23 thg 4, 2018

Liều mình đu cáp treo qua sông

(NLĐO) - Dù có cầu, nhưng nhiều người dân ngại phải đi xa, mất thời gian nên đã liều mình chọn cách đu cáp treo qua sông dữ.

Hằng ngày, để đi tới nương, rẫy, người dân tại thị trấn Pleikần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum chọn cách đu cáp treo qua sông thay vì đi vòng lên cầu sắt cách đó chừng 5 km. 
Dây cáp treo dài chừng hơn 50 m bắc ngang sông Pô Kô, đoạn qua thị trấn Pleikần. Hai đầu dây cáp được buộc vào hai trụ bê tông chôn 2 bên sông. Một bên cao và một bên thấp. Muốn sang sông, người dân ngồi vào lồng sắt được gắn với dây cáp bằng ròng rọc, ròng rọc sẽ tự chạy sang bên kia sông. Nếu lồng không chạy được tới bờ thì dùng dây thừng kéo vào. Để di chuyển theo chiều ngược lại thì dùng một dây cáp khác. Mỗi lần như vậy có thể chuyển từ 1 đến 3 người hoặc hai bao nông sản.
Liều mình đu cáp treo qua sông - Ảnh 1.
Người dân đánh cược với tính mạng khi đu dây cáp treo qua sông
Theo những người dân ở đây, mỗi ngày có hàng chục lượt người đu dây cáp này để qua sông đi làm hoặc vận chuyển nông sản. Chủ yếu là người dân tại khu vực thị trấn Pleikần và xã Đắk Rơ Nga, huyện Đắk Tô. Người dân tại thị trấn Pleikần đu cáp treo để qua xã Đắk Rơ Nga làm nương rẫy. Người dân xã Đắk Rơ Nga đu cáp treo qua thị trấn Pleikần để mua bán. 
Liều mình đu cáp treo qua sông - Ảnh 2.
Vận chuyển nông sản qua sông Pô Kô bằng cáp treo
Một người dân vừa đu cáp treo qua sông cho biết, nếu đi đường vòng thì có cầu treo bắc qua sông cách đó hoảng 5 km, cầu kiên cố cách 10 km. Chính vì thế, rất nhiều người đã chọn cách đu cáo treo qua sông vì gần và đỡ mất thời gian.  

Ông Nguyễn Xuân Phượng, Chủ tịch UBND thị trấn Pleikần, cho biết đây là cáp treo tự phát của người dân, chính quyền đã nhiều khuyến cáo không nên liều mình sử dụng. Cách điểm đặt cáp treo này không xa, tại thôn 6, thị trấn Pkeikần đã có cầu treo bắc qua sông Pô Kô nối liền giữa huyện Ngọc Hồi và huyện Đắk Tô.
Tin-ảnh: Hoàng Thanh

(Tran Thin chuyển)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét