Cảnh thu
Rừng lá hửng vàng thật dễ yêu,
Ở nơi đồi núi chốn vô liêu
Đàn nai thấp thoáng bên bờ suối
Ấn hiện bầy chim dưới nắng chiều.
Ríu rít kêu nhau về tổ ấm
Nghiêng vành lẻ tẻ chỉ con diều
Mùa thu se lạnh nhiều mây xám
Thỉnh thoảng hiện ra cảnh bích tiêu
Phát Trần-Lâm
Oct. 31, 2021
Chú thích:
vô liêu無聊 : quạnh hiu, buồn bã
bích tiêu碧宵 : trời xanh
Giao cổ đối là 1 phép đối trong thơ Đường luật ở cặp thực hay cặp luận. Nó đối tréo cẳng ngỗng. Từng chữ hay từng vế của câu trên đối xéo từng chữ hay từng vế của câu dưới theo đường kính hình chữ nhật. Người không am luật thường nói bài thơ làm theo cách này là sai luật.
Giao cổ đối rất khó nên người làm thơ thường chỉ đạt được 2 trong 3 tiêu chuẩn:
1. Đối từ:
Danh từ vs danh từ; tĩnh từ vs tĩnh từ ; động từ vs động từ ; trạng từ vs trạng từ v.v..
2. Đối thanh: B vs T
Nếu câu ngắt nhịp 2/2/4 thì chữ thứ 2,4,7 phải đối thanh
Nếu câu ngắt nhịp 3 /4 và 4/3:
· chữ thứ 3 câu này phải đối thanh chữ thứ 7 câu kia
· chữ thứ 4 câu này phải đối thanh thứ 7 câu kia
Câu 3: T T B B B T T hoặc
BBTTTBB
Câu 4: B B T T T B
B hoặc TTBBBTT
3. Đối ý:
Hai ý tưởng phải đối nhau cho cân xứng.
Mời Xem :
Nguyễn Cang Bình Thơ "Ngày Xuân nơi đất khách' của Trần Lâm Phát
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét