Đỗ Văn Phúc.
Một nhóm chữ khác với một mệnh đề (clause) và càng không phải là một câu (sentence). Nó là sự kết hợp bởi một danh từ hay động từ với những chữ đi theo để bổ nghĩa cho danh từ/động từ đó.
Chúng ta tạm đồng ý dùng chữ “chủ từ” khi nói đến danh từ hay động từ làm chủ trong nhóm chữ.
Trong nhóm chữ, có các tĩnh từ hay danh từ dùng như tĩnh từ là những chữ bổ nghĩa (modifiers) cho chủ từ. Trong Anh ngữ và Hoa ngữ, các tĩnh từ dùng để bổ nghĩa này đứng trước danh từ theo một thứ tự nhất định. Trừ khi có một động từ nối tĩnh từ và danh từ (ví dụ: The man is young). Để cho đơn giản, chúng tôi xin dùng chữ tĩnh từ cho các danh từ dùng như tĩnh từ trong nhóm chữ đó.
Vị trí của các tĩnh từ này rất quan trọng. Nó đứng gần hay xa chủ từ tùy tầm quan trọng của nó khi bổ nghĩa cho chủ từ. Cũng có trường hợp tĩnh từ này bổ nghĩa cho tĩnh từ nọ trong nhóm chữ. Trong Việt ngữ, tĩnh từ đi theo sau danh từ và có thứ tự ngược lại so với thứ tự của chúng trong Anh ngữ và Hoa ngữ; ngoại trừ tĩnh từ số luợng và mạo tự luôn đứng trước.
Ví dụ trong Việt ngữ, tĩnh từ luôn đứng sau danh từ:
Một cái đĩa sứ cổ hình vuông màu xanh. Cái đĩa là chủ từ của nhóm, còn “sứ, cổ, hình vuông, màu xanh” là các tĩnh từ để bổ nghĩa cho các đĩa.
Ví dụ trong Anh ngữ và Hoa ngữ, tĩnh từ lại đứng trước danh từ:
A young man, a black horse, bạch mã, tiểu thư, đại vương, công pháp…
Sau đây là thứ tự của các tĩnh từ:
1. Tĩnh từ về số lượng (một, hai, mười ...) , mạo từ (cái, con ...). luôn đứng đầu nhóm chữ, trước danh từ chính. Ví dụ:
Một chiếc đĩa, Ba con ngựa trắng, hai chiếc xe vận tải, con gà trống thiến.
Kế đó, đứng sau danh từ chính, lần lượt các loại tĩnh từ sau:
2. Những danh từ được dùng như tĩnh từ. Ví dụ:
Bộ quân phục Không Quân.
3. Tĩnh từ về vật liệu. Ví dụ:
Bộ quân phục Lục Quân vải kaki !
4. Tĩnh từ về xuất xứ: Ví dụ:
Bộ quân phục Lục quân vải kaki Nam Định. Tôi thích chiếc đĩa sứ Trung Hoa kia!
5. Tĩnh từ về màu sắc. Ví dụ:
Bộ quân phục Lục quân vải kaki Nam Định màu lá rừng. Tôi thích chiếc đĩa sứ Trung Hoa màu xanh ngọc kia!
6. Tĩnh từ về hình thể. Ví dụ:
Tôi thích chiếc đĩa sứ Trung Hoa màu xanh ngọc hình oval kia!
7. Tĩnh từ về tuổi tác, già trẻ. Ví dụ:
Tôi thích chiếc đĩa sứ Trung Hoa hình oval cũ kia!
8. Tĩnh từ về kích cỡ. Ví dụ:
Tôi thích chiếc đĩa sứ Trung Hoa hình oval cũ bé bé kia!
9. Tĩnh từ về phẩm chất. Ví dụ:
Ví dụ: Tôi thích chiếc đĩa sứ Trung Hoa hình oval cũ nhỏ xinh xắn kia!
Để so sánh, chúng tôi xin trích vài thí dụ để cho thấy thứ tự các modifiers trong Anh ngữ (chữ tô đậm là danh từ chính, chữ in nghiêng là các tĩnh từ):
·
This archeologist found a lovely-little-old-rectangular-
·
Scientists discovered this-beautiful-small-pink-
·
Animal right activists were concerned as
the product was unnecessarily tested on an-endangered-small-young-
· The new disease shows as an-unpleasant-big-circular-red patch on the forehead skin of those who are infected.
Nhân ăn cơm mới, xin phép nói qua một chuyện cũ:
Chắc đa số quý vị cựu quân nhân còn nhớ những chữ “Hắc Tam Sơn, Bạch Nhị Hà” luôn được nhắc đến mỗi khi nói tới Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Đó là do trên phù hiệu của Sư Đoàn này có hình ba trái núi màu đen và hai dòng sông màu trắng trên nền màu đỏ. Người ta đã viết và nói sai hàng chục năm mà không thấy ai lên tiếng chấn chỉnh. Trước 1975 mà một anh sĩ quan cấp nhỏ như tôi có nêu vấn đề này ra, chắc sẽ bị gạt qua một bên bởi các quan lớn nhiều uy quyền; có khi mang họa vào thân.
Tại sao các nhóm chữ đó sai?
Trong văn phạm, “tam”’ và “nhị” là tĩnh từ chỉ số lượng, phải đứng đầu nhóm chữ; “hắc “ và “bạch” chỉ màu sắc phải đứng sau. Như thế, phải nói và viết đúng là “Tam Hắc Sơn, Nhị Bạch Hà.” (ba núi đen, hai sông trắng; three black mountains, two white rivers). Thêm nữa, trong Hán tự có chữ “lưỡng” khi nói đến hai cái gì đó mà có sự liên đới về tính cách (như chữ “đôi” trong tiếng Việt). Ví dụ: lưỡng hà (hai con sông), lưỡng quốc (hai nước), lưỡng tính (mang hai tính chất trong một vật thể).
Một thí dụ cụ thể
Trong nhiều trường hợp, trong nhóm chữ lại có tĩnh từ nào đó làm nhiệm vụ bổ nghĩa cho một tĩnh từ khác chứ không phải là chữ bổ nghĩa cho danh từ chính.
Vì thế, khi viết ra một nhóm chữ có một danh từ chính và năm bảy tĩnh từ bổ nghĩa, chúng ta cần phân tích xem những chữ nào bổ nghĩa cho chữ nào để đặt nó đúng vị trí.
Một thí dụ rõ nét nhất là danh xưng “Tượng Đài Chiến Thắng (hay Tái Chiếm) Cổ Thành Quảng Trị năm 1972”
Phân tích:
Trong nhóm chữ này, dĩ nhiên Tượng Đài là danh từ chính
Tượng đài dựng lên để vinh danh cuộc tái chiếm. Tái chiếm cái gì? Có phải tái chiếm Cổ Thành. Cổ thành này ở đâu? Ở Quảng Trị. Vào lúc nào? Năm 1972.
Thật ra, chữ “năm 1972” nó không phải là chữ để bổ nghĩa cho Quảng Trị, mà là chữ bổ nghĩa cho cuộc tái chiếm. Chữ “năm 1972” phải đi theo sát sau chữ “tái chiếm” mới đúng!
Nhưng nếu viết “Tượng Đài (cuộc) Tái Chiếm (vào) năm 1972 (ở) Cổ Thành Quảng Trị thì rườm rà quá.
Như thế, cái danh xưng “Tượng Đài Chiến Thắng (hay Tái Chiếm) Cổ Thành Quảng Trị năm 1972” là khá ổn.
Trong thực tế, ít khi chúng ta thấy những nhóm chữ gồm một danh từ và cả chục tĩnh từ đi theo. Gặp những trường hợp phân vân không biết sắp xếp thứ tự các chữ sao cho đúng, thì chúng tôi xin đề nghị một nguyên tắc KISS (Keep It Simple, Stupid) mà Kỹ Sư Kelly Johnson thuộc Hải Quân Hoa Kỳ đã đưa ra vào năm 1960 để hướng dẫn các kế hoạch, đề án sao cho đơn giản, tránh bày ra nhiều kiểu cách rườm rà phức tạp để bị hiểu sai lạc.
Trong văn học, nên tránh viết câu dài, bóng bẩy, nhiều sáo ngữ một cách thừa thãi, không cần thiết. Vì sẽ vô ích khi nói, viết thao thao bất tuyệt mà không cần để ý người nghe có hứng thú để nghe, có thu nhận những lời đao to búa lớn được không. Tục ngữ Việt Nam có câu “thùng rỗng kêu to.”
Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, bậc thầy của các thầy, khi nói chuyện với công chúng luôn dùng những câu, những chữ mộc mạc dể hiểu, dễ đi sâu vào tâm thức người nghe. Ông cũng như Linh Mục Cao Văn Luận, Giáo Sư Phạm Thị Tự khi dạy các môn Triết Học, Xã Hội Học dùng bài giảng rất giản dị; khác với các Linh Mục TVHM, Linh Mục TĐH, Giáo Sư BL với những tập sách Luận Lý Học, Đạo Đức Học, Tâm Lý Học mà chúng tôi thời còn đi học, “tụng” mãi ngày đêm mà chẳng hiểu hết nội dung nói gì!
Chúng tôi không dám bình phẩm cách dạy của các thầy vì các vị đều giỏi giang; nhưng nhìn nhận kiến thức của họ phản ánh hai nền học vấn khác nhau. Nhưng các vị kể tên ở trên là sản phẩm giáo dục đại học Mỹ nặng về thực tế, ứng dụng; còn các vị nêu tên ở dưới tốt nghiệp các trường nổi tiếng ở Pháp nên nặng về kinh điển, lý thuyết. Chúng tôi chuộng nền giáo dục thực tiễn ứng dụng vì nó đã đưa Hoa Kỳ lên hàng quốc gia có nền khoa học kỹ thuật phát triển bậc nhất trên thế giới!
Đỗ Văn Phúc
April 24, 2022
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét