Theo báo Daily Mail, máy có hình dạng gần giống như máy đo nồng độ cồn qua hơi thở mà cảnh sát giao thông thường dùng.
Cốt lõi hoạt động của thiết bị dựa vào đặc điểm là các tế bào ung thư thường thải ra hỗn hợp những chất hữu cơ độc hại, thường được biết đến với tên gọi VOC, và đưa vào máu.
Chất thải sau đó di chuyển đến phổi người và các phân tử từ hỗn hợp này có thể bay thoát ra ngoài.
Do đó, người muốn phát hiện ung thư sẽ đeo thiết bị và hít thở trong ít nhất 10 phút.
Những phân tử có nguồn gốc từ các tế bào ung thư sẽ đi vào máy và được xử lý thông qua hệ thống vi mạch hiện đại.
Kết quả sau đó được chuyển đến phòng thí nghiệm để phân tích và đưa ra kết luận cuối cùng.
Thời gian chờ đợi để biết liệu ung thư có tồn tại trong cơ thể hay không chỉ là vài ngày thay vì khoảng 2 tuần nếu thực hiện xét nghiệm sinh thiết.
Hiện tại, thiết bị đã bắt đầu được thử nghiệm trên 1.500 người trong vòng 2 năm tại Anh.
Các nhà khoa học kỳ vọng có thể phát triển thêm để máy có khả năng phân biệt những dạng ung thư khác nhau dựa vào những loại phân tử hóa học thu nhận được.
Tiến sĩ David Crosby từ Viện nghiên cứu ung thư Anh nhận xét dự án nghe có vẻ lạ kỳ nhưng chúng rất thực tế và tiềm năng ứng dụng là rất lớn.
“Cách thử nghiệm này rẻ tiền lại không cần phải dùng đến sinh thiết nên có lợi thế rất lớn” – TS Corsby nhận định.
Nhóm nghiên cứu của ông cho biết thiết bị này trong tương lai có thể cứu sống hàng ngàn người mỗi năm.
Trang Dail Mail cho biết mỗi năm ở Anh có đến 360.000 ca mắc ung thư được phát hiện, tuy nhiên phân nửa trong số đó là ở giai đoạn cuối nên khả năng chữa trị rất thấp.
Giáo sư Rebecca Fitzgerald, trưởng dự án từ Viện nghiên cứu ung thư Anh, cho rằng giới khoa học đang gặp nhiều áp lực khi phải tạo ra những thiết bị mới giúp người dân phát hiện ung thư sớm nhất có thể.
“Dự án của chúng tôi mang hy vọng về một biện pháp phát hiện ung thư từ ban đầu trong tương lai. Những bước phát triển tới đây của dự án sẽ vô cùng quan trọng” – GS Fitzgerald nói.
Theo Khoahoc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét