12 thg 4, 2018

Giáo sư Nhật nổi tiếng: Nông sản thiếu hụt ‘năng lượng sống’ nghiêm trọng vì phun thuốc bảo vệ thực vật



“Tất cả các vật trong tự nhiên đều có liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và duy trì sự cân bằng hết sức tinh tế. Chính vì vậy, những thứ không cần thiết trong mắt loài người cũng là thứ thiết yếu trong tự nhiên”, giáo sư Hiromi Shinya viết trong cuốn sách nổi tiếng của ông, cuốn Nhân tố Enzym.
Trong canh tác nông nghiệp, nhiều người cho rằng nên dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để tránh côn trùng có hại. Tuy nhiên bản thân từ có hại cũng là xuất phát từ phạm vi nhận thức có hạn của con người.
Theo giáo sư Shinya, dù là côn trùng có lợi hay có hại, cũng nhờ chúng bám lên cây mà tăng thêm chất dinh dưỡng cho cây. Chitin-chitosan được biết đến là chất có trong vỏ tôm, cua. Khi côn trùng bám lên cây trồng, như lá cây, lá sẽ tiết ra các enzym biến Chitin-chitosan có ở côn trùng thành chất dinh dưỡng cho cây. Chất dinh dưỡng được hấp thu từ côn trùng sẽ giúp duy trì sự sống cho các động vật ăn thực vật đó. Tuy nhiên chuỗi dinh dưỡng này hiện đang bị cắt đứt bởi chiếc kéo mang tên thuốc BVTV.
Côn trùng bám lên cây giúp tăng thêm chất dinh dưỡng cho cây. (Ảnh: eppo.int)

Bên cạnh đó, một số chuyên gia cũng cho rằng chính những loài sâu hại đã kích thích cây trồng tự bảo vệ mình bằng cách sản sinh ra nhiều chất chống oxi hóa vốn có lợi cho sức khỏe con người. Nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất chống oxi hóa trong nông sản “sạch” nhiều hơn từ 19-68% so với nông sản canh tác bằng thuốc BVTV.
“Những ai không ăn các thực phẩm nuôi trồng trong điều kiện tự nhiên thì không thể sống khỏe mạnh trong thế giới tự nhiên được” – Trích ‘Nhân tố Enzym’
Các loại thuốc BVTV không những lấy đi nguồn dinh dưỡng của cây trồng, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng thông qua các hóa chất tồn dư trên rau, củ, quả.
Một nghiên cứu đã phát hiện mối liên hệ giữa phụ nữ phơi nhiễm với thuốc trừ sâu với trẻ sinh ra có IQ thấp, tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
Hàm lượng cadmium trong nông sản sạch cũng thấp hơn gần 50%. Cadmium là một kim loại độc hại và có khả năng gây ung thư. Mặc dù hàm lượng cadmium trong nông sản canh tác thuốc BVTV vẫn trong giới hạn cho phép, tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo kim loại này có thể tích lũy trong cơ thể người theo thời gian.
Hơn nữa các thuốc BVTV còn lấy đi sinh mạng các loài sinh vật trong đất, vốn là nguồn năng lượng cho các loài cây trồng. Hệ quả là, các vùng đất thường xuyên sử dụng thuốc BVTV sẽ trở nên cằn cỗi, nghèo nàn và mất “năng lượng sống”, bởi giun đất và các loại vi khuẩn làm màu mỡ cho đất đã bị thuốc BVTV tiêu diệt.
Thuốc BVTV cắt đứt nguồn năng lượng của thực phẩm. (Ảnh: nhavuontaigia.com)

“Con người lấy năng lượng từ thực phẩm, do đó nếu bản thân thực phẩm không còn năng lượng thì chúng ta dù ăn bao nhiêu cũng không khỏe được”. – Nhân tố Enzym-
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Scientific American đã so sánh dinh dưỡng của 43 loại rau củ khác nhau ở hai thời điểm 1950 và 1999, cho thấy trong vòng 50 năm, hàm lượng protein, calcium, phosphorus, iron, riboflavin (vitamin B2) and vitamin C trong nông sản đã giảm sút.
Vì đất cằn cỗi, để tăng sản lượng con người dùng thêm phân bón hóa học bên cạnh thuốc BVTV. “Dưới tác dụng của các chất hóa học, cây có thể phát triển, nhưng chúng sẽ phát triển mà không mang theo mình ‘năng lượng sống’” giáo sư Shinya viết.
Trên thực tế, nền nông nghiệp hiện đại đang ưu tiên tạo nên những cây trồng bóng bẩy đẹp mã, sản lượng cao hơn là chú ý đến giá trị dinh dưỡng bên trong.
Các loài phát triển trong tự nhiên đều sẽ có vết sâu cắn, kích cỡ to nhỏ không đều và không thể nào đẹp mã được như vậy. Nhưng bù lại trong chúng lại chứa rất nhiều “năng lượng”. – Nhân tố Enzym
Hiện nay, nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều mô hình trồng nông sản sạch đã ra đời với giá bán đắt hơn so với phương pháp canh tác thông thường, nhưng theo giáo sư Shinya, các nông sản sạch thực sự đáng giá, vì đó là “giá của sự sống”.
Ảnh: agritrade.com.vn

Để thỏa mãn tham vọng chúng ta đã vượt ra khỏi giới hạn cho phép của tự nhiên, phá vỡ sự quân bình hài hòa của Trái Đất đã tồn tại hàng trăm triệu năm nay; vì muốn canh tác an nhàn hơn ta cho ra đời các loại thuốc trừ sâu; vì muốn có nhiều đất đai, tiền bạc, chúng ta đã tạo ra chiến tranh; vì lợi nhuận, chúng ta sẵn sàng phá rừng, phát triển các nghành công nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng, v.v… Chính những dục vọng vô tri đã khiến con người phải trả giá bằng cả sức khỏe và thậm chí là tương lai của nhân loại. Chỉ có khai thác thế giới tự nhiên một cách hài hòa trong giới hạn nhất định, thuận theo quy luật tự nhiên mới mang lại sức khỏe và bền vững.
Đại Hải (daikynguyen/tv)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét