Einstein.
Albert Einstein nói về thuyết Tương Đối của mình, có một anh chàng hay nghi ngờ hỏi:
– Trí thông minh của người mạnh khỏe như tôi, không thể chấp nhận những cái mà nó không nhìn thấy.
Einstein đứng yên lặng một lúc rồi trả lời:
– Được, điều đó có vẻ có lý lắm. Bây giờ ông đặt trí thông minh của ông lên bàn đây, thì tôi có thể tin rằng ông có một bộ óc thông minh.
*
Albert Einstein có lần nói với các nhà báo:
– Các ông đừng đặt vấn đề về quốc tịch của tôi.
Những năm còn lại của cuộc đời tôi, theo giấy tờ thì tôi là người Mỹ. Nhưng, sau khi tôi chết, nếu như những lý thuyết của tôi đề ra là đúng, thì người Đức sẽ nói tôi chính gốc là người Đức. Người Pháp sẽ nói tôi là công dân quốc tế.
Nếu sau này có những chứng minh cho rằng lý thuyết của tôi đề ra còn có những thiếu sót thì người Pháp sẽ nói tôi đã từng là người Đức và người Đức sẽ nói tôi là một tên Do Thái.
Balzac.
Ðêm khuya, một người ăn trộm vào nhà Balzac. Anh ta lục hết mọi ngăn kéo, mọi ngõ ngách. Nhà văn sốt ruột:
– Ðừng tìm nữa chi cho mệt. Chính tôi mà còn tìm không ra nữa là anh!
Tolstoy.
Lev Tolstoy viết một truyện ngắn, và gửi đến một tòa soạn tạp chí, ký tên khác. Sau hai tuần, ông đến tòa soạn để biết số phận truyện ngắn của mình. Một biên tập viên trẻ tiếp ông không lịch sự lắm và bảo thẳng truyện ngắn của ông sẽ không được đăng.
– Vì sao thưa ông? – Nhà văn hỏi lại.
– Thưa ông thân mến, khi đọc truyện ngắn của ông, tôi hoàn toàn tin đây là một người viết văn còn non nớt. Tôi thành thật khuyên ông hãy bỏ cái thích thú viết lách đi. Vào tuổi tác như ông, bắt đầu viết thì đã muộn rồi. Trước kia, xin lỗi, ông đã viết gì chưa?
Tolstoy trả lời giọng trầm lắng:
– Tôi có viết một số tác phẩm mà người đọc cũng đánh giá là được, chẳng hạn như: “Chiến tranh và hòa bình” hay “Anna Karenina”…
Người biên tập lặng đi không nói nên lời nữa.
Ðêm khuya, một người ăn trộm vào nhà Balzac. Anh ta lục hết mọi ngăn kéo, mọi ngõ ngách. Nhà văn sốt ruột:
– Ðừng tìm nữa chi cho mệt. Chính tôi mà còn tìm không ra nữa là anh!
Tolstoy.
Lev Tolstoy viết một truyện ngắn, và gửi đến một tòa soạn tạp chí, ký tên khác. Sau hai tuần, ông đến tòa soạn để biết số phận truyện ngắn của mình. Một biên tập viên trẻ tiếp ông không lịch sự lắm và bảo thẳng truyện ngắn của ông sẽ không được đăng.
– Vì sao thưa ông? – Nhà văn hỏi lại.
– Thưa ông thân mến, khi đọc truyện ngắn của ông, tôi hoàn toàn tin đây là một người viết văn còn non nớt. Tôi thành thật khuyên ông hãy bỏ cái thích thú viết lách đi. Vào tuổi tác như ông, bắt đầu viết thì đã muộn rồi. Trước kia, xin lỗi, ông đã viết gì chưa?
Tolstoy trả lời giọng trầm lắng:
– Tôi có viết một số tác phẩm mà người đọc cũng đánh giá là được, chẳng hạn như: “Chiến tranh và hòa bình” hay “Anna Karenina”…
Người biên tập lặng đi không nói nên lời nữa.
Victor Hugo.Lev Tolstoy (1887) do Ilya Yefimovich Repin vẽ.
Một lần, đại văn hào Pháp Victor Hugo đi thăm nước Phổ. Khi đến biên giới Pháp Phổ, một nhân viên hải quan nước Phổ hỏi:
– Xin ông cho biết ông làm nghề gì?
– Tôi viết.
– Tôi muốn hỏi ông sinh sống bằng nghề gì?
Lần này Hugo đáp gọn:
– Bằng ngòi bút.
Nhân viên hải quan nọ gật đầu ra vẻ thông hiểu. Sao đó anh ta ghi vào tờ thị thực nhập cảnh: “Hugo, nhà kinh doanh ngòi bút”.
Mark Twain.
Trong chuyến thăm nước Pháp, Mark Twain đi tàu hỏa đến Dijon. Buổi chiều hôm đó ông mệt và buồn ngủ. Do đó, ông đề nghị người soát vé giúp đánh thức ông dậy khi tàu đến Dijon. Nhưng trước hết, ông giải thích rằng ông là người ngủ rất say. “Tôi có thể sẽ phản đối to tiếng khi ông cố đánh thức tôi dậy” – Ông nói với người soát vé – “Nhưng đừng bận tâm.. Dù thế nào cũng cứ cho tôi xuống tàu nhé!”.
Mark Twain đi ngủ. Sau đó, khi ông thức dậy thì đã là đêm khuya và tàu đã đến Paris. Ông nhận ra ngay rằng người soát vé đã quên, không đánh thức ông dậy khi đến ga Dijon. Ông rất bực, chạy đến người soát vé :
Mark Twain nói:
– Suốt đời tôi chưa bao giờ giận như thế này!
Người soát vé nhìn ông một cách bình thản và nói:
– Người Mỹ mà tôi cho xuống ở ga Dijon ấy còn cáu gấp đôi ông nữa.
Một lần, Mark Twain đến một thành phố nhỏ, ông có buổi nói chuyện ở đây. Tối đến, ông vào một tiệm ăn, chủ hiệu hỏi:Mark Twain được biết đến là một nhà văn khôi hài, tiểu thuyết gia và là nhà diễn thuyết nổi tiếng của Mỹ. (Ảnh: andina.pe)
– Ngài mới đến thành phố này phải không ạ?
– Vâng, tôi vừa mới đến đây.
– Ngài thật là may mắn, tối nay có buổi nói chuyện của Mark Twain, ngài đi nghe chứ?
– Chắc chắn là có.
– Thế ngài đã có vé vào chưa?
– Ồ! Chưa, chưa.
– Thế thì có khi ngài phải đứng đấy.
– Vâng, thật đáng tiếc, tôi luôn luôn phải đứng trong các buổi nói chuyện của Mark Twain.
Thanh Ngọc
(Theo vietsciences.free.fr)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét