20 thg 8, 2020

WHO: Không nơi nào trên thế giới đạt được miễn dịch cộng đồng với Covid-19

Dân trí

 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, thế giới đừng nên kỳ vọng vào miễn dịch cộng đồng với Covid-19 khi chưa có vắc xin hiệu quả ngừa Covid-19.

Hơn 22 triệu người trên thế giới đã mắc Covid-19. (Ảnh: AFP)
Không nơi nào có miễn dịch cộng đồng với Covid-19
Các nhà khoa học tin rằng, miễn dịch cộng đồng có thể đạt được khi khoảng 70% dân số đã mắc bệnh và phục hồi hoặc có kháng thể đối với một loại bệnh truyền nhiễm như Covid-19. Một số người lạc quan hơn thậm chí cho rằng chỉ cần 40-50% dân số có miễn dịch đã có thể có miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra, đến nay chỉ khoảng 10-20% dân số thế giới có kháng thể với Covid-19.
Tuy nhiên, tại một cuộc họp báo ngày 18/8, Giám đốc Chương trình
Dịch Covid-19 khởi phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc cuối năm ngoái và nhanh chóng trở thành đại dịch toàn cầu. Theo số liệu của trang Worldometers, tính đến ngày 19/8, thế giới đã ghi nhận hơn 22,3 triệu ca mắc Covid-19, trong đó hơn 780.000 người đã tử vong, khoảng 6,5 triệu người vẫn đang điều trị.
khẩn cấp của WHO Mike Ryan đã bác bỏ chiến lược gây tranh cãi về miễn dịch cộng đồng với Covid-19 không cần vắc xin. " Thế giới còn ở rất xa mức miễn dịch cộng đồng cần thiết để ngăn đại dịch này lây lan. Đây không phải giải pháp mà chúng ta nên cân nhắc", ông nói.
Anh là một trong những quốc gia theo đuổi chiến lược miễn dịch cộng đồng ở giai đoạn đầu bùng phát Covid-19 khiến chính phủ nước này vấp phải chỉ trích. Trong khi đó, Thụy Điển được cho là tiếp tục theo đuổi chiến lược gây tranh cãi này và không áp dụng biện pháp phong tỏa đất nước như hầu khắp các nước trên thế giới. Theo các chuyên gia, nếu không có vắc xin, hàng nghìn người có thể tử vong do Covid-19 nếu một đất nước tìm cách theo đuổi miễn dịch cộng đồng.
Mặt khác, Bruce Aylward, cố vấn của Tổng giám đốc WHO, nhấn mạnh việc tiêm chủng cũng phải phủ ít nhất 50% dân số thế giới mới có hiệu quả ngăn đại dịch Covid-19.
Nhiều nước trên thế giới đang chạy đua phát triển vắc xin ngừa Covid-19 và Nga trở thành nước đầu tiên phê chuẩn vắc xin. Tuy vậy, các thăm dò dư luận cho thấy, người dân ở nhiều nước vẫn tỏ ra e ngại với vắc xin ngừa Covid-19 do lo ngại về tính an toàn, hiệu quả của các vắc xin này do thời gian nghiên cứu và phát triển thần tốc.
Covid-19 ở châu Á-Thái Bình Dương bước vào giai đoạn mới
Dịch Covid-19 ở châu Á- Thái Bình Dương được cho là đã bước sang một giai đoạn mới và cách ứng phó của các nước cũng có sự điều chỉnh so với giai đoạn đầu.
"Những gì chúng ta đang thấy không đơn thuần là một đợt tái bùng phát. Chúng tôi tin rằng đó là dấu hiệu cho thấy chúng ta đã bước vào một giai đoạn mới của đại dịch Covid-19 ở châu Á - Thái Bình Dương", ông Takeshi Kasai, giám đốc WHO phụ trách khu vực Tây Thái Bình Dương, nhận định ngày 18/8. "Ở giai đoạn này, các nước có thể hạn chế tình trạng đại dịch làm gián đoạn đến đời sống của người dân và nền kinh tế", ông Takeshi nói.
Ông nhấn mạnh thêm, ở một số nơi, làn sóng lây nhiễm thứ hai này nghiêm trọng hơn làn sóng đầu tiên và sở dĩ số người mắc Covid-19 tăng mạnh là do các nước nới lỏng các biện pháp kiểm dịch, hướng tới mở cửa nền kinh tế. Theo ông, các nước cần sẵn sàng đối phó với nhiều đợt bùng phát và biện pháp ứng phó cần có mục tiêu sớm để hạn chế làm gián đoạn kinh tế và đời sống xã hội.
"Bằng việc kết hợp giữa phát hiện sớm và phản ứng nhanh chóng với các ca lây nhiễm mới, cũng như việc người dân tuân thủ các biện pháp phòng dịch, nhiều nước hiện giờ có thể phát hiện sớm các ổ dịch, ứng phó nhanh chóng và can thiệp có mục tiêu hơn", ông Takeshi nói.
Nói về tác động của biến chủng của vi rút SARS-CoV-2 ở khu vực, ông cho biết dựa vào hàng nghìn trình tự gen, WHO đánh giá đây là vi rút có cấu trúc gen tương đối ổn định và không tác động đáng kể đến việc nghiên cứu, điều chế vắc xin.
Minh Phương
Theo Straits Times, AP
Tranh Hí Họa Về Thuốc Chũng Ngừa Covic19 Vũ Hán



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét