Những người thông minh thường tìm kiếm những hoạt động mới lạ, học những lĩnh vực mới và thúc đẩy bản thân phải đạt được. Vận động não bộ liên tục không chỉ cải thiện vùng não ngôn ngữ của họ, mà còn tăng cường các vùng não liên quan tới điều hướng không gian và thu thập các kiến thức mới.
Sự thông minh bao gồm nhiều khả năng về trí óc liên quan như năng lực suy luận, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, tư duy trừu tượng, tiếp thu thông tin mới, xử lý thành những kiến thức mình cần và dùng làm nền tảng để giải quyết các vấn đề tiếp theo.
Tin tốt là khả năng suy nghĩ thấu đáo, suy luận trước vấn đề có thể phát triển theo thời gian. Khả năng nhìn vào một vấn đề mà suy luận ra hai, ba, hay nhiều hơn những thứ liên quan tới nó được gọi là tư duy bậc hai, đó là công cụ cực kỳ hữu ích nhằm nâng cấp trí tuệ của bạn.
Một nghiên cứu vào năm 2018, “Cải thiện trí thông minh linh hoạt và luyện tập trí nhớ”, chứng minh rằng hoàn toàn có thể cải thiện một cách đáng kể trí tuệ của bạn thông qua luyện tập. Bất cứ việc gì bạn làm hay mong muốn đạt được thì đều cần có trí tuệ minh mẫn. Càng nghĩ thấu đáo thì càng dễ đưa ra lựa chọn thông minh và quyết định tốt hơn. Mọi người đều có khả năng nâng cao trình độ nhận thức cho dù điểm xuất phát của mỗi người là khác nhau.
Trí thông minh là khả năng về tư duy đa chiều, logic, khả năng hiểu vấn đề, học tập, tự nhận thức, suy luận, lập kế hoạch, sáng tạo, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề một cách tốt hơn. Đó là kiểu trí tuệ có giá trị trong cuộc đời và sự nghiệp nên đừng quên rèn giũa mỗi ngày bằng những cách dưới đây:
Thách thức tư duy giới hạn về khả năng của bản thân
Mọi thứ bạn đạt được đều bắt đầu từ niềm tin. Niềm tin cũng là một loại kiến thức bạn sở hữu, nó có thể nâng cao trình độ hoặc hạn chế sự phát triển của bạn. Một khi bạn phát triển niềm tin cốt lõi và tin vào một điều là sự thật duy nhất về bản thân, bạn sẽ thấy những điều trái ngược nhau xuất hiện trong cuộc sống và chú ý tới những điều giúp củng cố niềm tin của bạn.
Tư duy giới hạn về việc bản thân thiếu thông minh sẽ cản trở quá trình phát triển cho đến khi bạn có đủ can đảm đối mặt với nó và những định kiến do tư duy giới hạn tạo ra. Để có thể nâng cấp trí tuệ và cải thiện nhận thức của bản thân thì hãy dành thời gian xem xét niềm tin nào giới hạn khả năng nâng cấp trí tuệ của bạn, bởi vì bạn thông minh và nhiều khả năng hơn bạn nghĩ.
Những niềm tin hiện tại sẽ ảnh hưởng tới việc bạn là ai trong tương lai như thế nào và niềm tin nào thay thế tốt hơn giúp nâng cấp trí tuệ ? Tua nhanh thời gian 1 năm, 2 năm, thậm chí 3 năm và tự hỏi: “Nếu tôi vẫn tôn trọng niềm tin này thì sẽ được điều gì?”. Nếu bạn nghi ngờ khả năng thăng tiến của mình trong sự nghiệp thì hãy nâng cao kỹ năng bằng cách biến sự phát triển cá nhân thành trách nhiệm.
Bằng việc đặt ra hàng loạt câu hỏi hệ thống về bản chất thực sự của tư duy giới hạn, thì bạn có thể nhận diện được nó, giải phóng những niềm tin lạc hậu, tiếp nhận lại những quy tắc, giá trị tốt hơn và hiểu rằng quá trình này giúp bạn phát triển một cách tốt nhất.
Những người thông minh không ở yên một chỗ
Nhà bác học Albert Einstein có lần nói: “Một người không nên theo đuổi những mục tiêu dễ dàng đạt được. Người ta phải phát triển cả những gì chỉ có thể đạt được qua sự nỗ lực lớn nhất của bản thân.” Einstein không phải là nhà thần kinh học, nhưng ông biết cần làm gì để hoạt động nhận thức đạt hiệu quả nhất. Về bản chất, điều gì càng khó giải quyết càng bạn giúp bạn thông minh hơn.
Trong cuộc sống, hoặc chúng ta đang cải thiện dần lên hoặc đang suy thoái. Các duy nhất để giúp bộ não nhạy bén và năng động là cởi mở với kiến thức mới. Người thông minh duy trì động lực nội tại là luôn trau dồi kiến thức và kỹ năng cho bản thân.
Khi bạn thành thạo một kỹ năng nhất định, hãy thử thách bản thân nhiều hơn nữa. Liên tục thúc đẩy bản thân tới trình độ cao hơn thì sẽ buộc bộ não phải hoạt động nhiều hơn và giúp nâng cấp trí tuệ. Bạn phải luôn ở trạng thái hơi khó chịu, khao khát đạt được điều mình đang cố gắng thì bộ não mới luôn “vận động”.
Một khi bộ não tìm ra điều gì mới và thực sự giỏi điều đó, thì nó không cần phải hoạt động chăm chỉ, nên sự tập trung nhận thức sẽ chuyển qua chỗ khác. Để phát triển trí thông minh, bạn cần thúc đẩy bản thân, đặt bộ não vào chế độ học hỏi, cho phép phát triển khả năng nhận thức. Hãy tiếp cận với nhiều nguồn quan điểm, ý tưởng và thông tin khác nhau. Sử dụng thời gian rảnh để đọc một cuốn sách mới, nghe đài hay sách nói. Điều này giúp não bộ tập trung, khiến việc nâng cấp trí tuệ trở nên dễ dàng.
Học thì cần phải đi đôi với hành, hành động tạo thành kỹ năng. Kinh nghiệm luôn là người thầy tốt nhất và đừng ngại ngần phân bổ thời gian vào việc học, thực hiện các dự án cá nhân, sáng tạo,… Bạn nên bắt đầu việc học bằng sự sáng tạo, đơn giản từ việc viết ra. Bạn thu thập kiến thức bằng việc đọc, còn việc viết ra giúp mở rộng và củng cố những điều đã học.
Không phải ngẫu nhiên khi những thiên tài như Einstein lại giỏi ở nhiều lĩnh vực, những người thông minh thường tìm kiếm những hoạt động mới lạ, học những lĩnh vực mới và thúc đẩy bản thân phải đạt được. Vậy nên bạn đừng chỉ quanh quẩn trong lĩnh vực mình đã học mà hãy mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác.
Xây dựng hoặc nâng cấp “thư viện” trí tuệ của bạn
Hoạt động đọc và viết dường như có sự liên quan tới trí thông minh. Nghiên cứu chỉ ra rằng, đọc không chỉ hỗ trợ tư duy nhạy bén (năng lực giải quyết, hiểu và tìm ra ý nghĩa của vấn đề) mà còn đối với khả năng đọc hiểu và trí tuệ cảm xúc.
Nghiên cứu cho thấy lợi ích của việc đọc vượt ngoài ý nghĩa một câu văn, đoạn văn hay một chủ đề. Tác giả của cuốn sách “Việc đọc đem lại điều gì cho tâm trí”, viết: “ Việc đọc có những kết quả nhận thức vượt ngoài nhiệm vụ đơn thuần là đề cập ý nghĩa một đoạn văn. Hơn thế, những kết quả này có tính chất tương hỗ và cấp số nhân. Chúng sẽ tích lũy dần theo thời gian, theo chiều xoắn ốc hoặc hướng lên hay hướng xuống, những kết quả này mang ý nghĩa sâu sắc với sự phát triển khả năng nhận thức”.
Những người đọc nhiều không chỉ cải thiện vùng não ngôn ngữ của họ, mà còn tăng cường các vùng não liên quan tới điều hướng không gian và thu thập các kiến thức mới. Bộ não khi đọc là đang hoạt động, phát triển, thay đổi, tạo ra những kết nối mới trong hệ thần kinh và mức độ sẽ tùy thuộc vào thể loại sách.
Đọc không giống như xem phim, nghe nhạc, nó cho bộ não nhiều thời gian để dừng lại, nghĩ, xử lý và tưởng tượng câu chuyện của chúng ta. Hãy đọc sách kích thích tư duy và đọc thật nhiều, thật rộng các thể loại vượt ngoài lĩnh vực của bạn. Điểm khó chịu của việc đọc sách và học các môn làm làm quen với việc bộ não luôn luôn bận rộn.
Theo Medium
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét