Tổng
thống Nga, Vladimir Putin mở cuộc xâm lăng Ukraine từ 24/03/2022 với hy
vọng sẽ hát khúc khải hoàn trong đôi ba ngày do tương quan lực lượng
quá chênh lệch giữa hai nước láng giềng có nhiều mối quan hệ lịch sử
chằng chịt.
Nhưng, bất ngờ khi con châu chấu Ukraine vốn hiền
hoà, văn minh, đep đẻ lại có thể cầm cự đã hơn 3 tuần lễ khiến Putin mất
mặt trong khi cộng đồng nhân loại vô cùng ngạc nhiên và thán phục tinh
thần yêu nước và lòng dũng cảm không bờ bến của Tổng thống Volodymyr
Zelenskyy và toàn dân Ukraine.
Chưa ai đoán được cuộc xâm lược dã
man và tàn ác này khi nào chấm dứt và tương lai của dân tộc Ukraine sẽ
đi về đâu, cũng như bàn cờ quốc tế ra sao?
Các điểm mấu chốt
Sau
khi Liên Xô sụp đổ hoàn toàn vào năm 1991 thì các quốc gia chư hầu cũng
như các nước lân bang đều mong muốn tách ra để hoà nhập với làn sóng
văn minh và thịnh vượng Phương Tây. Dân chúng không còn muốn dính dáng
tới Ðế quốc Nga về ý thức hệ để tiếp thu nếp sống dân chủ và tự do cá
nhân kiểu Tây Phương càng sớm càng tốt. Nhưng, họ phải đối mặt với guồng
máy Xô Viết chằng chịt từng kìm hãm hoạt động công dân đang mơ xây dựng
một xã hội cởi mở, tự do, bình đẳng. Nhiều nước ở Ðông, Nam, Trung, Bắc
Âu, Baltic đã vui khúc hoan ca. Các cựu chư hầu Liên Xô xa Trung tâm
Châu Âu vẫn nuôi hy vọng từng giờ, từng phút sớm sum họp với Phương Tây.
Liên
Hiệp Châu Âu (EU) mong Minh ước Bắc Ðại Tây Dương (NATO) nhanh chóng mở
rộng dựa vào sức mạnh toàn diện của Hoa Kỳ để EU có thêm hội viên mà
làm đối trọng với Hoa Thịnh Ðốn. Tổng thống Pháp, Charles de Gaulle
(1959-1969) muốn Tướng lãnh của Pháp và Anh được luân phiên chỉ huy Quân
đội NATO mà không được. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (2017-) muốn
thành lập Quân đội Châu Âu song song với NATO mà chưa thấy tăm hơi.
Khi
sắp hết nhiệm kỳ vào cuối năm 2008, Tổng thống vịt què George W. Bush
tuyên bố Gruzia và Ukraine sẽ trở thành hội viên NATO trong vòng 10 năm.
Nga tấn công Gruzia để trả đũa vụ Tbilissi càn quét hai khu tự trị gốc
Nga. Nhưng, nhà phân tích chính trị George Kennan vẫn chỉ trích “Nga
không biết cách làm bạn với các nước láng giềng mà chỉ coi như kẻ thù
hoặc chư hầu sát biên giới”.
Tham vọng khôi phục Liên Xô của
Vladimir Putin ngày càng mãnh liệt. Nga tấn công Cộng hòa Chechnya
Ichkeria từ năm 1994-1996 và giai đoạn 1999-2009 để thành lập chính phủ
thân Nga.
Chính quyền Barack Obama-Joe Biden chủ trương hoà bình
tạo điều kiện thuận lợi cho Putin cưỡng đoạt Bán đảo Crimea của Ukraine
năm 2014 mà không bị trả đủa bằng quân sự nên Mạc Tư Khoa xúi người gốc
Nga ở Ukraine lập hai khu tự trị Donetsk và Luhansk.
Tuy nhiên,
xung đột giữa Chính quyền Ukraine và hai khu tự trị vẫn tiếp diễn làm
hơn 14,000 người thiệt mạng. Putin công nhận nền độc lập của hai khu tự
trị và ra lệnh binh sĩ hoạt động như người gìn giữ hoà bình ở đó.
Lấy
lý do người Nga ở Ukraine bị khủng bố nên Putin quyết định xua hơn
100,000 quân trang bị tối tân xâm lăng nước láng giềng không chịu tuân
phục, bằng các biện pháp quân sự diệt chủng làm cho các thành viên NATO
cảm thấy bất an. Các nước gần Nga đang phập phồng lo sợ chiến tranh sẽ
lan rộng với hậu quả khó lường.
Tuy hợp tác giới hạn với Nga và
Hoa Kỳ, nhưng, Trung Quốc chỉ muốn thấy hai cường quốc đó xung đột có
thể dẫn tới suy nhược nên chọn kiểu toạ sơn xem hổ đấu.
Trên phương diện chiến lược
Sau
năm 1991, Hoa Kỳ khai thác chiến thắng Liên Xô một cách “thần kỳ” để
mang khẩu hiệu “dân-chủ-hoá” khắp thế giới. Nhưng, gặt hái chẳng được
bao nhiêu. Lý do ít hiệu quả: (1) Ða số dân chúng toàn cầu hiểu về
“dân-chủ-hoá” theo kiểu chỉ cần hô biến là thành nên mau chóng thất
vọng. (2) Tập quán “độc quyền” ngàn đời khiến cho giới mới lên cầm quyền
dù học cao hay thấp vẫn thích ngồi trên đầu thiên hạ mãi mãi và mãi
mãi. “Dân-chủ-hoá” đã chết lâm sàng. (3) Tín ngưỡng và tôn giáo cũng
dựng lên rào cản “dân-chủ-hoá” đáng kể. (4) Không ít các dân tộc tiến
hành “dân-chủ-hoá” lại dẫn tới “chiến tranh ý-thức-hệ”. Hoa Kỳ cũng
không tránh khỏi và ngày càng gay gắt.
Hoa Kỳ từng đem quân đi
xây dựng nền “dân-chủ-hoá” trên thế giới như tại Việt Nam, Iraq, Libya, A
Phú Hãn, Châu Mỹ La Tinh, Syria … đều gặt được trái đắng! Phe Tả phái
Hoa Kỳ và Châu Âu đem kinh tế, kỹ thuật xây dựng nền “dân-chủ-hoá” tại
Trung Quốc đã rơi vào hoàn cảnh “nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà”.
Sau
khi Liên Xô sụp đổ thì bàn cờ thế giới lần lần tiến tới: siêu cường Mỹ,
cường quốc nguyên tử Nga, và cường quốc đang lên Trung Quốc có 1.4 tỷ
dân với tiềm năng kinh tế tương đương Hoa Kỳ. Bàn cờ tay ba này sẽ làm
loạn thế giới nếu mất thăng bằng.
Khi Tổng thống Richard Nixon
(1969-1974) đến Thượng Hải để ký Thông cáo chung với Thủ tướng Trung
Quốc, Chu Ân Lai năm 1972 trong chiến lược “hai đánh một, không chột
cũng què” nhằm tách hai quốc gia cộng sản này để đánh bại Chủ nghĩa Cộng
sản. Tuy bị chỉ trích cay nghiệt, nhưng, Liên Xô đã bị giải thể từ năm
1991 mà Mỹ không cần đánh.
Trong bối cảnh phát triển toàn diện
của Trung Quốc buộc chiến lược “hai đánh một, không chột cũng què” của
Hoa Kỳ phải thay đổi: liên kết với Nga, kiềm chế Trung Quốc.
Mặc
dù mất vị thế siêu cường, nhưng, Nga có 5,977 đầu đạn nguyên tử so với
5,943 của NATO (Mỹ 5,428 + Pháp 290 + Anh 225), Trung Quốc 350 đang tính
nâng lên 1,000 vào năm 2047.
Khi mới lên cầm quyền năm 2009,
Tổng thống Barack Obama đã chỉ định Phó tổng thống Joe Biden phụ trách
chính sách ngoại giao với Nga vốn đã bị gián đoạn thời George W. Bush.
Obama coi thường Putin nên Ukraine mất Bán đảo Crimea năm 2014. Phản ứng
của Obama-Biden cho phép Putin đe doạ sử dụng vũ khí nguyên tử và tấn
công các quốc gia NATO giáp giới. Obama chỉ loại Putin ra khỏi G8.
Obama
phái Ngoại trưởng Hillary Clinton công du thường trực Trung Ðông để vận
động “dân-chủ-hoá”. Kết quả loạn lạc triền miên tạo điều kiện cho Hồi
giáo quá khích vũ trang chống lại các chính quyền hợp pháp ở Iraq,
Syria, Ai Cập, Jordan, Libya, Yemen … Obama-Biden khích động Palestine
chống Israel. Kết quả cuối cùng: những nhà độc tài lên nắm quyền. Nga
nhảy vào Syria kết hợp với Iran để tạo mặt trận chống phái Sunni (chiếm
đa số). Obama bỏ của chạy lấy người.
Chỉ gần hai năm cầm quyền,
Tổng thống Donald Trump với một số quân ít hơn Obama đã đánh bại ISIS,
thu hồi ba thành phố lớn cho Iraq và phá nát Thủ đô Raqqa của Nhà nước
Hồi giáo thế giới, ISIS. Song song, Chính quyền Trump đã thuyết phục các
quốc gia Á rập như UAE, Bahrain, Sudan và Maroc ký vào Thoả ước Abraham
(tổ phụ của 3 tôn giáo lớn là Hồi giáo, Kito giáo và Do Thái giáo).
Hành động hoà giải Hồi giáo - Israel đã diễn ra với Ai Cập (năm 1979) và
Jordan (năm 1994). Tình hình Trung Ðông tạm ổn định tạo điều kiện cho
Hoa Kỳ đối phó với Nga và Trung Quốc.
Tổng thống Donald Trump từ
chối phê chuẩn việc gia hạn vô điều kiện Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến
lược (START-3) Hoa Kỳ tiến hành hiện-đại-hoá chiến lược nguyên tử buộc
Nga phải đổ tiền nâng cấp vũ khí chiến lược. Trump cũng xé bỏ Hiệp ước
vũ khí Nguyên tử Tầm trung (INF) với Nga để bố trí hoả tiễn chống Trung
Quốc.
Sau cuộc điện đàm với Putin 21/1/2021, Tổng thống Biden đã
gia hạn START-3 do Obama ký kết. Vào tháng 12/2019, Trump áp đặt lệnh
trừng phạt làm cho đường ống dẫn khí đốt (Nord Stream 2) từ Nga đến Ðức
không đi ngang qua Ukraine bị ngưng. Ngày 24/1/2021, Biden cho phép xây
dựng lại từ ngày 6 tháng 2 có thể một phần do gia đình Biden có liên hệ
làm ăn với Công ty Khí đốt Barisma, Ukraine.
Biden hứa viện trợ an ninh cho Ukraine 275 triệu USD năm 2021 so với 415 triệu của Trump vào 2019.
Tổng
thống Biden chỉ có chiến lược chắp vá toàn cầu liên quan đến các vấn đề
kinh tế, quân sự, chính trị, giáo dục, trị an nên khó đương đầu với
những cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Tổng thống Vladimir
Putin, sĩ quan tình báo của KGB tại Ðông Ðức (1985-1989) phụ trách thu
thập tin tức tình hình của NATO nên biết rõ hầu hết các quốc gia hội
viên đều muốn lợi dụng Hoa Kỳ lo bảo đảm an ninh mà không chịu đóng góp
đúng theo quy định chung của tổ chức. Ðức, Pháp và Brussels bị lệ thuộc
vào năng lượng của Nga do ảo tưởng về hâm nóng toàn cầu. Bọn họ đã dụ
Obama ký các Thoả thuận Khí hậu Paris (PCA) và Kế hoạch Hành động Toàn
diện Chung (JCPOA) hoàn toàn bất lợi cho nền kinh tế sinh động của Hoa
Kỳ nên bị Tổng thống Trump huỷ bỏ sau khi nhậm chức.
Vừa ngồi vào
chiếc ghế Tổng thống thứ 46 của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, Joe Biden đã tái
thảo luận để gia nhập vào các thoả thuận tai hại này.
Do biết rõ
tiềm năng của NATO nên Putin quyết định tấn công Gruzia khi Tổng thống
George W. Bush ở vào giai đoạn vịt què nên được 2 khu tự trị Nam Ossetia
và Abkhazia năm 2008. Putin biết Obama bị Giải Nobel Hòa Bình trói tay
nên bất thần cưỡng đoạt Bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014, đồng thời,
tạo ra hai khu tự trị Donetsk và Luhansk để phối hợp với Bán đảo Crimea
trong cuộc xâm lăng dưới thời Tổng thống Biden.
Tính toán của
Putin không thể áp dụng khi Tổng thống Doanald Trump còn tại chức mà nhờ
Biden giúp thời cơ. Putin biết rõ Biden hận Tổng thống Ukraine,
Volodymyr Zelensky đã tiết lộ các tin tức, tài liệu tham nhũng của gia
tộc Biden khi làm ăn với Ukraine. Thật là nhỏ mọn!
Ðiều mà Putin
không ngờ là sự kháng cự quyết liệt của dân tộc Ukraine dưới sự chỉ huy
can đảm và quyết đoán của Tổng thống Zelensky 44 tuổi khiến Putin có thể
bị luận tội chống nhân loại.
Chủ tịch Tập Cận Bình không che đậy
tham vọng trở thành nhà lãnh đạo quốc tế. Nhưng, lực chưa đủ, thời chưa
tới đành phải ve vãn Châu Âu và những kẻ hám lợi để vươn tới vai trò
siêu cường nên chọn vị trí “ngồi trên núi mà xem hỗ đấu”. Kinh tế Trung
Quốc bắt đầu gây ảnh hưởng toàn cầu đã gặp khó khăn với Trump. Nhưng, đã
hồi sinh sau khi Joe Biden trở thành Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ.
Vladimir
Putin và Tập Cận Bình đều là đảng viên cộng sản cuồng tín nên chỉ có
một mục đích duy nhất: Cai trị loài người bằng bàn tay sắt bọc nhung!!!
Toà
án Công lý Quốc tế (ICJ) đã công bố Phán quyết Tạm thời 16/3/2022 trừng
phạt tội ác diệt chủng cho Liên bang Nga với 13 phiếu thuận và 2 chống.
Phán quyết của ICJ có tính chung quyết, nhưng, không có công cụ để chế
tài.
Luật pháp quốc tế không trị được chúng mà cần tới sức mạnh của loài người muốn sống có nhân phẩm.
Ðại-Dương
Tài liệu tham khảo:
-
Allegations of Genocide under the Convention on the Prevention and
Punishment of the Crime of Genocide (Ukraine v. Russian Federation),
ICJ.
- Senior Japanese lawmakers eye 'nuclear sharing' option with U.S. (Nikkei)
- China’s Russia problem (Le Monde)
- Elon Musk Challenges Vladimir Putin to Fight for Ukraine (Newsmax)
- Rethinking the U.S.-EU Trade and Technology Council After Ukraine (National Interest)
- What Does Russia’s Ukraine Invasion Mean for Central Asia? (Diplomat)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét