Trong vài
ngày qua, đòn trừng phạt tài chánh nặng nề nhất là SWIFT, được xem như
một vũ khí hạt nhân trong lãnh vực tài chánh, đang được Hoa Kỳ cùng phe
đồng minh bàn luận xem có thể áp dụng lên Nga hay không? Có lẽ đây cũng
là dịp để tìm hiểu thêm về SWIFT.
SWIFT là gì và vai trò cùng ảnh hưởng của nó ra sao?
SWIFT
(The Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications), tạm
dịch là Cộng đồng Tài chánh Viễn Thông Liên Ngân Hàng Toàn Cầu, ra đời
năm 1973 tại Brussels, có tổng hành dinh tại Bỉ với khoảng 11 ngàn thành
viên là ngân hàng cùng các tổ chức tài chánh thế giới.
SWIFT
không phải là một cơ quan tài chánh hay ngân hàng trực tiếp giữ và luân
chuyển tiền mà như tên gọi, là một hệ thống viễn thông sử dụng các tin
nhắn được tiêu chuẩn hóa để cung cấp các lệnh trung gian trong việc giao
dịch tài chánh thế giới. Nó được ví như một xương sống trong hệ thống
tài chánh toàn cầu hiện đại và là một "mạng xã hội" của cộng đồng tài
chánh không thể thiếu.
Trước
khi SWIFT được thành lập và trở nên thông dụng trong thế giới tài
chánh, việc thanh toán quốc tế được giao dịch qua hệ thống điện tín hay
máy Fax truyền thống cho đến tận thập niên 1980s, vừa thiếu an toàn và
không bảo mật. Hiện nay, mỗi ngày SWIFT phát đi khoảng 42 triệu lệnh
chuyển tiền, chi trả cho cá nhân hay các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân
trên 200 quốc gia.
Được-mất trong việc trục xuất Nga khỏi SWIFT:
Khá
nhiều ý kiến từ các chính khách cho đến giới chuyên gia tài chánh,
truyền thông đang tranh luận xem liệu Hoa Kỳ và đồng minh có nên trục
xuất Nga ra khỏi hệ thống giao dịch SWIFT như một biện pháp cấm vận và
chế tài Nga trong cuộc xâm lấn Ukraine hiện nay hay không, bởi có những
ảnh hưởng của biện pháp này.
Nga
phụ thuộc khá nhiều vào SWIFT, với khoảng hơn 300 ngân hàng và tập đoàn
tài chánh hàng đầu sử dụng SWIFT, cũng như có người sử dụng cao hàng
thứ nhì, sau Mỹ, khi hơn phân nửa các tổ chức tín dụng Nga sử dụng
SWIFT. Trục xuất Nga khỏi SWIFT là cắt mạng "internet" về tài chánh, làm
tê liệt các giao dịch, thanh toán của các tổ chức tài chánh của Nga với
Châu Âu và thế giới, gây biến động và xáo trộn hệ thống tiền tệ và tài
chánh của Nga.
Tuy
nhiên, không phải quốc gia đồng minh nào cũng sẳn sàng cho biện pháp
này, kể cả Hoa Kỳ cũng chỉ xem nó như một đòn "vũ khí hạt nhân" đang còn
cân nhắc, không chỉ lo ngại cho Hoa Kỳ mà vì chính những ảnh hưởng cho
đồng minh tại Châu Âu.
Các
quốc gia Châu Âu mua khí đốt, năng lượng và giao dịch làm ăn với Nga,
nhất là Đức và Ý cần có những giao dịch tài chánh qua lại hai bên. Dù
chiến tranh xảy ra, các hãng năng lượng của Nga vẫn đang cung cấp năng
lượng, khí đốt cho Châu Âu, không thanh toán tiền được thì việc cung cấp
này sẽ gián đoạn, tạo ra một khủng hoảng năng lượng tại Châu Âu và ảnh
hưởng dây chuyền đến kinh tế thế giới. Đó là lý do phương Tây đã hăm dọa
trục xuất Nga khỏi SWIFT hồi năm 2004, sau vụ xâm lấn Crimea nhưng đã
không thực hiện.
Các
nghị quyết giữa các dân biểu Cộng Hòa và Dân Chủ tại Quốc Hội Mỹ cũng
không thống nhất biện pháp này. Dự luật của Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez
thuộc đảng Dân Chủ tại Thượng Viện, cùng các TNS Dân Chủ khác đề nghị
cấm vận tài chánh có cả SWIFT, nhưng dự luật của TNS Jim Risch phía Cộng
Hòa lại không đụng đến SWIFT.
Thái
độ của các dân biểu Hoa Kỳ trong vụ Nga tấn công Ukraine xem ra quyết
liệt hơn so với phía Cộng Hòa không đồng nhất quan điểm về Nga, mất đi
thái độ "diều hâu" vốn được xem là truyền thống của đảng Cộng Hòa. Dân
biểu Marjorie Taylor Greene phía Cộng Hòa còn ra nghị quyết đòi cách
chức Tổng Thống Biden vì "đã hăm dọa gây chiến với nước Nga hạt nhân".
Cũng
vậy, trong khi phía Cộng Hòa khá đoàn kết trong sự chỉ trích việc đối
phó với Nga và các biện pháp bị xem là yếu đuối của Tổng Thống Joe Biden
cùng chính phủ Hoa Kỳ, nhưng theo thăm dò của AP-NORC cho thấy, chỉ có
22% cử tri Cộng Hòa cho biết, Hoa Kỳ nên đóng vai trò lãnh đạo phương
Tây trong cuộc xung đột này.
Việc
trừng phạt Nga là điều không thể nào phủ nhận, tuy nhiên SWIFT hay
không SWIFT vẫn là lựa chọn cân nhắc trên bàn cờ. Chiều tối thứ Bảy cuối
tuần, tòa Bạch Ốc cùng một số đồng minh vừa tuyên bố trục xuất một số
ngân hàng của Nga ra khỏi SWIFT, chưa phải lệnh chế tài toàn phần.
Không
phải biện pháp chế tài hay chiến dịch quân sự nào từ Hoa Kỳ cũng dễ
dàng được Quốc Hội và người dân Mỹ đồng thuận trước cuộc xung đột
Ukraine và Nga hiện nay. Đây là một bài toán khó khăn và nhiều thách
thức cho chính phủ Tổng thống Joe Biden.
Ảnh:
Những người biểu tình bên ngoài đại sứ quán Nga ở London hôm 26/2 cầm
biểu ngữ kêu gọi cấm Nga tham gia hệ thống thanh toán Swift. Nguồn:
Tolga Akmen / AFP / Getty Images
Mời Xem : CHUYỆN VỀ UKRAINA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét