18 thg 1, 2022

Trung cộng theo đuổi vũ khí " Kiêm̉ Soat Trí Nảo

Trung cộng theo đuổi vũ khí ‘kiểm soát trí não’ nhằm dẫn đầu tương lai của chiến tranh.

 

Khởi động các cuộc tấn công trên chiến trường chỉ với một ý nghĩ đơn giản. Nâng cao trí não con người để tạo ra “siêu chiến binh”. Làm gián đoạn tâm trí kẻ thù để khiến họ tuân theo mệnh lệnh của người điều khiển.

 

Từng được tin là chỉ tồn tại trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, việc vũ khí hóa bộ não đã được giới chức quân đội Trung cộng thảo luận trong nhiều năm. Và Bắc Kinh đang chi hàng tỷ USD mỗi năm cho khoa học thần kinh có khả năng đưa những viễn cảnh này đến gần thực tế hơn bao giờ hết.

 

Ông Lý Bằng (Li Peng), một nhà nghiên cứu y khoa tại một công ty con của Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Trung cộng (AMMS), đã viết trong một bài báo vào năm 2017: “Nghiên cứu về khoa học não bộ ra đời từ một tầm nhìn về cách thức chiến tranh trong tương lai sẽ phát triển.” Ông cho biết thêm, nghiên cứu như vậy có “đặc tính quân sự rất mạnh” và rất quan trọng để bảo đảm “ưu thế chiến lược” cho mọi quốc gia.

 

Không chỉ mình ông Lý nhấn mạnh tính cấp thiết của việc quân sự hóa khoa học não bộ.

 

Tháng 03/2021, một tờ báo thuộc quân đội Trung cộng đã mô tả trí tuệ nhân tạo (AI) chạy trên nền tảng đám mây “tích hợp con người và máy móc” là chìa khóa để giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh. Bài báo cảnh báo rằng với tốc độ “trí năng hóa” của quân đội, Trung cộng cần nhanh chóng có được chỗ đứng vững chắc trong công nghệ này, và bất kỳ sự chậm trễ nào “đều có thể dẫn đến những hậu quả không thể tưởng tượng được.”

 

Lợi thế ‘có chất lượng’


Một cánh tay robot dùng trong phẫu thuật não tại Hội nghị Robot Thế giới 2019 ở Bắc Kinh vào ngày 20/08/2019.

 

Theo các tài liệu nghiên cứu và các bài báo trên các tờ báo quân sự, các quan chức quân đội Trung cộng nhìn thấy bốn lĩnh vực mà những đổi mới trong khoa học não bộ có thể được vũ khí hóa.

  

“Giả lập não bộ” chỉ sự phát triển của các robot trí tuệ cao hoạt động giống con người. “Điều khiển bằng trí não” là sự tích hợp con người và máy móc thành một, cho phép binh lính thực hiện những nhiệm vụ mà trước kia đối với họ là bất khả thi. “Siêu não” liên quan đến việc sử dụng bức xạ điện từ, chẳng hạn như sóng hạ âm hoặc sóng siêu âm, để kích thích não bộ con người và kích hoạt tiềm năng tiềm ẩn của não. Lĩnh vực thứ tư, gọi là “kiểm soát trí não”, là việc áp dụng công nghệ tiên tiến để can thiệp — và thao túng — cách con người suy nghĩ.


Robot hình người “Giai Giai” (“Jia Jia”), do một nhóm kỹ sư đến từ Đại học Khoa học và Công nghệ Trung cộng (USTC) tạo ra, xuất hiện sau một bài thuyết trình tại một hội nghị ở Thượng Hải ngày 09/01/2017. Giai Giai có thể trò chuyện đơn giản và thực hiện các biểu cảm cụ thể trên khuôn mặt khi được hỏi đến, và người tạo ra nó tin rằng người máy sống động như thật này báo trước một tương lai có lao động người máy ở Trung cộng.

 

 Hai giảng viên của Đại học Quân y trực thuộc quân đội trong một bài báo năm 2018 đã thảo luận về dự án của họ — nghiên cứu một công nghệ sinh học gọi là “virus tâm thần” — do nhà nước tài trợ. Dùng trong quân sự, vũ khí tâm lý như vậy có thể giúp phát triển những “siêu chiến binh” “trung thành, dũng cảm, và mưu lược”; trong chiến tranh, virus tâm thần có thể “thao túng ý thức của kẻ thù, nghiền nát ý chí của họ, và can thiệp vào cảm xúc của họ để khiến họ phục tùng ý chí của phe ta,” các tác giả cho biết.

Theo một bài báo năm 2019 trên PLA Daily, tờ báo chính thức của quân đội Trung cộng, Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), các nhà khoa học về não cũng có thể giúp các binh lính tàn tật phục hồi và nâng cao hệ thống bảo vệ sức khỏe quân nhân.

 Theo ông Sam Kessler, cố vấn địa chính trị tại North Star Support Group, một công ty quản lý rủi ro đa quốc gia, trong nhiều năm qua, Đảng Cộng sản Trung cộng đã nỗ lực hết mình để “dẫn trước trong cuộc chạy đua vũ trang công nghệ sinh học.”

Ông viết trong một ghi chú cho The Epoch Times: “Công nghệ tương lai không thể tin được từng là mơ ước trong quá khứ này nay đã trở nên thực tế hơn trong thời gian thực. Điều này tạo ra rất ít không gian cho sai sót vì việc đánh mất vị thế thống trị của công nghệ như vậy có thể dẫn đến sự suy yếu của các rào cản chiến lược nếu không được kiểm soát.”

 

 Một sinh viên Đại học Florida sử dụng giao diện tai nghe điều khiển bằng trí não để điều khiển thiết bị bay không người lái trong cuộc đua thiết bị bay không người lái điều khiển bằng trí não ở Gainesville, Florida, vào ngày 16/04/2016.

 

Lo ngại về các hoạt động của Trung cộng trong lĩnh vực công nghệ sinh học, tháng 12/2021, Hoa Kỳ đã đưa vào danh sách đen AMMS của Trung cộng — viện nghiên cứu y khoa hàng đầu của nước này, do quân đội Trung cộng điều hành — và 11 viện nghiên cứu công nghệ sinh học trực thuộc, cáo buộc họ phát triển “vũ khí kiểm soát trí não có mục đích” để phát triển quân đội Trung cộng.

 

Chính quyền Trung cộng đã không bình luận về phương diện bị Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen. AMMS thì không thể liên lạc được để bình luận, và Bộ Quốc phòng Trung cộng đã không hồi đáp.

 

Vài tuần trước hành động này, Cục Công nghiệp và An ninh thuộc Bộ Thương mại [Hoa Kỳ] đã trưng cầu ý kiến của công chúng về một quy định được đề xướng về cấm xuất cảng công nghệ giao diện não bộ-máy điện toán (brain-computer interface, BCI), một lĩnh vực mới nổi tìm cách cho phép con người giao tiếp trực tiếp với một thiết bị bên ngoài chỉ bằng ý nghĩ.

 

Công nghệ như vậy sẽ cung cấp một “lợi thế quân sự hoặc tình báo có chất lượng” cho các đối thủ của Hoa Kỳ, chẳng hạn như bằng cách “nâng cao năng lực của binh lính, bao gồm sự hợp tác để cải thiện việc ra quyết định, các hoạt động có sự hỗ trợ của con người, và các hoạt động quân sự có người lái và không người lái tiên tiến,” Bộ Thương mại cho biết.

 

‘Vấn đề liên quan đến tương lai của Trung cộng’

 

BM

Hoa Kỳ đã đi đầu trong lĩnh vực công nghệ não bộ, với số lượng các bài báo nghiên cứu được xuất bản về chủ đề này nhiều nhất thế giới.

 

Tháng 04/2021, công ty khởi nghiệp công nghệ thần kinh Neuralink của tỷ phú Elon Musk đã phát hành một video cho thấy một con khỉ đang chơi trò chơi máy tính thông qua một con chip được gắn vào não bộ của nó. Synchron, một nhà phát triển công nghệ giao diện thần kinh cấy ghép tại Thung lũng Silicon, tháng trước đã công bố bảy tweet mà họ cho rằng đã được gửi qua mạng không dây bởi một bệnh nhân Úc bất động, người đã được cấy ghép con chip của công ty, được gọi là Stentrode. Viện Y tế Quốc gia đã tài trợ cho Synchron 10 triệu USD hồi tháng 07/2021 để giúp khởi động thử nghiệm đầu tiên trên người của công ty ở Hoa Kỳ.

 

Cơ quan Quản lý các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) cũng đã nghiên cứu BCI cho các ứng dụng quân sự, chẳng hạn như dự án “Avatar” nhằm tạo ra một cỗ máy bán tự động để hoạt động như một tùy chọn thay thế cho binh lính.


Một phụ nữ trẻ quan sát một người đàn ông, đeo một thiết bị quét não EEG trên đầu, chơi trò pinball chỉ thông qua việc điều khiển các thanh đỡ bóng phản ứng với bộ não của anh tại gian hàng của hiệp hội nghiên cứu Giao diện Máy điện toán Berlin tại Hội chợ Công nghệ CeBIT ở Hannover, Đức, vào ngày 02/03/2010.

 

Bắc Kinh, theo dõi sát sao các diễn biến ở Hoa Kỳ, đã chứng tỏ mình không tụt

 hậu. Tháng 01/2020, ba tháng trước khi Synchron bắt đầu thử nghiệm lần đầu tiên, Đại học Chiết Giang ở miền đông Trung cộng đã hoàn thành thử nghiệm cấy ghép não trên một bệnh nhân 72 tuổi bị liệt. Bằng cách sử dụng sóng não của mình, bệnh nhân này có thể chỉ huy một cánh tay robot thực hiện các động tác bắt tay, lấy đồ uống, và chơi một trò chơi cổ điển của Trung cộng: Mạt chược.

Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Trung cộng, trong sáu năm qua, Bắc Kinh đã coi những tiến bộ trong nghiên cứu liên quan đến não bộ là “vấn đề liên quan đến tương lai của Trung cộng.”

Viện Hàn lâm Khoa học Trung cộng (CAS), tổ chức khoa học quốc gia hàng đầu của nước này, đã rót khoảng 60 tỷ nhân dân tệ (9.4 tỷ USD) hàng năm vào các nỗ lực tìm hiểu tường tận về các chức năng của não, theo trang web của tổ chức này. Tháng 09/2021, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung cộng đã mở đơn [nhận hồ sơ xin tài trợ] cho nghiên cứu trong lĩnh vực này, với số tiền bổ sung là 3 tỷ nhân dân tệ (khoảng 471 triệu USD) được phân bổ cho 59 luồng nghiên cứu.

Vai trò của khoa học não bộ đã trọng yếu đến mức lãnh đạo Trung cộng Tập Cận Bình đã xác định đây là một lĩnh vực ưu tiên về công nghệ mới nổi có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh quốc gia của đất nước và đối với [mục tiêu] đưa Trung cộng trở thành trung tâm của những đổi mới khoa học mũi nhọn trên thế giới.

 Ông nói với các học giả CAS trong một bài diễn văn năm 2018: “Chúng ta đang tiến gần đến mục tiêu phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử, và chúng ta cần xây dựng một cường quốc về khoa học và công nghệ thế giới hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử.”

 

Ưu thế’ quân sự 

 


Các binh sĩ Quân Giải phóng Nhân dân Trung cộng (PLA) tập hợp trong cuộc huấn luyện quân sự tại Dãy núi Pamir ở Kashgar, vùng Tân Cương phía tây bắc Trung cộng, hôm 04/01/2021.

 

Chính quyền Trung cộng đang chạy đua để thu hẹp khoảng cách với Hoa Kỳ trong việc khai thác sức mạnh từ công nghệ mới nổi này.

 

Tại một diễn đàn về BCI gần đây, ông Chu Khiết (Zhou Jie) — một kỹ sư cao cấp của Viện Nghiên cứu Thông tin và Viễn thông Trung cộng (CAICT) — cho biết, về số lượng các bài báo được xuất bản về công nghệ não bộ, Trung cộng chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Con số đó đã tăng 41% trong giai đoạn 2016-2020, hơn cả gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu là 19%, theo một báo cáo hồi tháng 05/2021 do một nhà sản xuất robot AI có trụ sở tại Bắc Kinh và một tổ chức tư vấn cung cấp lời khuyên cho Bắc Kinh về dữ liệu lớn làm đồng tác giả. 

 

Hàng loạt những đổi mới về BCI của Trung cộng đã xuất hiện để bắt kịp với cơn sốt ngày càng tăng [trong ngành này].

 

AMMS, viện nghiên cứu quân sự Trung cộng đang chịu lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, vẫn luôn đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học thần kinh. Các phát minh từ AMMS và các viện trực thuộc của viện này kể từ năm 2018 đã bao gồm nhiều thiết bị thu thập tín hiệu thần kinh khác nhau, cấy ghép hộp sọ siêu nhỏ, hệ thống giám sát từ xa để phục hồi các dây thần kinh bị tổn thương, và kính đeo thực tế tăng cường được thiết kế để nâng cao khả năng điều khiển robot, theo một kho lưu trữ đơn đăng ký bằng sáng chế mở.

 

BM

Năm 2019, Viện Quân y thuộc AMMS đã tạo ra một thiết bị bay không người lái điều khiển bằng trí não. Để di chuyển phương tiện này về phía trước, người điều khiển đội một mũ điện cực và tưởng tượng chuyển động tay phải của mình. Nghĩ về chuyển động của chân sẽ điều khiển thiết bị này hạ xuống.

 

Năm 2021, Viện Nghiên cứu Đổi mới Công nghệ và Khoa học Quốc phòng thuộc AMMS đã được cấp một bằng sáng chế về sử dụng thực tế ảo để hạ cánh tàu vũ trụ. Thiết bị này diễn giải các hoạt động chân tay và não bộ của phi hành gia và chuyển chúng thành các mệnh lệnh để điều chỉnh vị trí của tàu trong thời gian thực.

 


Cô Ngô Sở Như (Cho Yu Ng) của Hồng Kông thi đấu trong cuộc đua xe lăn ở Kloten, Thụy Sĩ, tại Giải vô địch Cybathlon, phiên bản đầu tiên của cuộc thi quốc tế do ETH Zurich tổ chức dành cho các vận động viên khuyết tật sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh học, chẳng hạn như bộ phận cơ thể robot giả, giao diện não-máy điện toán, và khung xương trợ lực chạy bằng năng lượng, vào ngày 08/10/2016.

 

Mặc dù phần lớn các đổi mới trong BCI và các lĩnh vực công nghệ não khác có khả năng ứng dụng trong y tế, một số cũng có thể được tận dụng cho các mục đích quân sự.

 

Một trường đại học Trung cộng trước đây đã ca ngợi [công nghệ] tác chiến không cần trực tiếp thao tác thông qua robot điều khiển bằng ý nghĩ như một “ưu thế” trong AI mà Trung cộng “phải chạy đua để kiểm soát.”

 

Đại học Công nghệ Quốc phòng Trung cộng (NUDT), một học viện quân sự chuyên đào tạo nhân tài cho các lực lượng vũ trang của Trung cộng, quảng cáo: “Hãy cùng chứng kiến nhiều kỳ tích đặc sắc Trung cộng hơn nữa trong công cuộc củng cố quân đội,” khi khoe khoang một danh sách các thiết bị điều khiển bằng trí não do mình sản xuất, trong đó có một chiếc xe lăn và một chiếc ô tô có thể di chuyển với tốc độ khoảng 9.3 dặm/giờ (khoảng 15 km/giờ) “trên bất kỳ con đường nào.”

 

“Cùng nhau, hãy thay đổi thế giới bằng ‘tâm trí của chúng ta’”, trường này tuyên bố trong một bài đăng trên trang web của mình hồi tháng 11 năm ngoái (2021).

 

Kêu gọi tự lực

 


 

BM

 

Theo ông Grant Newsham, một thành viên cao cấp của Trung tâm Chính sách An ninh đồng thời là Đại tá Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đã về hưu, các quy định ngăn chặn của Bộ Thương mại có thể cản trở hoặc trì hoãn Bắc Kinh trên con đường thúc đẩy công nghệ sinh học và công nghệ liên quan đến não bộ, nhưng không có khả năng làm chậm lại bước tiến của họ.

 

Ông nói với The Epoch Times: “Trung cộng sẽ chỉ đơn giản là điều động một chút, thay đổi một vài cái tên, rồi lại tiếp tục đi hết tốc lực trong những nỗ lực nhằm vũ khí hóa công nghệ sinh học này.”

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt có một mục đích hữu dụng ở quê nhà: “khiến người Mỹ (và người của các nước khác) muốn đầu tư và hợp tác với các tổ chức Trung cộng không thể nói rằng mình ‘không biết’ Trung cộng đang làm gì — hoặc tranh luận rằng “việc này không bị cấm,” ông nói thêm.

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu Trung cộng đã tập trung vào việc đạt được khả năng tự cung tự cấp trong lĩnh vực này.

  

Năm 2019, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Thiên Tân ở miền bắc Trung cộng đã tiết lộ con chip “Brain Talker”, mà, khi được liên kết với não qua một mũ điện cực, có thể giải mã ý định của người dùng và chuyển nó thành các lệnh máy điện toán trong vòng chưa đầy hai giây.

 Tháng 01/2021, Đại học Phúc Đán, một trường công ưu tú ở Thượng Hải, đã ra mắt một con chip BCI từ xa có thể sạc không dây từ bên ngoài cơ thể, tránh những tổn thương tiềm tàng cho não bộ. Truyền thông nhà nước Trung cộng đưa tin vào thời điểm đó rằng con chip này chỉ tiêu thụ điện năng bằng 1/10 so với các sản phẩm của phương Tây và có giá bằng một nửa.

Thuật ngữ “tự mình nghiên cứu phát triển ra” (nguyên văn Hoa ngữ “tự chủ nghiên phát”) đã được nhấn mạnh một cách nổi bật trong cả các thông báo của nhóm này và các báo cáo của các phương tiện truyền thông.

Ông Đào Hổ (Tao Hu), phó giám đốc tại Viện Công nghệ Thông tin và Hệ thống Vi mô Thượng Hải (SIMIT) thuộc CAS, nói rằng Trung cộng có tiềm năng dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực BCI.

“Trung cộng không bị tụt hậu so với ngoại quốc về các khía cạnh thiết kế cho thiết bị BCI cốt lõi,” ông viết trong một bài báo tháng 06/2021 đăng trên phương tiện truyền thông nhà nước Trung cộng. Ông kêu gọi nhà nước tăng cường phân bổ nguồn lực để đẩy nhanh sự phát triển BCI, trước nguy cơ Hoa Kỳ chặn xuất cảng BCI sang Trung cộng.

 

Rủi ro đạo đức

Theo ông Bồ Mộ Minh (Poo Mu-ming), một nhân vật chủ chốt dẫn đầu nghiên cứu về não bộ của Trung cộng tại CAS, Trung cộng có một lợi thế độc nhất vô nhị để vươn lên trong cuộc đua này: một ngân hàng lớn các loài linh trưởng không phải con người.

 

Trung cộng từng là nhà cung cấp khỉ thí nghiệm đứng đầu thế giới nhưng đã ngừng vận chuyển chúng khi đại dịch bắt đầu. Ông Bồ, người vào năm 2008 đã dùng khỉ thay cho chuột làm động vật thí nghiệm tại viện khoa học thần kinh của mình tại CAS, từ lâu đã muốn sử dụng nguồn động vật thí nghiệm của đất nước để thúc đẩy vị thế nghiên cứu não bộ của Trung cộng, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông nhà nước.

 

Năm 2017, nhóm của ông đã tạo ra cặp khỉ nhân bản đầu tiên trên thế giới bằng cùng một phương pháp tạo ra cừu Dolly — một bước tiến quan trọng cho nghiên cứu liên quan đến não bộ của Trung cộng. Với cùng một công nghệ nhân bản, các khoa học gia Trung cộng có thể sản xuất hàng loạt và thử nghiệm trên những con khỉ giống hệt nhau, loại bỏ can nhiễu đối với các thí nghiệm do khác biệt giữa các cá thể trong thí nghiệm động vật, ông Bồ nói với Science Times, một tờ báo của CAS, hồi tháng 10/2021.


Năm con khỉ nhân bản tại một cơ sở nghiên cứu ở Thượng Hải trong một bức ảnh được chụp vào ngày 27/11/2018 và được Viện Khoa học Thần kinh của Viện Hàn lâm Khoa học Trung cộng phát hành vào ngày 24/01/2019. Các khoa học gia Trung cộng cho biết năm con khỉ này được nhân bản từ một con được biến đổi gene để mắc chứng rối loạn giấc ngủ, đồng thời cho biết việc nhân bản này có thể hỗ trợ nghiên cứu các vấn đề tâm lý của con người.

 

AMMS cũng đã đề xướng các nghiên cứu xây dựng một cơ sở dữ liệu cho một “vũ khí kiểm soát hành vi hung hãn” nhằm vào các nhóm dân tộc hoặc tín ngưỡng cụ thể.

 

Một dự án như vậy lần đầu tiên được Viện Y học Bức xạ thuộc AMMS đề cập đầu năm 2012. Cơ sở dữ liệu nói trên có mục đích thiết lập một bộ sưu tập các hình ảnh và video có thể gây ra hành vi hung hãn. Các mục tiêu đề nghị của dự án này bao gồm “các nhà lãnh đạo tinh thần, các tổ chức và các nhóm tôn giáo cực đoan có chung niềm tin, và các nhóm dân tộc có cùng đặc điểm về cội nguồn và phong tục tập quán.”

 

BM

 

Theo ông Kessler, các tiêu chí đạo đức lỏng lẻo hơn so với phương Tây của Trung cộng đã mang lại cho nước này nhiều tự do hơn để đạt được chỗ đứng bằng các thí nghiệm liên quan đến BCI vốn sẽ “trao rất nhiều quyền lực cho họ và tạo điều kiện thuận lợi cho các cải tiến của họ.”

 

Ở Trung cộng, những thí nghiệm như vậy có “ít quy định hơn để ngăn cản họ sử dụng các phương pháp thử nghiệm có vấn đề,” ông nói với The Epoch Times. “Điều đó tạo nên tất cả sự khác biệt trong một thế giới mà lợi thế về công nghệ và trí tuệ của một người có thể phụ thuộc rất nhiều vào cách họ quản lý năng lực của mình để luôn dẫn đầu.”

 

Khi được một tạp chí mà ông quản lý hỏi về liệu một ngày nào đó các công nghệ BCI có thể “nô lệ hóa” con người hay không, ông Bồ tỏ ra không nao núng.

 

“Nếu chúng ta tự tin rằng xã hội của chúng ta sẽ có thể phát triển các cơ chế để kiểm soát việc sử dụng công nghệ vì lợi ích của chúng ta, thì chúng ta không cần phải lo lắng về AI,” ông nói với National Science Review, một tạp chí được bình duyệt dưới sự bảo trợ của CAS, vào năm 2017.

 

“Kể từ những năm 1950, nhiều người đã lo lắng về sự phổ biến bom hạt nhân và nghĩ rằng chúng ta sẽ sớm bị hủy diệt bởi một vụ thảm sát hạt nhân. Nhưng cho đến giờ chúng ta vẫn sống khá tốt, phải vậy không?” ông nói thêm.

 

Cô là một phóng viên tại New York của The Epoch Times. Cô chuyên đưa tin về Hoa Kỳ–Trung cộng, tự do tôn giáo, và nhân quyền.

 

 

Eva Fu _  Huệ Giao

--

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét