LAI LỊCH CỦA ÂM BA
Trong tiếng
Việt, cái âm “Ba” đôi khi cũng gây ra lắm chuyện tếu. Chẳng hạn như câu nói
thường nghe:
- Bước sang
đầu năm mới, bọn mình kéo nhau ra quán làm vài xị “lai rai ba sợi” chăng? Có người hỏi: Tại sao không là con số khác
mà dứt khoát phải là “ba sợi”, không phải là bốn sợi, năm sợi, sáu sợi..v..v..?
Thử bắt đầu tìm
hiểu các chữ thường nghe đầu bằng từ “ba”.Tất
nhiên ai cũng biết âm ba dùng chỉ số lượng, nhưng nó lại
biến hóa khôn lường, mang nhiều ý linh hoạt.
Thử liệt kê
vài từ thường nghe nói:
-
ba búa, ba bứa, ba bớp (thứ ngang
bướng, không nghe theo người khác).
-
ba lia, ba gai/ba gai ba góc, ba kẹo
(hà tiện, keo kiệt).
-
ba lém (lém lỉnh), ba xàm, ba toác, ba nhe, ba
xạo, ba lơn (nói bông lơn, pha trò đùa).
-
ba rọi (pha tạp một cách nhố nhăng).
-
ba đía, ba vạ (chung chạ, bừa bãi).
-
ba láp, ba lốp, ba lăng nhăng (hạng
tầm thường, lông bông).
-
ba xí ba đế, ba chớp ba nháng (làm
vội vã, không chu đáo).
-
ba lô ba la, ba sớn ba sác (vô ý tứ,
không chú ý).
-
ba trợn ba xạo, ba trật ba vuột (không
ăn khớp, không thuận lợi).
-
ba sồn ba sựt (chưa gì chắc chắn,
còn lở dở)…..v…v…
Thành ngữ “ba
que xỏ lá” nhằm chỉ sự lừa dối, gian lận, bợm bĩnh, đểu cáng. Có cách
giải thích, nó ra đời từ một trò chơi bịp bợm thời trước nhằm moi tiền người
khác, tuy nhiên, cụm từ đó nếu tách riêng biệt “(bọn) ba que”/“(đứa) xỏ lá” thì
vẫn được hiểu theo nghĩa tương tự.
Xem như trên
thì rõ ràng, hầu hết các từ có dính dáng đến từ “ba” như nêu trên đều chỉ
những sắc thái, những tính cách, những sự việc chẳng ra làm sao cả.
Thoạt nghe xong, ắt muốn tránh xa cho yên lành.
Khi nghiên cứu, chúng ta sẽ thầy có nhiều chữ
vay mượn từ tiếng Pháp, chẳng hạn như ba gai (pagaille): chỉ người ngang ngạnh,
bướng bỉnh, không tuân theo nề nếp, vốn từ tiếng Việt lại có thêm “ba gai ba
đồ”, “ba gai ba ngạnh”, hay “ba gai xỏ lá”…..
Ba
nhe (từ chữ Pháp panier: chỉ người khuân vác ở ga xe
lửa, bến tàu) nhưng khi thâm nhập tiếng Việt lại chỉ hạng “đá cá lăn dưa”. Ba dớ
(paille: vụn mạt sắt, kim loại khi dũa hoặc do sự ma sát mà có), đọc là pai-dơ,
về sau lại phát sinh thêm “ba dấm ba dớ”
theo nghĩa như vớ vẩn, vụn về không đâu
vào đâu. Còn nữa:
Ba
láp (tầm phào, lếu láo mượn từ palabre), sau đọc lệch ra thành Bá
láp. Ba xí ba tú cũng từ tiếng Pháp (par-ci, par-tu), có ý chỉ là biết
lõm bõm, biết lỏi, biết qua loa, hời hợt, không đến nơi đến chốn. Ba đá
(soldat: đơn vị lính chính qui người Pháp), nhưng lại dùng theo nghĩa chế giễu
như “Ôi! Cái thứ đồ đá, chấp nó làm gì”. Hoặc nói: Thằng đó là loại ba đá, ý
nói người không tốt.
Khi vay mượn “bavard”
là già chuyện, khoác lác để có từ “ba
hoa”, lập tức, người Việt “chế” thêm ra thành ba hoa chích chòe, ba hoa
xích đế, ba hoa xích tốc, ba hoa thiên địa, ba hoa thiên tướng… là nói
luôn miệng, nói phóng đại, có ý khoe khoang, nói đến độ cái miệng không kịp kéo
da non, lời nói không chính xác, phù phiếm, hão huyền nhằm “chém gió” cho sướng
miệng.
Có lẽ “ba
hoa xích đế” cũng là cụm từ nhiều người tranh luận nhất. Theo Vũ Bằng, thì
“ba xích đế” bắt nguồn từ “ba xị đế”. “Đế” là một thứ rượu nấu bằng cỏ đế:
“Trước đây, vì độc quyền nấu rượu trong tay người Pháp, nên ở miền Nam, muốn có
thứ rượu vừa rẻ vừa ngon do nông dân ta lấy gạo nếp làm ra, cũng phải nấu lậu. Muốn
nấu “lậu” phải ra biền (ruộng) mà nấu. Ngoài biền không sẵn củi nên phải nấu
bằng cỏ “đế”. Vì thế, gọi là rượu đế, tức rượu lậu đun bằng cỏ đế”.
Nhưng vì sao
lại gọi “ba xị đế”, mà không nói bốn xị đế hay năm xị đế? - Vì chỉ uống
chừng đó là say - mà đã say thì nói năng không kiểm soát thành ra câu chuyện
trở thành “tào lao xích đế”. Nghe cũng có lý đấy chứ? Nhưng tại sao từ “xị” lại
biến âm ra “xích”? – Vì xị là dung tích tương đương một phần tư lít, nhưng tại
sao gọi là xị? Theo nhà ngôn ngữ học Lê Ngọc Trụ, “xị” là nói tắt của “xá xị”,
dung tích của chai xá xị đã được dân chúng công nhận. Nếu đúng như thế, “xị”
mới xuất hiện chừng hơn một trăm năm trở lại đây thôi.
Bằng chứng,
trong ca dao tục ngữ, thơ văn cổ chỉ xuất hiện “bầu/nậm/vò”, chẳng hạn:
“Tay cầm bầu rượu nắm nem,
Mải vui quên hết lời em dặn dò”;
“Ông mất chân
giò, bà thò nậm rượu”; hoặc:
“Anh giúp một
thúng xôi vò,
Một con lợn
béo một vò rượu tăm”.
Thêm một bằng
chứng nữa là từ điển của Huỳnh Tịnh Paulus Của (1895) không ghi nhận, chỉ có
loạn xị, xuôi xị.
(Theo TTC)
- Ba trợn: Theo giải thích của nhiều người,
Ba trợn là trợn dọc, trợn ngang trái, phải. Ý nói người có nhiều biểu hiện về tư cách
rất đáng chê,
như thiếu đứng đắn, thiếu thật thà,
ba hoa,
không ai có thể tin cậy được, ngó dọc, ngó ngang trái, ngó ngang phải, luôn
thay đổi tính tình, khi vầy khi khác. Một người
nói một đằng
làm một nẻo.
Không giữ lời hứa.
Thằng cha ba trợn.
Ăn nói ba trợn hay đồ ba
trợn.
- Ba phải: Thí dụ
câu nói “thằng cha ba phải”. Ý nghĩa
là ai nói gì gã cũng cho là phải. Gã nói gã cũng cho là phải, người đối diện
nói gã cũng cho phải, người vắng mặt nói, gã cũng cho là phải, để khỏi phiền lòng.
Nếu ai cần tìm hiểu để giải quyết dứt khoát việc cho ra phải trái mà gặp gã thì
huề
vì ai gã cũng cho là phải cả.
Còn do đâu có
danh từ “Ba Tàu”mà không là bốn
tàu, năm tàu? Có hỏi thì phải có trả lời. Theo đó, có vài cách giải thích
như sau:
- Người Hoa đến
Việt Nam làm ăn sinh sống được gọi (tự xưng) là Đường nhân, mà trong tiếng Hán 唐人 được
phát âm là “toàng díen” nên bị người Việt đọc nhầm thành “Tàu nhân”. Theo một
nghiên cứu ngôn ngữ thì từ Tàu có thể là đọc trại từ chữ Tào chính là để chỉ
người của Tào Tháo nước Ngụy thời Tam Quốc, nhưng quan điểm này bị phản biện
bởi một quan điểm có lý hơn là “tào” có nghĩa là quan, được sử dụng để chỉ quan
lại người Trung Hoa cổ trong thời kỳ Bắc thuộc ở nước ta. Vì có rất nhiều quan
điểm giải thích cách gọi này của người Việt ta đối với người Hoa gốc Việt. Một
trong những quan điểm đó thời kỳ mà người Hoa di cư vào Việt Nam khá nhiều là những người Minh
không chịu bị thống trị bởi nhà Thanh (Phản Thanh Phục Minh). Chúa Nguyễn cho
phép họ định cư ở Ba vùng là Cù Lao phố ở Đồng Nai, Sài Gòn Chợ Lớn và Hà Tiên
mà để dễ dàng di chuyển đến những vùng này họ thường phải đi bằng đường sông
nước từ đó mà ra chữ Tàu. Vì sao mà cách này gọi biểu lộ sự miệt thị lại không
hẳn là sai? Một quan điểm khác cho rằng khi các chúa Nguyễn đồng ý cho dân
Trung Hoa sinh sống ở đất Việt, người Hoa bắt đầu di dân theo từng đoàn tàu
thuyền đến Việt Nam
để tránh việc bị cướp bóc trên sông. Người Việt thấy từng đoàn tàu đi lại trên
sông liền miệng gọi là người Ba Tàu với “Ba” ở đây trong cách nói của người
miền Nam có ý như “vài ba chiếc”, điều này không hẳn là miệt thị mà chỉ là một
kiểu gọi như thể hiện sự thờ ơ đối với người Hoa (vài ba chiếc tàu: không muốn
đếm). Lại có những quan điểm giải thích cách gọi này theo hướng khinh miệt và
phân biệt đối xử, thường xuyên thấy tàu khách qua lại trên sông mà trong văn
nói ở miền Nam có nhiều cụm từ bắt đầu bằng từ ba để chỉ những cái xấu: ba hoa,
ba gai, ba trợn...nên ghép lại thành từ Ba Tàu tỏ ý miệt thị, khinh
thường. Tuy vậy, vẫn chưa có một quan điểm nào là được chấp nhận hoàn toàn
để lý giải cách gọi “Ba Tàu” này của người Việt. Nhưng dù có lý giải thế nào,
những người Việt gốc Hoa cũng vẫn hiểu “Ba Tàu” mang ý nghĩa kỳ thị và phân
biệt đối xử rất nặng, nên tốt hơn hết là nên hạn chế tối đa sử dụng cụm từ này
để nói đến những người Hoa sinh sống trên đất Việt.
- Một giải đáp khác: Theo đó, vào
khoảng năm 1679, quân Mãn-Thanh từ biên cương tràn vào và lật đổ triều đình nhà
Minh. Khi đó, quan tổng binh của tỉnh Quảng Đông là Trần Thượng Xuyên và quan
tổng binh của tỉnh Quảng Tây là Dương Ngạn Địch đã dẫn theo 2 phó tướng của bọn
họ, cộng thêm gia quyến cùng tùy tùng, để kết làm một đoàn khoảng 3000 người
chạy sang nước Việt xin quy phục. Bọn họ chạy theo đường biển để cập cảng nước
Việt trên 3 chiếc tàu lớn (và khoảng
50 thuyền nhỏ phục vụ cho chiến đấu).
Triều đình nước Việt cho phép bọn họ được lánh nạn, quy phục, và dung nhập vào đời sống của người Việt bổn xứ. Từ đó, người Việt mới gọi người Hoa ở miền Nam là người Ba Tàu. Về sau này, thì gọi tắt là "Tàu" để chỉ tất cả người Hoa, dù ở nước ta hay bên Trung Hoa.
Triều đình nước Việt cho phép bọn họ được lánh nạn, quy phục, và dung nhập vào đời sống của người Việt bổn xứ. Từ đó, người Việt mới gọi người Hoa ở miền Nam là người Ba Tàu. Về sau này, thì gọi tắt là "Tàu" để chỉ tất cả người Hoa, dù ở nước ta hay bên Trung Hoa.
- Ngoài ra, người Tàu là để chỉ các
nhóm dân Hoa Nam di cư đến
Việt Nam
bằng đường thủy. Còn Ba Tàu theo chúng tôi chữ Hán là 番漕, âm đọc lên thành Ba
Tào. Chữ Ba 番
còn có âm khác là Phiên, ở Hán ngữ chúng chỉ những dân tộc vùng biên giới
(phiên rợ, phiên di 番夷) hoặc các nhóm thiểu số từ ngoại quốc đến. Thế kỷ 18 và
19, bộ ngoại giao Anh đã tốn rất nhiều giấy mực để phản bác chữ “phiên” trong
các công văn của nhà Thanh. Nó thường được dùng để chỉ nước Anh nói riêng và
các nước Âu – Mỹ nói chung. Sự miệt thị của từ Ba Tàu nằm ở chữ Ba và khá kín
đáo. Từ Ba Tàu nhìn từ góc độ dân tộc học, sẽ bổ sung cho chúng ta thời
điểm mà người Việt củng cố ý thức về bản sắc riêng biệt của mình, sau khi đã
khẳng định ở Bình Ngô Đại Cáo về cương vực, văn hiến và các triều đại độc lập
lâu đời. Dựa vào đặc điểm và quá trình hình thành dân tộc Kinh, từ Ba Tàu có
niên đại sớm nhất là ở đầu triều Lê mà thôi. Bởi vì về bản chất, hoàng gia Lý –
Trần cũng là một dạng Ba Tàu, đến Việt Nam
từ Hoa Nam.
Họ không thể tự miệt thị mình bằng từ ngữ ấy.
Còn như chữ “Ba
que xỏ lá” thì sao?
Trong thời Pháp
thuộc, có một bọn người chuyên tổ chức những “trò chơi có thưởng”. Trò chơi của
bọn họ gồm một cái que và ba chiếc lá, mỗi lá có đính một chiếc vòng nhỏ ở
cuống. Người chơi cầm cái que nhỏ xỏ vào ba vòng này. Mỗi người chỉ được xỏ một
lần. Người nào xỏ vào được một lúc cả ba lá và nhấc được chúng lên thì được
lĩnh thưởng. Ai xỏ trật, tức xỏ không vào lá nào hoặc chỉ vào một trong ba lá,
sẽ mất toi số tiền đặt. Cũng liên quan tới trò này, có người kể lại cách thức
chơi của bọn chủ trò có khác chút ít. Chúng thường dùng ba que nhỏ, trong đó
chỉ có một que xỏ vào chiếc lá rồi chìa cho mọi người xem. Chúng tuyên bố rằng
nếu ai rút trúng que có chiếc lá khi chúng nắm tay lại thì người đó trúng
thưởng. Ngược lại, người chơi sẽ mất số tiền đặt cược trước. Dù chơi theo cách
thức nào đi nữa, thì bọn chủ trò chơi vẫn có nhiều mưu mẹo, khiến cho người
chơi bao giờ cũng thua cuộc. Vì thế, người ta mới gọi bọn chủ trò là bọn “ba
que xỏ lá” với hàm ý là bọn bịp bợm, lừa đảo, dối trá. Từ cách thức chơi thứ
nhất, nhiều người cho rằng hình thức ban đầu của thành ngữ “ba que xỏ lá”' là
“xỏ lá ba que”. Sở dĩ có sự thay đổi này là do việc đọc chệch cho thuận miệng,
dễ đọc, dễ nhớ.Thành ngữ “ba que xỏ lá” dần dần được mở rộng
phạm vi sử dụng. Nó được dùng để chỉ tất cả những hạng người lừa lọc, bịp bợm,
đểu cáng.
Thêm nữa, từ đâu có tên gọi Ông già Ba Tri? Điều nầy liên quan đến
lịch sử.
Ba Tri là huyện của tỉnh Bến Tre, diện tích 355,4km2,
dân số 192.500 người (2006), gồm một thị trấn và 23 xã. Ba Tri có lẽ gốc ngôn
ngữ Khmer là Bati.
Ông già Ba Tri
tên thật là Thái Hữu Kiểm (hay Cả Kiểm) sống vào thời đầu của triều vua Minh
Mạng, tức là khoảng những năm 1820. Ông Kiểm là cháu nội của ông Thái Hữu Xưa,
một người quê ở Quảng Ngãi nhưng đã xuôi thuyền vào vùng đất Ba Tri này dựng
làng, lập nghiệp, xây chợ cho cư dân quanh vùng, được người dân vô cùng nể
trọng và tôn kính. Ông nổi tiếng gan dạ vì dám đem đơn kiện viên Xã Hạc Ba Tri.
Ông đã lặn lội lên tận kinh thành Huế, ở những năm 1820, phương tiện đi lại hầu
như chỉ có đi bộ nên ông phải mất gần nửa năm trời, đoàn cả “bị đơn-nguyên đơn”
của ông Cả Kiểm mới tới nơi kinh thành Huế. Và ông Cả Kiệm đã thắng kiện với
đối thủ là ông Xã Hạc Ba Tri và việc tự ý đắp đập khi dòng kênh Ba Tri chảy qua
địa phận làng mình của ông Xã Hạc là sai trái. Có thể nói, đây cũng chính là vụ
án đầu tiên được đích thân vua Minh Mạng xử và phán quyết đão ngược với những
“luật làng” truyền miệng từ trước đến nay. Bản án này, sau đó đã làm nức lòng
không chỉ người dân trong vùng Ba Tri mà ngay cả những người dân miền Tây đi mở
cõi khác, giúp cho hệ thông sông ngòi kênh rạch được thông thương. Kể từ đó,
người già làm những việc có sức lực phi thường được gắn cho danh hiệu “ông
già Ba Tri”, người vượt ngoài sức của thiên hạ.
Còn nhiều chữ
bắt đầu tư âm ba rất lý thú trong ngôn ngữ Việt, nhất là tiếng miền Nam, càng
nghiên cứu càng nghe thích thích, ngạc nhiên hơn về nguồn âm dồi dào của ngôn
ngữ nước mình. Khi nghiên cứu việc nầy chắc chúng ta sẽ không bị cho là ba
xạo!!!
Vì:
Con trai
phải biết thiệt hơn,
Cà phê thuốc lá lại còn lai rai.
Hãy chọn chồng vậy mà xài,
Mấy thằng ba xạo ta đây chả cần.
Tài liệu Hồ Xưa sưu tầm sắp xếp viết lại ______________________________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét