Lúc
khoảng 10 tuổi, trong nhà người viết có hai tủ sách lớn. “Chơi Chữ” là
một trong số sách này. Đó là một tác
phẩm biên khảo tập hợp những giai thoại nho nhỏ. Dĩ nhiên, đứa nhỏ lên
mười không thể hiểu hết những câu chuyện trong đó, nhưng nhờ nhà văn
Lãng Nhân đã viết với văn phong giản dị, dễ hiểu nên đứa con nít vẫn đọc
được sách, tuy lõm bõm mà vẫn thích thú.
Với
các độc giả miền Nam Việt Nam trước 1975 hẳn khó quên những bài phiếm
luận hóm hỉnh, sâu sắc và thấm đượm tình
người của cụ Lãng Nhân. Người viết tuy thuộc lớp thế hệ sau nhưng rất
thích đọc những tác phẩm biên khảo cũng như các phiếm luận của cụ Lãng
Nhân. (*)
Mở đầu tác phẩm Chơi Chữ, cụ Phùng viết:
“Nghề chơi cũng lắm công phu”, huống hồ chơi… chữ!
Chơi chữ cần có những yếu-tố không phải ai cũng gom được đủ: có học đã đành, nhưng lại còn phải có tàị.
Chơi chữ cần có những yếu-tố không phải ai cũng gom được đủ: có học đã đành, nhưng lại còn phải có tàị.
Học
có hàm-súc, mới biết dùng chữ cho rành-rẽ, dùng điển cho đích-đáng,
khiến câu văn ít lời mà nhiều ý; tài
có mẫn-tiệp, mới lĩnh-hội được mau-lẹ những nét trội trong một
cảnh-huống, và diễn-xuất ra một cách nhanh-chóng đột-ngột, hồ như là
tự-nhiên.
Trong văn chương ta, có nhiều lối chơi: thơ, phú, câu-đối, tập Kiều, sử-dụng lối nào là tùy theo tình, theo
cảnh, theo cách cấu-tứ mà phô diễn ra cho phù hợp với nguồn cảm-hứng trong giờ phút đó của nhà văn.”
Hai cách chơi chữ trong tiếng Việt được thấy nhiều nhất là Nói Lái và dùng chữ Đồng Âm Khác Nghĩa.
Do tiếng Việt là ngôn ngữ độc âm, nhờ thế rất dễ dàng trong lối Nói Lái. Hẳn ai cũng đều từng nghe câu này:
“Vấn đề khó khăn nhất bây giờ là chuyện đầu tiên”
Đầu Tiên nghĩa
là Tiền Đâu.
Và ai cũng hiểu câu này:
“Bàn cho nhiều rồi thì cũng vũ như cẩn mà thôi”.
Khi nghe câu này lần đầu tiên, tôi không hiểu. Ngẫm nghĩ một hồi mới nghĩ ra: Vũ
Như Cẩnnghĩa là Vẫn Như Cũ!
Với phái nam, nếu được ai khen mình là Người Sáng Chói thì
không nên vội mừng vì có thể họ bảo mình là Người Sói Trán.
Còn với phái nữ, lỡ được ai khen trông giống Hương Qua Đèo thì
coi chừng họ đang bảo mình là Heo Qua Đường!
Và, có khi nói lái được nâng lên một mức khó hơn khi kết hợp với chữ Hán Việt. Nhà văn Lãng Nhân đã ghi lại câu
nói lái sau đây:
Nam Đáo Nữ Phòng, Nam Bất Chính.
Người nam vào phòng người nữ là không chính đáng, không đàng hoàng. Vậy nếu Nữ Đáo Nam Phòng thì sao?
Nữ Đáo Nam Phòng, Thạch Bất Truy
Người nữ vào phòng nam thì thạch bất truy? Muốn hiểu câu bí hiểm này thì phải dịch từng chữ một:
Thạch là Đá, Bất là Không, Truy là Theo.
Trong
Truyện Kiều thì Thúy Kiều đã dám cả gan một mình lẻn qua nhà anh chàng
Kim Trọng. Và rồi chàng Kim có “thạch
bất truy”? Nhưng, Nguyễn Du đã không cho chuyện ấy xảy ra. Khi Thúy
Kiều thấy Kim Trọng có vẻ lơi lả thì nàng đã ân cần khuyên rằng: “Mây mưa đánh đổ đá vàng / Quá chiều nên đã chán chường yến anh / Trong
khi chắp cánh liền cành / Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên.” Do đó, dù rằng ở đây thực đã có chuyện “nữ đáo nam phòng” nhưng lại không hề xảy ra chuyện “thạch bất truy”.
Với các ngôn ngữ đa âm như tiếng Pháp, tiếng Anh thì việc nói lái không dễ như tiếng Việt. Tuy nhiên, tiếng Anh,
tiếng Pháp vẫn có thể nói lái được nếu chỉ dùng những chữ độc âm.
Xin đưa ra vài ví dụ:
no tails, toe nails.
ready as a stock, steady as a rock.
soap in your hole, hope in your soul.
ready as a stock, steady as a rock.
soap in your hole, hope in your soul.
Còn nói lái bằng tiếng Pháp, thì cụ Lãng Nhân cũng sưu tầm được một câu chuyện như sau:
Một phụ nữ Việt lấy Tây – vào thời đó người ta gọi là “Me Tây” – một hôm đi mua đồ với chồng. Sau khi cửa hàng
cho biết giá, bà me Tây quay qua nói với ông chồng “Très chaud, très chaud!”
Người chồng tưởng vợ than nóng nên vội vàng móc tiền ra trả, cầm món đồ đi ra. Nhưng khi ra đến ngoài, người vợ
cằn nhằn “Giời ạ! Đã bảo đắt lắm tại sao còn mua?”
Ông chồng Tây ngỡ ngàng hỏi “Tôi chỉ thấy bà kêu nóng quá, có thấy bà kêu đắt quá đâu”. Người vợ chán nản than
“Tôi là người Việt, chẳng nhẽ chê đắt chê rẻ. Nhưng tôi đã nói với ông rồi mà, Tôi nói Très Chaud – Très Chaud tức là Trop Cher”
Thì ra bà vợ đã nói lái:
Très chaud thành Trop
cher – “Nóng quá” thành “Đắt quá”.
Ông chồng Tây không hiểu, có lẽ vì người Tây không biết nói lái?
Thế còn chơi chữ với chữ Đồng Âm Khác Nghĩa là sao? Hẳn nhiều người đã nghe bài ca dao sau đây:
Bà già đi chợ Cầu Đông,
Xem bói một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn!
Xem bói một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn!
Không cần giỏi chữ, một người cũng hiểu được “lợi” vừa có nghĩa “lợi ích” vừa có nghĩa “răng lợi. Thầy bói bảo
bà già vẫn “có lợi” mà. Như vậy, bà già có nên lấy chồng không?
Tiếng Việt có rất nhiều chữ đồng âm khác nghĩa, do đó, cách chơi chữ này dễ chơi và rất phổ biến.
Một
giai thoại văn học nổi tiếng là câu đối chỉ có một vế của nữ sĩ Đoàn
Thị Điểm. Tương truyền, cụ thân sinh của
nữ sĩ Đoàn Thị Điểm có một học trò rất giỏi tên là Quỳnh – mà ta thường
gọi là Trạng Quỳnh. Trạng Quỳnh thường trêu ghẹo cô Điểm. Để ngăn cản
Quỳnh, cô Điểm ra những câu đối khó. Nhưng lần nào Quỳnh cũng đối lại
được.
Một lần nọ, khi cô Điểm đang tắm thì Quỳnh gõ cửa đòi vào coi. Cô Điểm giận lắm nhưng vẫn ra một câu đối, bảo rằng
nếu đối được thì sẽ mở cửa cho vào. Quỳnh hí hửng chịu ngay.
Câu đối đưa ra là Da Trắng Vỗ Bì Bạch.
Quỳnh nghĩ hoài, nghĩ mãi, nghĩ không ra. Cuối cùng đành lẳng lặng rút lui, và từ đó không còn dám trêu ghẹo cô
Điểm nữa.
Câu đối này tại sao khó đến mức một người thông minh như Trạng Quỳnh cũng phải bó tay?
Da nghĩa là Bì, Trắng nghĩa là Bạch. Da Trắng là Bì Bạch. Nhưng Bì Bạch còn nghe như tiếng tay vỗ lên da. Cái khó
chính là tiếng tượng thanh “bì bạch, bì bạch” này đây.
Về sau, nhiều người tìm cách đối lại, ví dụ như:
Cô Miên Ngủ Một Mình.
Cô là Một Mình, Miên là Ngủ – Cô Miên tức là Ngủ Một Mình
Nhà Vàng Ngồi Đường Hoàng
Nhà là Đường, Vàng là Hoàng – Nhà Vàng tức là Đường Hoàng
Trời Xanh Màu Thiên Thanh
Trời là Thiên, Xanh là Thanh – Trời Xanh là Thiên Thanh
Nhưng cả 3 câu này chỉ đối được nghĩa chữ Hán Việt, nhưng không thể đối với tiếng tượng thanh “bì bạch”. Do đó,
cho tới nay, câu “Da Trắng Vỗ Bì Bạch” vẫn là câu đối duy nhất chỉ có một vế.
Xin quay lại với tác phẩm “Chơi Chữ” của Lãng Nhân.
Nói về cách Nói Lái, cụ Lãng Nhân sưu tầm được bài thơ Mong Chồng nói lái rất hay. Trong bài thơ này 2 chữ sau
của câu trên được nói lái để trở thành 2 chữ đầu của câu kế.
Mong Chồng
Trên đắp chăn bông, dưới đệm bông
Bỗng đêm, sực nhớ lại thương chồng
Trông thường thấy ảnh, người đâu vắng
Văng đấu đong sầu, gạt gió đông
Bỗng đêm, sực nhớ lại thương chồng
Trông thường thấy ảnh, người đâu vắng
Văng đấu đong sầu, gạt gió đông
Văng đấu đong
sầu, gạt gió đông
Đống gio nhóm lạnh để mong chồng
Trông mòng suốt sáng lòng chưa chán
Chan chứa sầu tuôn một mảnh đồng
Đống gio nhóm lạnh để mong chồng
Trông mòng suốt sáng lòng chưa chán
Chan chứa sầu tuôn một mảnh đồng
Chan chứa sầu
tuôn một mảnh đồng
Động mành gió lọt chốn thâm phòng
Phong thầm giọt lệ nhờ thư gởi
Gợi thử tình xem có nhớ không?
Động mành gió lọt chốn thâm phòng
Phong thầm giọt lệ nhờ thư gởi
Gợi thử tình xem có nhớ không?
Bài thơ này phải đọc theo giọng người Miền Bắc vì khi nói theo giọng Bắc thì tê-e-rờ (tr) phát âm như xê-hát (ch)
như chữ Mong Chồng nói lái thành Chông Mòng, cũng như chữ Thương Chồng nói lái thành Chông Thường.
Nhưng đúng ra phải đọc Trông Mòng, và, Trông Thường. Chữ “Trông” là tê-e-rờ như Trông Coi, Trông Chừng. Cũng như
chữ “Đống Gio” thật ra phải là “Đống Tro.” Nếu không đọc theo giọng miền Bắc thì không nói lái được.
Việt Nam có thổ âm 3 miền Nam, Trung, Bắc. Và nhờ thế, cách chơi chữ cũng dựa vào cách phát âm của mỗi miền. Cụ
Phùng Tất Đắc kể lại câu chuyện này về Tả Quân Lê Văn Duyệt.
Tương truyền, một hôm Tả Quân Lê Văn Duyệt đi xem hát Bội. Trên sân khấu có hai người kép hỏi đố nhau.
Một anh đặt câu hỏi rằng: Đố biết vật gì vừa đực lại vừa
cái?
Tả Quân nghĩ anh kép nói bóng gió về mình, bởi vì Lê Văn Duyệt vốn là một hoạn quan. Do đó, Tả Quân nạt rằng nếu
không trả lời được thì sẽ bị chém đầu.
Anh kép thản nhiên trả lời:
“Chèng ơi, dễ dzị mà cũng hỏng bít. Cái thứ dzừa đực dzừa
cái chính là Coong Thằng Lằng!”
Coong là cái, Thằng là
đực. Thì đúng là vừa đực vừa cái. Chứ nếu nói theo giọng miền Bắc thì chỉ là Con Thằn Lằn thì đâu thể nào vừa Con lại vừa Thằng.
Cũng như nếu có ai bẽn lẽn thú nhận “Tui là cái thứ Chung
Vô Diệm” thì xin đừng nghĩ người giống bà bà hoàng hậu xấu
xí nhất trong lịch sử Trung Hoa. Và nếu bà Chung có sống lại cũng sẽ rất
ngỡ ngàng khi thấy tên mình được đem ra để ám chỉ cái tật khó nói của
phái nam. Thậm chí bà ta cũng sẽ chẳng nhận
ra tên mình khi nó được đọc theo giọng Miền Nam là Chung Dzô Dzịm!
“Chơi Chữ” còn nhắc tới một giai thoại về Đồng Âm Khác Nghĩa:
Báo Trung Bắc do hai ông Nguyễn Đỗ Mục và Dương Bá Trạc chủ trương, một lần đã ra câu đối như sau:
Vợ cả vợ hai, hai vợ cùng là vợ cả
Nghe tưởng chừng đơn giản phải không? Nhưng thật ra là một câu đối rất lắt léo
Chữ “cả” theo miền Bắc có nghĩa là “lớn”, cũng có nghĩa là “cùng”. Câu này có 2 nghĩa: Nghĩa thứ nhất: Vợ lớn vợ
nhỏ gì đều cùng là vợ. Nhưng nghĩa thứ là: Vợ lớn vợ nhỏ đều cùng là vợ lớn, đều quan trọng không kém gì nhau.
Khó thế nhưng vẫn có nhiều người gởi câu đối về tòa báo. Và, câu đối được chấm giải nhất là câu sau đây:
Con nuôi con đẻ, đẻ con há cậy con nuôi.
Chữ
“con nuôi” ở đây có hai nghĩa. Khi dùng làm danh từ, “con nuôi” là
người con mình nhận nuôi. Khi là động từ,
nghĩa là con cái nuôi mình. Do đó, câu này có hai nghĩa: Nghĩa thứ
nhất: Giữa con nuôi và con đẻ, mình không nên nhờ cậy người con nuôi.
Nghĩa thứ hai, mình có hai đứa con, vừa con nuôi vừa con đẻ, nhưng một
khi đã đẻ con ra được thì chẳng cần nhờ tới đứa
nào nuôi hết (há cậynghĩa là chẳng cần nhờ cậy).
Đọc tới đây, hẳn quý vị sẽ đồng ý với câu nói của cụ Lãng Nhân, rằng: “Nghề
Chơi cũng lắm công phu, huống hồ là Chơi Chữ“.
Nhà văn Lãng Nhân – Phùng Tất Đắc ngoài biên khảo còn là tay viết phiếm tài hoa. Ông nổi tiếng với các truyện phiếm
khôi hài nhưng thâm trầm như Trước Đèn, Chuyện Cà Kê… Ông cũng đã để lại cho đời những tác phẩm sưu khảo công phu như Chơi Chữ, Giai Thoại
Làng Nho… Phải chăng chính hoạt động biên khảo đã giúp văn
ông thêm sâu sắc, duyên dáng? Và có lẽ đó là một bài học quý giá cho
những ai theo nghiệp văn chương.
Trong “Chơi Chữ” có được bài thơ đặc biệt của cặp tình nhân tiếng tăm và cũng đầy tai tiếng, đó là nhà thơ Alfred
de Musset và nữ sĩ George Sand, cho thấy hai nhà thơ Pháp này không những làm thơ hay mà chơi chữ cũng hay nữa.
Alfred
de Musset là nhà thơ, nhà viết truyện ngắn lãng mạn của Pháp thế kỷ 19,
nhưng ông nổi tiếng hơn bởi mối
tình đầy sóng gió với nữ văn sĩ George Sand. Khi hai người gặp nhau,
Musset chỉ mới 23 tuổi trong khi George Sand là một phụ nữ đã có chồng
và hơn ông 6 tuổi. George Sand là một phụ nữ đặc biệt, cá tính và có lối
sống độc lập, không bị ràng buộc bởi các khuôn
phép đương thời
Musset đã gởi tới nàng bài thơ tình tứ sau:
Quand je
mets à vos pieds un éternel hommage,
Voulez-vous qu’un instant je change de visage?
Vous avez capturé les sentiments d’un coeur
Que pour vous adorer forma le créateur.
Je vous chéris, amour, et ma plume en délire
Couche sur le papier ce que je n’ose dire.
Avec soin de mes vers lisez les premiers mots,
Vous saurez quel remède apporter à mes maux.
Voulez-vous qu’un instant je change de visage?
Vous avez capturé les sentiments d’un coeur
Que pour vous adorer forma le créateur.
Je vous chéris, amour, et ma plume en délire
Couche sur le papier ce que je n’ose dire.
Avec soin de mes vers lisez les premiers mots,
Vous saurez quel remède apporter à mes maux.
Đây là bản lược dịch qua tiếng Việt:
Bao lâu
từng ước ao.
Giờ đổi giọng được sao?
Nàng đã ngự trong lòng,
Thuận tình ta luống mong.
Cho bút ta lên hương,
Ta viết lời yêu đương.
Thỏa được dạ ta cầu.
Nguyện đọc chữ đầu câu…
Giờ đổi giọng được sao?
Nàng đã ngự trong lòng,
Thuận tình ta luống mong.
Cho bút ta lên hương,
Ta viết lời yêu đương.
Thỏa được dạ ta cầu.
Nguyện đọc chữ đầu câu…
Và sau khi George Sand đọc xong những “chữ đầu câu” thì nàng đã cầm bút trả lời ngay:
Cette insigne
faveur que votre coeur réclame
Nuit à ma renommée et répugne à mon âme.
Nuit à ma renommée et répugne à mon âme.
Đêm trường
ai những ước mong.
Nay tuy e lệ mà lòng thầm ưa!
Nay tuy e lệ mà lòng thầm ưa!
Musset tất nhiên cũng đọc ngay “chữ đầu câu” và thấy đó là 2 chữ tuyệt vời: “Cette Nuit” – Đêm Nay!
Từ đó, bắt đầu mối tình ngang trái giữa hai con người tài hoa, để sau này được George Sand kể lại trong một tiểu
thuyết có tên “Nàng và Chàng” (Elle et Lui).
Cách
dùng các chữ đầu câu trong bài thơ để tạo nên một câu riêng là cách
chơi chữ được người Việt ưa thích. Thường
gặp nhất là trong những bài thơ mừng Tết, mừng Xuân, mừng đám cưới. Đó
thường là các câu có 4 chữ như: Cung Chúc Tân Xuân, Vạn Sự Như Ý, Trăm
Năm Hạnh Phúc,…
CUNG kính mời nhau một tách trà
CHÚC mừng Xuân mới, tiễn năm qua
TÂN niên hạnh phúc và như nguyện
XUÂN đến bình an khắp gần xa.
CHÚC mừng Xuân mới, tiễn năm qua
TÂN niên hạnh phúc và như nguyện
XUÂN đến bình an khắp gần xa.
VẠN chuyện lo toan không chất đống
SỰ gì bế tắc thảy đều qua
NHƯ hoa mai nở trong tuyết lạnh
Ý nguyện, duyên lành, mãi thiết tha.
SỰ gì bế tắc thảy đều qua
NHƯ hoa mai nở trong tuyết lạnh
Ý nguyện, duyên lành, mãi thiết tha.
Xin được dùng bài thơ Cung Chúc Tân Xuân – Vạn Sự Như Ý mà người viết sưu tầm để kết thúc bài viết. Xin mến chúc
tất cả bạn đọc một năm mới tràn đầy hạnh phúc và bình an.
Trịnh Bình An
Xuân 2018
Xuân 2018
(*) Ghi chú:
Phùng
Tất Đắc (1907-2008), bút hiệu Lãng Nhân, Cố Nhi Tân và Tị Tân. Sinh
quán Hà Nội. Năm 1954, di cư vào Nam.
Từ 1954 đến 1975, phụ trách nhà in Kim Lai và nhà xuất bản Nam Chi Tùng
Thư. Năm 1975, tỵ nạn tại Cambridge, Anh quốc. Ông qua đời ngày
29-2-2008.
Các tác phẩm đã xuất bản: Trước
Đèn, Chuyện Vô Lý, Chơi
Chữ, Cáo Tồn, Giai Thoại Làng Nho, Hán Văn Tinh Túy, Thơ Pháp Tuyển
Dịch, Chuyện Cà Kê, Khổng Tử, Tư Mã Quang-Vương An Thạch, Nguyễn Thái
Học, Tôn Thất Thuyết, Nghiêm Phục, Hương Sắc Quê Mình, Nhớ Nơi Kỳ Ngộ.
“Chơi Chữ” do Nam Chi Tùng Thư xuất bản năm
1970.
(Từ Cảnh chuyển)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét