01-Ecole Normale d'Instituteurs. séminaire et congrégation St Paul de Chartres1930
02-Sư Phạm Nam Việt từ ??? đến 1954
03-Quốc Gia Sư Phạm 1955-1962
04-Sư Phạm Saigon 1962-1975
Hình 1 : ( Hình được dổi thành màu ) SAIGON ca 1930 - Ecole Normale d'Instituteurs - Trường Sư Phạm
Trường Sư phạm, tục danh trường Nọt Manh (Ecole Normale des Instituteurs), tại số 3 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, là nơi đào tạo giáo viên tiểu học cho TP Saigon, Cholon và các tỉnh Nam Kỳ. Sau 1954 khu vực này bị chia thành 3 phần: dãy nhà bên trái là trường Trưng Vương, phần giữa là Nha Tổng Giám Đốc Trung Học (sau này là Nha khảo thí, lo việc thi cử ở bậc Trung Học), dãy bên phải góc Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Du là trường Võ Trường Toản.
Hình 2 : ( Trắng đen gốc )SAIGON ca 1930 - Ecole Normale d'Instituteurs - Trường Sư Phạm
École des instituteurs, séminaire et congrégation St Paul de Chartres
Trường Sư phạm, tục danh trường Nọt Manh (Ecole Normale des Instituteurs), tại số 3 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, là nơi đào tạo giáo viên tiểu học cho TP Saigon, Cholon và các tỉnh Nam Kỳ. Sau 1954 khu vực này bị chia thành 3 phần: dãy nhà bên trái là trường Trưng Vương, phần giữa là Nha Tổng Giám Đốc Trung Học (sau này là Nha khảo thí, lo việc thi cử ở bậc Trung Học), dãy bên phải góc Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Du là trường Võ Trường Toản.
Hình 3 : SAIGON 1920-1929 - Entrée de l'École Normale d'Instituteurs - CỔNG TRƯỜNG SƯ PHẠM, Rue Rousseau nay là Số 3 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm
Hình 4 : Số 3 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nơi sau 1954 được chia thành ba phần: trường Trưng Vương (phần bên trái), Võ Trường Toản (phần bên phải) và phần giữa là Nha Tổng Giám Đốc Trung Học (nơi sau này là Nha Khảo Thí, lo về các kỳ thi Trung học và Tú Tài tại miền Nam VN).
Hình 5: Cổng Trường Sư Phạm - Số 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Sau năm 1954 Bên trái là Trường Trưng Vương-Phần Giữa là Nha Khảo Thí-Bên phải là Trường Võ Trường Toản
Hình 6: Trường Quốc Gia Sư Phạm trên đường Thành Thái - Hiện nay là Trường Đại Học Sư Phạm - Dường An Dương Vương
══════---------- -------------══════
Bài viết của Thầy Nguyen Duy Linh Nguyen Đăng trong Cuốn Kỷ Yếu 50 Năm Sư Phạm Saigon
══════---------- -------------══════
Ngôi trường ấy được xây dựng theo hình chữ H, nằm ngang, mẫu tự đầu tiên tên thầy Hồ Văn Huyên, vị giáo sư bỏ nhiều tâm huyết và công sức cho nó thành hình và cũng là vị Hiệu trưởng đầu tiên. Ngôi trường tồn tại đúng 20 năm với tên gọi khác nhau: Quốc Gia Sư Phạm (1955-1962) và Sư Phạm Sài Gòn (1962-1975) tên gọi có thay đổi song trường chỉ là một. Thầy Huyên cũng là Hiệu Trưởng trường Sư Phạm Nam Việt, thành lập trước đó, thay thế cho trường “Nooc – Man” cũ thời Pháp. Trước khi nói đến trường Sư Phạm Sài Gòn hay Quốc Gia Sư Phạm, không thể không nói đến Sư Phạm Nam Việt coi như 3 bước kế tiếp nhau trong quá trình phát triển của ngành sư phạm Tiểu học để tiến dần đến mục tiêu tối thượng: Người đi dạy ở các lớp mẫu giáo, tiểu học hay trung học đều phải tốt nghiệp đại học.
********
Thầy Nguyễn Quý Bổng, trong bài “Thất hiền vô Nam”, cho ta những chi tiết về Sư Phạm Nam Việt như sau: Trường được thành lập từ năm 1950, đặt tạm trong khuôn viên trường Trung học Kỹ thuật Đỗ Hữu Vị
( sau này là Cao Thắng ) sau lưng bệnh viện Sài Gòn gần chợ Bến Thành.
Trường tuyển giáo sinh có bằng Tiểu học, học 4 năm như trường “Nooc – Man” cũ. Hai năm đầu dạy văn hoá như ở Trung học, hai năm sau thêm các môn về nghiệp vụ chuyên môn như: Sư phạm lý thuyết, Sư phạm thực hành, Tâm lý giáo dục, Quản trị học đường và thực tập.
Cuối năm thứ 4 thi lấy chứng chỉ khả năngsư phạm (C.A.P – Certificat d’ Aptitude Pedagogique) và thi lấy bằng Trung học.(D.E.P.S.I = Diplome d’ Etudes Primaires Secondaires Indochinoises).
Thầy hiệu trưởng và các giáo sư của trường đều tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Sư Phạm Đông Dương cũ như quý thầy Huỳnh Văn Hai, Trần Văn Quế, Đỗ Văn Trần, Chu Văn Dưỡng, Lê Ngọc Toản,.
Năm 1953, có thêm 2 giáo sư trẻ Thầy Nguyễn Quý Bổng và Thầy Phan Hữu Niệm, tốt nghiệp trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội. Năm 1955, Sư Phạm Nam Việt về gần Sở Thú, đặt tại một phần của Trường “Nooc – man” cũ, sau này thành Trung học Võ Trường Toản. Năm 1956, Sư Phạm Nam Việt sáp nhập vào Quốc Gia Sư Phạm. Trước sau Sư Phạm Nam Việt đào tạo được 5 khoá – 2 khoá cuối (1953-1957) và (1954-1958) dạy theo chương trình Việt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét