauvaise réputaion ( TC.Da Màu )

 

♦ Chuyển ngữ:  
 

Georges Brassens (người ngồi đàn; ảnh Robert Doisneau)

Lời người dịch: Tôi được đọc thơ và ca từ của Georges Brassens lần đầu qua những bản dịch của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường với lời giới thiệu của nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn trên tạp chí văn chương Tiền Vệ.

Lần đầu nghe đoạn ghi âm tác giả trình diễn bài “La mauvaise réputation” được anh Hoàng Ngọc-Tuấn đính kèm, tôi kinh ngạc với cái câu được lặp lại hầu hết một lần ở mỗi đoạn:

Mais les braves gens n’aiment pas que
L’on suive une autre route qu’eux…

Đây là một thứ tiếng Pháp độc đáo về nhạc tính. Những âm tiết trong lời ca như gồm sẵn tiếng rộn ràng của bộ gõ!

Cách đây vài năm, tôi trở lại với bài này khi tìm kiếm thêm ca khúc ngoại ngoại quốc để dịch. Tôi có dịp trình bày một phiên bản lời Việt của “La mauvaise réputation” trước một nhóm bạn văn thân quen với nhà văn Phùng Nguyễn trong một buổi tiệc giỗ của anh do gia đình tổ chức. Tôi chọn bài này vì nghĩ đến một câu nói của anh lúc sinh thời (không nhớ rõ nguyên văn, nhưng đại ý), “Chúng ta không hẳn tất cả đều chống cộng, nhưng chúng ta chắc chắn đều chống độc tài.”

Tôi nhận ra tư tưởng chính của Georges Brassens trong nhiều bài thơ và ca khúc của ông là chống độc tài. Riêng “La mauvaise réputation” chống đến cái gốc làng xã của thói suy nghĩ áp chế của đám đông.

Trong bản dịch Việt ngữ đầu tiên ấy, tôi cố gắng tái tạo nhạc tính của ca từ gốc ở câu đã dẫn, nhưng phải nói là không thành công và chỉ tạo ra được một đoạn thật khó hát. Trong phiên bản này, tôi vẫn chưa từ bỏ tham vọng làm một điều gì đó với nhạc tính của đoạn lặp lại ấy.

Về mặt ngôn ngữ, ca từ của George Brassens nổi tiếng là suồng sã và thô tục. Nhưng theo Wikipedia, “La mauvaise réputation” là một ca khúc được nhiều người Pháp ưa thích – tôi nghĩ là ít nhất vào thời của nó. Ngày nay, với những cấm kỵ văn hóa mới ở một số nước Tây phương, đặc biệt liên quan đến những cách diễn tả có thể bị coi là “diễn ngôn do thù ghét” (“hate speech”), tôi thấy có lẽ nên đưa ra “khuyến cáo động tâm” (“trigger warning”) về mấy chỗ trong ca từ. Đó là những dòng về người khuyết tật, cụ thể là người cụt tay, người cụt chân, và người mù. Họ không phải là đối tượng bị tác giả mang ra chế diễu, nhưng giữ vai trò hình tượng then chốt làm nên quan điểm và phong cách của tác giả. Cũng trong mục đích này, tôi mạn phép thêm hai từ “trong làng” vào tựa ca khúc, như để giúp gợi ra ngay từ đầu là có một bối cảnh có thể hơi xa hoặc rất xa thực tại nơi người nghe hoặc người đọc tiếp cận với ca từ Việt. – LĐNL

 *  *

 Tiếng xấu trong làng

Xin được thưa chẳng chút dối gian,
Tôi lâu nay mang tiếng trong làng.
Dù tôi lên tiếng hay chỉ nín thinh
Họ vẫn nhiếc móc bất kể sự tình!
Xin thưa ngay tôi chưa gây hại cho một ai
Khi thong dong đi trên con đường nhỏ vô ngại.
Nhưng những người ngay kia chẳng vừa ý cho
Ai bước đi ngoài ngả đường của họ,
Không, những người ngay kia chẳng vừa ý cho
Ai bước đi ngoài ngả đường của họ,
Mọi người bôi bác tôi đây thậm tệ,
Trừ vài kẻ câm, ấy là thông lệ.

Lễ Quốc Khánh mười bốn tháng bảy
Tôi cứ ngủ vùi trên chiếc giường mềm mại.
Tiếng nhạc vui cùng bao tiếng chân
Vang khắp phố phường nhưng tôi đây đâu cần.
Xin thưa ngay tôi chưa gây hại cho một ai
Khi nghe tiếng trống đánh như làn gió bên tai.
Nhưng những người ngay kia chẳng vừa ý cho
Ai bước đi ngoài ngả đường của họ,
Không, những người ngay kia chẳng vừa ý cho
Ai bước đi ngoài ngả đường của họ,
Mọi người chỉ trỏ phía tôi hướng về
Trừ kẻ mất tay, ấy là thông lệ.

Đến một hôm gặp kẻ gian phóng ngang,
Ráo riết truy đuổi bởi chục dân làng,
Tôi vội đưa chân mình ra ngáng y,
Nhưng cả đám ngã nhào chẳng biết do gì.
Xin thưa ngay tôi chưa gây hại cho một ai,
Khi buông tha cho tên ăn trộm táo kia xa chạy.
Nhưng những người ngay kia chẳng vừa ý cho
Ai bước đi ngoài ngả đường của họ,
Không, những người ngay kia chẳng vừa ý cho
Ai bước đi ngoài ngả đường của họ,
Mọi người vội vã nhắm tôi chạy về,
Trừ kẻ mất chân, ấy là thông lệ.

Chẳng cần tới người có phép tiên
Cũng đoán trước được hậu quả nhãn tiền,
Nếu tìm thấy sợi dây rất to,
Chắc chắn họ cột vào tôi ngang cổ.
Xin thưa ngay tôi chưa gây hại cho một ai,
Khi thong dong đi trên một lối khác vào ngày mai.
Nhưng những người ngay kia chẳng vừa ý cho
Ai bước đi ngoài ngả đường của họ,
Không, những người ngay kia chẳng vừa ý cho
Ai bước đi ngoài ngả đường của họ,
Mọi người sẽ tới xem tôi lên giàn,
Trừ những kẻ đui, điều này đương nhiên.

Georges Brassens

 

La mauvaise réputation

 Au village, sans prétention,
J’ai mauvaise réputation.
Qu’je m’démène ou qu’je reste coi
Je pass’ pour un je-ne-sais-quoi!
Je ne fait pourtant de tort à personne
En suivant mon chemin de petit bonhomme.
Mais les brav’s gens n’aiment pas que
L’on suive une autre route qu’eux,
Non les brav’s gens n’aiment pas que
L’on suive une autre route qu’eux,
Tout le monde médit de moi,
Sauf les muets, ça va de soi.

Le jour du Quatorze Juillet
Je reste dans mon lit douillet.
La musique qui marche au pas,
Cela ne me regarde pas.
Je ne fais pourtant de tort à personne,
En n’écoutant pas le clairon qui sonne.
Mais les brav’s gens n’aiment pas que
L’on suive une autre route qu’eux,
Non les brav’s gens n’aiment pas que
L’on suive une autre route qu’eux,
Tout le monde me montre du doigt
Sauf les manchots, ça va de soi.

Quand j’croise un voleur malchanceux,
Poursuivi par un cul-terreux;
J’lance la patte et pourquoi le taire,
Le cul-terreux s’retrouv’ par terre
Je ne fait pourtant de tort à personne,
En laissant courir les voleurs de pommes.
Mais les brav’s gens n’aiment pas que
L’on suive une autre route qu’eux,
Non les brav’s gens n’aiment pas que
L’on suive une autre route qu’eux,
Tout le monde se rue sur moi,
Sauf les culs-de-jatte, ça va de soi.

Pas besoin d’être Jérémie,
Pour d’viner l’sort qui m’est promis,
S’ils trouv’nt une corde à leur goût,
Ils me la passeront au cou,
Je ne fait pourtant de tort à personne,
En suivant les ch’mins qui n’mènent pas à Rome,
Mais les brav’s gens n’aiment pas que
L’on suive une autre route qu’eux,
Non les brav’s gens n’aiment pas que
L’on suive une autre route qu’eux,
Tout l’mond’ viendra me voir pendu,
Sauf les aveugles, bien entendu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét