Tại các thành phố như Paris, Barcelona... người ta vẫn bắt
gặp các cặp đôi mua ổ khóa, bấm lên một cây cầu rồi vứt chìa đi. Đó là ổ
khóa tình yêu.
Ở rất nhiều nơi trên thế giới, ta bắt gặp hàng nghìn những chiếc khóa tình yêu của các cặp đôi. Họ gửi gắm hy vọng về một mối tình bền vững và gắn bó.
Nhưng những chiếc khóa này bắt nguồn từ đâu? Tại sao hình ảnh ổ khóa lại đại diện cho tình yêu vĩnh cửu?
Thực tế thì có rất nhiều sự tích lý giải điều này. Tuy nhiên, câu chuyện thực đằng sau đó lại là một mối tình đầy bi kịch và sầu thảm tại Serbia nhiều năm về trước.
Tại sao hình ảnh ổ khóa lại đại diện cho tình yêu vĩnh cửu?
Chàng trai Relja cũng không phải ngoại lệ. Cũng như rất nhiều các thanh niên khác, Relja không hề muốn rời xa gia đình và đặc biệt là tình yêu của đời chàng - cô gái mang tên Nada.
Nada và Relja yêu nhau sâu đậm và không do dự khi quyết định "trói buộc nhau" bằng một lễ đính hôn. Họ hy vọng về một mái ấm viên mãn. Tuy nhiên, khi Áo tuyên chiến với Serbia, Relja không còn lựa chọn nào ngoài việc ra trận để chiến đấu bảo vệ đất nước.
Dù buồn bã, nhưng Nada luôn tin tưởng rằng Ralja sẽ sống sót và sớm trở về bên cô. Cuộc chiến rồi cũng kết thúc, nhưng Ralja không bao giờ quay lại nữa. Không phải vì bom đạn, mà vì anh đã đem lòng yêu một cô gái khác ở Corfu, để lại Nada trong nỗi chờ đợi khắc khoải.
Đau khổ vì bị phản bội, Nada chìm trong nỗi buồn để rồi cuối cùng ra đi trong cô độc, khép lại một mối tình đầy nước mắt.
Câu chuyện về Nada và Ralja lan truyền trong thị trấn. Các cô gái lo sợ người tình của họ cũng dễ đổi thay như Ralja. Và để bảo vệ tình yêu của mình, họ mua những chiếc khóa có viết tên mình và người yêu rồi gắn chúng vào cây cầu nơi Nada và Ralja đã từng gặp gỡ.
Cầu Most Ljubavi tại Serbia - nơi bắt nguồn của câu chuyện ổ khóa tình yêu.
Chìa khóa sau đó đều được ném xuống sông. Họ tin rằng bằng cách này, tình yêu của họ sẽ tồn tại mãi mãi.
Câu chuyện buồn này dần dần chìm vào quên lãng cho đến khi nhà thơ người Serbia Desanka Maksimovic gợi lại nó trong bài thơ Prayer for Love của mình. Từ đó, hàng trăm cặp đôi trẻ biết đến truyền thuyết này và tìm mua những chiếc khóa có khắc tên để gắn vào cây cầu năm nào, biến nó trở thành một cây cầu tình yêu nổi tiếng – cầu Most Ljubavi.
Truyền thống nhanh chóng được sao chép lại ở nhiều thành phố lớn trên thế giới như Paris và Barcelona. Tuy nhiên, sau này người ta buộc phải gỡ bỏ các ổ khóa để tránh áp lực lên các cây cầu. Ngược lại, ở nơi mà câu chuyện này bắt đầu, các ổ khóa vẫn được giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Ở nơi mà câu chuyện này bắt đầu, các ổ khóa vẫn được giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Không thiếu những câu chuyện tình có kết thúc buồn do chiến tranh chia cắt, và ta không thể chắc chắn rằng câu chuyện về Nada và Ralja có thật sự tồn tại hay không.
Nhưng niềm tin, hy vọng về mối tình vĩnh cửu là có thật, và nó được thể hiện rõ ràng bằng hàng trăm nghìn chiếc khóa tình yêu ở khắp nơi trên thế giới.
Ở rất nhiều nơi trên thế giới, ta bắt gặp hàng nghìn những chiếc khóa tình yêu của các cặp đôi. Họ gửi gắm hy vọng về một mối tình bền vững và gắn bó.
Nhưng những chiếc khóa này bắt nguồn từ đâu? Tại sao hình ảnh ổ khóa lại đại diện cho tình yêu vĩnh cửu?
Thực tế thì có rất nhiều sự tích lý giải điều này. Tuy nhiên, câu chuyện thực đằng sau đó lại là một mối tình đầy bi kịch và sầu thảm tại Serbia nhiều năm về trước.
Tại sao hình ảnh ổ khóa lại đại diện cho tình yêu vĩnh cửu?
Câu chuyện buồn đằng sau ổ khóa tình yêu
Câu chuyện diễn ra tại thị trấn Vrnjacka Banja vào năm 1914, khi Châu Âu đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng quân sự. Các thanh niên bị buộc phải gia nhập quân đội và rất nhiều đã tử trận trong cuộc chiến vô vọng và không có hồi kết.Chàng trai Relja cũng không phải ngoại lệ. Cũng như rất nhiều các thanh niên khác, Relja không hề muốn rời xa gia đình và đặc biệt là tình yêu của đời chàng - cô gái mang tên Nada.
Nada và Relja yêu nhau sâu đậm và không do dự khi quyết định "trói buộc nhau" bằng một lễ đính hôn. Họ hy vọng về một mái ấm viên mãn. Tuy nhiên, khi Áo tuyên chiến với Serbia, Relja không còn lựa chọn nào ngoài việc ra trận để chiến đấu bảo vệ đất nước.
Dù buồn bã, nhưng Nada luôn tin tưởng rằng Ralja sẽ sống sót và sớm trở về bên cô. Cuộc chiến rồi cũng kết thúc, nhưng Ralja không bao giờ quay lại nữa. Không phải vì bom đạn, mà vì anh đã đem lòng yêu một cô gái khác ở Corfu, để lại Nada trong nỗi chờ đợi khắc khoải.
Đau khổ vì bị phản bội, Nada chìm trong nỗi buồn để rồi cuối cùng ra đi trong cô độc, khép lại một mối tình đầy nước mắt.
Câu chuyện về Nada và Ralja lan truyền trong thị trấn. Các cô gái lo sợ người tình của họ cũng dễ đổi thay như Ralja. Và để bảo vệ tình yêu của mình, họ mua những chiếc khóa có viết tên mình và người yêu rồi gắn chúng vào cây cầu nơi Nada và Ralja đã từng gặp gỡ.
Cầu Most Ljubavi tại Serbia - nơi bắt nguồn của câu chuyện ổ khóa tình yêu.
Chìa khóa sau đó đều được ném xuống sông. Họ tin rằng bằng cách này, tình yêu của họ sẽ tồn tại mãi mãi.
Câu chuyện buồn này dần dần chìm vào quên lãng cho đến khi nhà thơ người Serbia Desanka Maksimovic gợi lại nó trong bài thơ Prayer for Love của mình. Từ đó, hàng trăm cặp đôi trẻ biết đến truyền thuyết này và tìm mua những chiếc khóa có khắc tên để gắn vào cây cầu năm nào, biến nó trở thành một cây cầu tình yêu nổi tiếng – cầu Most Ljubavi.
Truyền thống nhanh chóng được sao chép lại ở nhiều thành phố lớn trên thế giới như Paris và Barcelona. Tuy nhiên, sau này người ta buộc phải gỡ bỏ các ổ khóa để tránh áp lực lên các cây cầu. Ngược lại, ở nơi mà câu chuyện này bắt đầu, các ổ khóa vẫn được giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Ở nơi mà câu chuyện này bắt đầu, các ổ khóa vẫn được giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Không thiếu những câu chuyện tình có kết thúc buồn do chiến tranh chia cắt, và ta không thể chắc chắn rằng câu chuyện về Nada và Ralja có thật sự tồn tại hay không.
Nhưng niềm tin, hy vọng về mối tình vĩnh cửu là có thật, và nó được thể hiện rõ ràng bằng hàng trăm nghìn chiếc khóa tình yêu ở khắp nơi trên thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét