Thời quân
chủ, hai hoặc ba năm, quan Huấn Đạo, chức quan đầu tỉnh tổ chức kiểm
tra trình độ của học sinh. Ai qua được kì kiểm tra này thì được gọi là
Khoá sinh hay thầy Khoá. Thầy Khoá được miễn lao dịch, được tham gia
những lễ hội trong làng xã với chức danh lễ sinh, còn gọi là học trò lễ.
Khi triều đình có thông báo tổ chức thi Hương ở địa phương, thông
thường ở vài tỉnh mới có một địa điểm thi Hương, thì chỉ có các khoá
sinh mới được đi dự thi.
Thông
thường kết quả thi Hương ở một trường thi có 25% tốp trên gọi là cử
nhân, 75% còn lại gọi là tú tài. Nhiều thầy Khoá thi đỗ tú tài 2 khoá,
hoặc 3 khoá, được dân gian gọi là tú kép, hoặc tú ba... Các vị này được
mở lớp dạy học tại làng, xã của mình, và được gia đình học sinh "bao" ăn
ở luôn.
Còn
các vị đã đỗ cử nhân thì có 2 con đường để đi tiếp. Hoặc là ra làm quan
trung cấp, rồi từ từ lên cấp, lên chức...Hoặc là tiếp tục rèn luyện, học
tập để chờ dự thi hội, thi đình để thi lấy bằng tiến sĩ.
Thi
hội và thi đình thật ra là một kì thi. Gọi là thi hội vì người dự thi
là các vị cử nhân từ các trường thi địa phương tụ hội về kinh đô để dự
thi. Thi hội gồm 4 kì thi riêng biệt, ai qua được kì 1 thì mới vào thi
kì 2, đậu kì 2 mới vào thi kì 3, đậu kì 3 mới vào thi kì 4, đậu kì 4 mới
vào thi tại sân triều đình. Cho nên mới gọi là thi đình. Thi hội có 4
kì, mỗi kì làm một bài luận văn, thường lần lượt là phú, chế, chiếu,
biểu. Người đi thi hội cũng như thi hương đã nói trên, phải lều chõng
vào trường thi, làm bài xong, nộp bảng xong, ra về, chờ đợi độ 5 hay 10
ngày khảo quan chấm bài, có kết quả đã đạt mới vào thi kì tiếp theo.
Trong
kì thi hội-thi đình, người rớt vốn là cử nhân sẽ được bổ nhiệm làm
quan. Còn các vị đậu kì thi đình thì gọi là tiến sĩ, thời nhà Trần gọi
là Thái học sinh.
Bảng kết quả kì thi đình gồm có 3 giáp:
- Đệ nhất giáp, gồm có:
+ Đệ nhất danh đệ nhất giáp tiến sĩ, gọi là trạng nguyên.
+ Đệ nhị danh đệ nhất giáp tiến sĩ, gọi là bảng nhãn.
+ Đệ tam danh đệ nhất giáp tiến sĩ, gọi là thám hoa.
Triều Nguyễn, không có trạng nguyên, thường thì bảng nhãn là người có tài nhất và thám hoa là người đẹp nhất trong kì thi đình.
- Đệ nhị giáp, gồm có:
+ Đệ nhất danh đệ nhị giáp tiến sĩ, triều Nguyễn gọi là Hoàng giáp tiến sĩ.
+ Đệ nhị danh đệ nhị giáp tiến sĩ
+ Đệ tam danh đệ nhị giáp tiến sĩ
-
Đệ tam giáp, lần lượt gồm có đệ nhất danh đệ tam giáp tiến sĩ, đệ nhị
danh đệ tam giáp tiến sĩ, đệ tam danh đệ tam giáp tiến sĩ.
Như vậy, kết quả chính thức của kì thi đình gồm có tối đa 9 vị tiến sĩ, triều Nguyễn có tối đa 8 vị tiến sĩ.
Kì
thi đình nào rơi vào dịp lễ lớn trong nước như nhà vua lên ngôi, nhà
vua phong thái tử,... thì nhà vua cho lấy thêm một số tiến sĩ gọi là phó
bảng tiến sĩ. Cụ Bùi Kỷ, cụ Nguyễn Sinh Sắc là phó bảng tiến sĩ.
Tóm lại học vị thời quân chủ ở Việt Nam chỉ gồm có tú tài, cử nhân và tiến sĩ. Thật là giản dị, phải không?
Trong
dân gian người ta thường hay gọi ông cử nhân là ông Cử, ông Cống Sinh,
hay là ông Cống; người ta hay gọi ông tiến sĩ là ông Nghè, cụ Nghè. Lệ
của triều đình thời xưa, các vị tiến sĩ tân khoa đều phải vào triều bái
tạ nhà vua, được nhà vua ban yến tiệc, được rước du ngoạn kinh đô và khi
về quê được hưởng lễ tục "vinh quy bái tổ". Còn ta ngày nay thì sao?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét