27 thg 2, 2022

THỦ TƯỚNG ÔKUMA SHIGENOBU THỜI MINH TRỊ NHẬN XÉT THẾ NÀO VỀ DÂN TỘC TÍNH CỦA TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN ?


  (Luận về dân tộc tính của Nhật Bản và Trung Quốc

Ôkuma Shigenobu, 1915) 

Biên dịch 

NGUYỄN SƠN HÙNG
25/12/2018


MỤC LỤC



QUYỂN ĐẦU
Trang

Sơ lược về tác giả ………………………………….
1

Lời người biên dịch ………………………………..
3
Bài 1
Đặc tính di truyền khó chữa của Trung quốc là gì?....
4
Bài 2
Trung quốc như thế nào trước khi bị liệt cường xâu


xé ? ........................................................................... 
5 
Bài 3
Trung quốc khinh nhờn, sỉ nhục Nhật Bản như thế


nào? .......................................................................... 
8 
Bài 4
Khi nào người Trung quốc mới biết ơn và tin tưởng


người khác? .............................................................. 
12 
Bài 5
Cách mạng Trung Quốc đem lại gì cho dân tộc và


thái độ họ trong đàm phán như thế nào? .................. 
16 
Bài 6
Tần Thủy Hoàng chỉ là bạo chúa sao? …………….
20
Bài 7
Đạo giáo và Nho giáo thịnh suy ở Trung Quốc như


thế nào? …………………………………………… 
24 
Bài 8
Người Trung Quốc tự đại như thế nào? ……………
30
Bài 9
Ở Trung Quốc, không khổ nhọc mà giàu có mới là


tài giỏi ? ................................................................... 
35 
Bài 10
Thật sự Trung Quốc có gì để đáng tự hào?...............
39
Bài 11
Tinh thần tôn giáo người Trung quốc như thế nào? ...
43

QUYỂN CUỐI

Bài 12
Nguyên nhân gì làm Trung Quốc bị xâm chiếm bởi


các dân tộc mà họ cho là man di?..............................
 47 
Bài 13
Chu Tử học và Vương Dương Minh học khác nhau


ở đâu?........................................................................ 
52 
Bài 14
Tại sao người Hán dành lại được lãnh thổ bị mất? …
59
Bài 15
Tại sao người Trung Quốc bây giờ vẫn còn sợ ma


quỉ?............................................................................
62
Bài 16
Cần như thế nào để không bị mất nước? ……………
64
Bài 17
Cường quốc khác có thể tiêu diệt được Trung Quốc


không? .......................................................................
66
Bài 18
Tại sao Nhật Bản và Trung quốc cần phải liên đới?...
68
Bài 19
Nhật Bản nhập chữ Hán để làm gì? …………………
70
Bài 20
Đặc sắc tự hào của dân tộc Nhật Bản là gì? …………
76
Bài 21
Bắt chước văn minh Trung quốc đem lại tai hại gì


cho Nhật Bản? …………………………………….. 
79 
Bài 22
Tại sao thời kỳ chuyển giao văn minh lại 


nguy hiểm …………………………………………. 
85 
Bài 23
Tại sao Trung quốc không thể học theo Nhật Bản?....
94
Bài 24
Tại sao Nhật Bản không nên học theo vinh quang ảo


huyền của Trung quốc? …………………………….. 
98 
Bài 25
Nhật Bản còn cần tiếp tục di chí của Fukuzawa

i


Yukichi không? …………………………………….

101

Sơ Lược về tác giả

Ôkuma Shigenobu (Đại Ôi TrọngTín) xuất thân ở phiên Saga (còn gọi làHizen), sanh năm 1838, con trai trưởng của gia đình võ sĩ cấp cao chủ nhiệm về súng ống của phiên với mức lương 300 thạch.
Lúc 7 tuổi đi học trường Hoằng Đạo Quán của phiên lập ra. Trường này đào tạo học sinh theo Nho học căn cứ theo tư tưởng trong sách “Diệp Ẩn”. Nhưng ông thấy cái học này không còn hợp thời nên năm 1854 cùng các bạn bè có cùng tư tưởng kiến nghị phiên thay đổi nội dung giáo dục nhưng không thành công. Năm sau ông thôi học trường này và năm 1856 ông chuyển sang học trường dạy Lan học (Hà Lan) của phiên.
Năm 1861 (lúc 23 tuổi) ông giảng hiến pháp Hà Lan và Lan học cho lãnh chúa của phiên và làm giáo sư giảng dạy Lan học ở trường Hoằng Đạo Quán khi trường này sáp nhập vào trường Lan học nói trên. Ông đã đề xướng phiên nên liên minh với phiên Chôsyu, một phiên cường mạnh của thời đó, hay làm trung gian hòa giải cho giữa phiên này với chính quyền Mạt Phủ nhưng không được nghe theo. Năm 1865 ông giảng dạy ở trường Anh học tên “Trí Viễn Quán” ở Nagasaki do nhà truyền đạo người Hà Lan Guido Herman Fridolin Verbeck làm hiệu trưởng. (Rất nhiều nhân vật quan trọng của Minh Trị duy tân đã theo học trường này.) Trong dịp này ông biết được Thánh kinh Tân ước và Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ và có ảnh hưởng lớn đến ông.

Năm 1868 (Minh Trị nguyên niên), lúc 30 tuổi ông làm “phán sự” (cấp dưới Thứ trưởng) của Bộ Ngoại giao và được giao phó đàm phán với Harry Smith Parkes, Công sứ Anh về luật cấm truyền đạo Thiên chúa. Năm 1869 ông kiêm nhiệm chức Phó “tri sự” kế toán để xử lý công việc đàm phán với công sứ của 5 nước Âu Mỹ về việc áp dụng chế độ tiền tệ cận đại vào Nhật Bản và chế định Điều lệ về hóa tệ mới. Sau đó ông làm Thứ trưởng bộ Tài chánh, và bỏ công sức xây dựng các công trình đường sắt, thông tin v.v...

Năm 1870 ông được bổ nhiệm Tham Nghị. Vào ngày 17/7/1871 khi chính phủ Minh Trị tuyên bố bỏ phiên lập huyện, Tham Nghị nội các gồm có 4 người, ngoài ông là Kido Tayoshi, Saigô Takamori và Itagaki Taisuke (những nhân vật chủ yếu đại biểu các phiên phò Thiên hoàng bãi bỏ Mạc Phủ). Các chức vụ chính trong quan lộ của ông có thể tóm tắt như sau: 2 lần làm Thủ tướng, 5 lần Bộ trưởng bộ Ngoại giao, 1 lần Bộ trưởng Nông Thương (kiêm nhiệm), 2 lần Bộ trưởng Nội vụ (kiêm nhiệm) và Nghị viên của Quý tộc viện. Nội các ông làm Thủ tướng lần đầu tiên rất ngắn từ 30/6~

8/11/1898 (Minh Trị thứ 31) nhưng là nội các đầu tiên do các đảng chính trị lập ra ở Nhật Bản còn các nội các trước chịu ảnh hưởng lớn của phiên phiệt (hay quân phiệt). Nhiệm kỳ Thủ tướng lần thứ 2 của ông là từ 16/4/1914 (Đại Chính thứ 3) đến 9/10/1916.

Một đặc điểm khác là ông người tích cực kiến nghị Minh Trị thiên hoàng sớm lập Quốc hội và ngăn cản chuyện bán đất của hòn đảo Hokkaidô. Nhờ đó mà Quốc hội và Hiến pháp thời Minh Trị sớm được thành lập và ban hành. Chính vì việc này mà ông bị phía chống đối bãi chức.
Năm 1882 ông sáng lập trường tư tên Tokyo senmon gakkô (Đông kinh chuyên môn học hiệu) và sau này là đại học tư Waseda cho đến nay. Ông cũng quan tâm chú trọng vấn đề nâng cao giáo dục phụ nữ. Năm 1897 ông là chủ tịch hội sáng lập Nihon jyoshi đaigakkô (Nhật Bản Nữ Tử đại học hiệu). Ông cũng là người thay đổi lịch Nhật Bản từ âm lịch sang dương lịch như hiện nay. Một đặc điểm khác, ông là chính trị gia có để lại khá nhiều tác phẩm để lại nhưng ít được biên dịch sang tiếng Nhật hiện đại. Gần đây mới có vài tác phẩm được thực hiện. Ông rất ghét viết chữ nên khi sáng tác, ông thường nói và có người ghi chép lại.
Ông mất ngày 10/1/1922, thọ 84 tuổi. Vì thời gian ông làm Thủ tưởng không dài nên tang lễ được cử hành theo hình thức “quốc dân táng” thay vì “quốc táng” nhưng đã có khoảng 300 ngàn người dự tang lễ.

Nguồn: Wikipedia tiếng Nhật


Lời người biên dịch

Qua phần sơ lược về tiểu sử của tác giả, chúng ta có thể thấy chuyên môn chính của tác giả là ngoại giao và tài chính. Quyển sách “Nhật Chi dân tộc tính luận” (“Luận về dân tộc tính của Nhật Bản và Trung Quốc”) của ông được xuất bản vào ngày 20 tháng 7 năm 1915 trong lúc ông đang làm Thủ tướng lần thứ 2. Năm 1915 là năm Nhật Bản đưa ra 21 điều yêu cầu đến Trung Hoa Dân Quốc, và 16 điều yêu cầu được ký kết vào ngày 25 tháng 5 dưới hình thức 2 điểu ước và 13 văn bản trao đổi.

Tựa sách là “Luận về dân tộc tính của Nhật Bản và Trung Quốc” và sách gồm có 27 bài viết nhưng số bài viết đề cập dân tộc tính Nhật Bản chỉ có 4 bài. Mặc dù lúc sách phát hành ông là Thủ tướng đương thời và từng là Bộ trưởng Ngoại giao nhiều lần nhưng nội dung nhận xét về dân tộc tính của Trung Quốc phải nói là rất nặng nề và hình như không để ý đến chuyện người Trung Quốc không hài lòng hay giận dữ khi đọc được nội dung này, hoặc có thể nói là tất nhiên vì lúc đó Nhật Bản đang mạnh và TQ đang yếu. Do đó có thể nói nội dung không có tính lịch sự xã giao, thật sự cho chúng ta biết được người mạnh nhìn và đánh giá người yếu như thế nào

Người đọc có thể ngạc nhiên về sự hiểu biết chi tiết về lịch sử Trung Quốc và nhận xét ít có của tác giả mà qua đó có thể hiểu biết thêm về đặc tính của dân tộc này đông thời biết được khác biệt căn bản của họ so với Nhật Bản mặc dù cả 2 cùng học Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo. Người Việt chúng ta có ít nhiều giống người Trung Quốc. Do đó, mong rằng trong những “lời thật mất lòng” của tác giả, nếu có điều nào chúng ta thấy đúng, chúng ta tham khảo để biết khuyết điểm mà tránh, đồng thời hiểu biết thêm về dân tộc láng giềng để ứng phó khôn khéo. Đó là mong mỏi của người dịch.

Nguyên tác được chia làm 2 quyển, quyển đầu gồm 11 bài và quyển cuối gồm 14 bài phát hành cùng ngày. Bản dịch này căn cứ vào bản dịch ra tiếng Nhật hiện đại của ông Kurayama Mitsuru xuất bản năm 2016. Phần “Ghi chú”, phần viết trong ( ) và phần tô đậm hay viết chữ nghiêng là do người biên dịch thêm vào, trong nguyên tác không có.

Cuối cùng, người biên dịch trân trọng mong mỏi được góp ý của các độc giả để tu sửa cho tốt hơn.
Nguyễn Sơn Hùng





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét