Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 03/08/2020
Luisa Hernadez, một bà mẹ sáu đứa con, người tỉnh Zulia của Venezuela, ngẹn ngào khóc, ở quê nhà, gia đình bà không có một thứ gì cả, nhìn con lớn lên đói khát, bệnh tật, không có cái gì hết là một sự chịu đựng đớn đau biết bao nhiêu. Lượm, bươi móc thứ ăn dư thừa, hôi thúi trong thùng rác để mà sống thì xem như chết rồi, cuộc đời kể như bỏ đi, đó là lý do tại sao bà phải rời bỏ Venezuela, nhưng giờ thì bó tay chịu trận, kẹt cứng ở Colombia và đói khát môt lần nữa, bà đã đi từ một sự khổ nạn này đến một sự khổ nạn khác, không hơn không kém.
Hầu như toàn bộ lãnh vực kinh tế Venezuela đã sụp đổ, người ta ước tính có khoảng 4 triệu rưỡi người dân Venezuelan đã rời bỏ nước này, nơi thất nghiệp tràn lan, cơ sở hảng xưởng đóng cửa, hệ thống y tế thiếu thốn và nạn khan hiếm thức phẩm trầm trọng. Là người tỵ nạn, đàn bà con gái là những người chịu khổ nạn nhất và bị rơi vào tình huống nghiệt ngã của nạn mãi dâm, buôn người lậu và bạo động. Làn sóng người tỵ nạn Venezuelan nối đuôi nhau rời bỏ Venezuela hầu hết bằng chân, tài sản mang theo chất quằn trên vai, trên lưng là túi xách, cái nhỏ cái to hay kéo theo sau cái va li nặng chình chịt, đi dọc dài theo các con đường nhựa lồi lõm hay những xa lộ vắng xe để vượt qua biên giới, hợp pháp hay bất hợp pháp, vào các quốc gia láng giềng, nơi hiện đang mang gánh nặng khủng hoảng này trên vai.
Cơn đại dịch Vũ Hán đã làm họ không vào được đó một cách chính thức, buộc lòng những người đi bộ này phải đi bằng các ngả trục lộ khác, lội sông băng rừng, ngang qua làng mạc hẻo lánh hay các chốt kiểm soát địa phương khi các quốc gia Nam Mỹ ban hành lệnh đóng cửa biên giới. Paola Vargas, bà mẹ 36 tuổi, ba con, kẹt ở thị trấn Cucuta, phía bắc biên giới Calombia nói rằng, bọn tổ chức đưa người nhập cảnh lậu, và các nhóm võ trang không chính thức đòi số lệ phí khoảng 2 đô la mới cho phép họ băng qua biên giới, nơi đó không phải là trạm kiểm soát của chính quyền và cũng không có gì an toàn, không có gì bảo đảm là người tỵ nạn sẽ được qua bên kia biên giới, nhất là nếu người đó là đàn bà. Vargas có chút nghẹ ngào, chút tủi hổ nói thêm, bọn đàn ông ở đây nghĩ như vậy chỉ vì họ biết bà cũng như nhiều người đàn bà khác, chạy lánh nạn chỉ có một thân một mình với con cái, cho nên ngậm miệng bán thân, đã có nhiều lần bà phải bán dâm để có tiền nuôi con, thật khó mà từ chối vì bà cần có việc làm kiếm tiền.
Trong thời gian bị phong tỏa, người dân Venezuelan, chiếm con số 50% lực lượng công nhân không chính thức cho Colombia, họ bị bắt buộc phải ở trong nhà, không được phép ra ngoài, cho nên số người này không có bất cứ thứ lợi tức nào để trang trải tiền thực phẩm gạo thốc, tiền thuê nhà. Alexandra Moncada, giám đốc tổ chức từ thiện quốc tế CARE ở Ecuador cho biết, hằng ngày có khoảng 400 vụ thi hành án lệnh ở nước này trong thời kỳ cơn dịch vì không có tiền trả tiền thuê nhà, buộc cả gia đình ra ngủ ngoài đường, có cả những người đàn bà mang thai. Điều kiện sinh sống từ xấu tới tồi tệ, đặc biệt đối với hàng trăm cô gái mới lớn của các gia đình di dân lậu nghèo khó. Các cộng đồng quốc tế hay cơ quan của chính quyền chỉ làm một vài kế hoạch nhỏ giọt đối với tình trạng này.
Karina Bravo, một người đã có lần làm gái mãi dâm hiện hoàn lương, lập nên một nhóm nhỏ giúp đở bảo vệ quyền lợi của các cô gái mãi dâm ở Ecuador qua tổ chức mạng lưới nghề mãi dâm Châu Mỹ La Tinh nói rằng, người tỵ nạn Venezuelan từ thành phố Bogota tới Lima, đã bị buộc phải làm nghề mãi dâm để sống còn vì không còn con đường chọn lựa nào khác nhưng phải tiếp tục việc này dù cho đang có cơn dịch Vũ Hán. Ecuador ra lệnh bắt buộc cách ly trong tháng Tư, nhưng tới tháng Năm, rất nhiều gái điếm Venezuelan đã bị đuổi ra khỏi động chứa gái, tràn ra đứng mời khách tại các ngả đường ở Machala, gần biên giới Peru. Điều kiện cần có cho công việc của gái mãi dâm trong thời điểm này hết súc lo ngại, Bravo nói thêm, cách ly có nghĩa là, họ không thể kiếm đủ tiền gởi về cho gia đình bên Venezuela và cho ngay chính bản thân mình.
Hai năm trước đây, tại một quán cà phê ở Machala, thời điểm khủng hoảng tỵ nạn cao độ, Bravo nói, do con số quá nhiều người đàn bà Venezuelan, nóng lòng, tuyệt vọng muốn có tiền gởi về nhà, nên đã phải bán dâm với giá 9 đô la một lần, bằng phân nửa số tiền của gái điếm Colombian. Bravo còn nói, bà biết nhiều cô gái mãi dân Venezuelan tại vùng phía nam Ecuador tính giá dưới 2 đô la, để có tiền mà sống. Nhiều gia đình tỵ nạn ở Cucuta hiện đang còn đưa cả con gái họ, có đứa cở tuổi mới 12, làm điếm với giá chỉ 1 đô la. Các dịch vụ y tế dành cho gái mãi dâm trước đây hiện đã cạn dần, các trung tâm y tế phần lớn đã không còn cung cấp các vật dụng ngăn ngừa bệnh AIDS và khám sức khỏe, đó là chưa kể các dịch vụ cố vấn về khủng hoảng tinh thần, thiếu thốn thực phẩm và các thứ bạo động khác như đánh đập, hiếp dâm, hầu như là con số không, lực lượng an ninh cảnh sat địa phương không có hành động ngăn chận gì cả. Theo Bravo, đây là một tình trạng hổn loạn khủng khiếp, họ, những người tỵ nạn mãi dâm cần phải được giúp đở cấp bách.
Trước hiện trạng giúp đở giảm sút của các tổ chức từ thiện, và kẹt cứng tại biên giới Peru, Ecuador và Colombia, người tỵ nạn Venezuelan đang phải quyết định hoặc chịu đựng tình trạng cơn dịch này hay trở lại quê hương. Có khoảng 70 ngàn người còn ở tại thành phố Cucuta, nơi có tin tường thuật là họ dã phải ăn thịt chó, thịt mèo và cả chim bồ câu để sống. Một số lớn gia đình ở đây, nén lòng, cam chịu khổ nhục khi phải đưa con gái đi làm gái mãi dâm với giá tiền không hơn 1 đô la hiện tại, ngay Cucuta này, một bác nhân viên tình nguyện giúp đở những người tỵ nạn 60 tuổi kể lại mà rưng rưng nước mắt.
Đàn ông tỵ nạn cũng không biết làm gì hơn, tù túng, tuyệt vọng, đám con gái nhỏ bị lôi kéo khỏi nhà và hiếp dâm là chuyện xảy ra không có gì lạ, các băng nhóm võ trang mặc sức hoành hành, không thấy bóng dáng an ninh cảnh sát hay quân đội chính quyền, đám này cưởng bức trẻ em, trai cũng như gái, có đứa mới lên 10, đem đi bán. Các gia đình di dân ở đây không có sự lựa chọn, đã cùn đường và làm nghề bán dâm đã trở thành nguồn lợi tức duy nhất mà họ có thể sống còn trong cơn đại dịch Vũ Hán hiện nay. Gái làm điếm ở thị trấn Arauca cũng thường bán cà phê hay thức ăn để kiếm thêm phần thu nhập phụ trội cho bản thân.
Giám đốc CARE ở Ecuador, như nói trên, Moncada nói rằng, có một sự thiếu thốn rõ ràng về vật liệu và máy móc cần thiết dùng cho việc cung cấp chỗ ở, thực phẩm và bảo vệ đàn bà, con gái vị thành niên, thế giới đến lúc cần nhìn nhận tình trạng này hầu cứu giúp những người khốn khổ này theo nghĩa của hai chữ nhân đạo. Suốt bốn năm qua, căn cứ trên bình quân mỗi đầu người, người tỵ nạn Venezuelan nhận khoảng 125 đô la so với số tiền 1500 đô la của người tỵ nạn Syrian.
Đồng thời, bọn buôn người, chủ đầu nậu động chứa điếm, chủ nhân khách sạn, nhà trọ, băng đảng buôn lậu và tài xế xe ta xi sẽ cùng nhau mặc sức tống tiền, bòn rút sự sống còn thương tâm của đàn bà con gái tỵ nạn Venezuelan, nếu cộng đồng quốc tế không can thiệp khẩn cấp thì những cái này sẽ tiếp tục tăng lên trong khi người ta đoán chừng, con số người tỵ nạn Venezuelan sẽ vượt qua 6 triệu vào cuối năm nay.
+Xem Lại : Bài CCTG 27/7/2020 :Peru – Nam Mỹ: Những Người Đi Nhặt Xác Chết
Thuyên Huy
Thứ Hai 03.08.20
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét