20 thg 1, 2022

Mời Xem Bài ST :Mộc Qua – Hoa Của Tình Giao Hảo,Trần Lâm Phát Diển Giãi chữ Hán

Mộc Qua – Hoa Của Tình Giao Hảo
Mộc Qua (quince) tên khoa học là Chaenomeles, là một loài cây bụi rụng lá, có bông và quả màu vàng khi chín với hương thơm thoang thoảng, trong chi họ Hoa Hồng (Rosaceae).

Trong kinh thi có câu:

“Đầu ngã dĩ Mộc Qua,

Báo chi dĩ Quỳnh cư;

Phỉ báo dã, Vĩnh dĩ vi hảo dã”

(Bạn tặng ta cành Mộc Qua,

Ta lấy Ngọc Quỳnh đáp lại;

Không phải để báo đáp, nhưng mong tình giao hảo luôn mãi).

Cành Mộc Qua mang biểu tượng của kết giao lương duyên. Lương duyên có thể là tình yêu đôi lứa bền chặt, cũng có thể là tình bè bạn vững bền.

Thời Bắc Tống, lúc thế cuộc giao tranh với quân Liêu, quân Tống chết nhiều vì lương thực chưa kịp chuyển tới. Một viên tướng đã vào hộ dân để vay lương thực,lúc đó trên người không còn vật tuỳ thân để cầm. Chủ nhà tươi cười cho mượn lương thực và lấy một cành Mộc Qua đang nở rộ tặng viên tướng và nói “nó sẽ bằng chứng cho giao hảo của chúng ta”.

Sáu năm sau, khi chiến tranh chấm dứt, viên tướng kia mang lương thực trở lại để hoàn trả, nhưng chủ nợ đã dời đi nơi khác. Nhìn bên đường, cành Mộc Qua lại nở rộ, viên tướng ngẩn đầu nhìn trời nhớ bạn khóc than:

- Ta đã không hiểu bạn rồi!.

Đúng, vì nhánh Mộc Qua năm xưa đã nhắc rằng, tình giao hảo không thể tính bằng tiền tài.

Bởi thế Hoàng Đình Kiên thời Tống có viết rằng:
Mộc Qua cành tuyết bạn trao ta,

Lưu lạc sáu năm chẳng lại nhà.

Nghìn núi vạn khe không quản tới,

Chân vào chốn hiểm chẳng ngờ qua.

Theo tiến sĩ Gabi Greve của viện bảo tàng Daruma ở Đông Kinh thì, Mộc Qua
(Chaenomeles) là một loài cây có trên 4000 năm, trước cả Kinh Thi. Nó có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ và miền bắc Ba Tư. Nó đã được yêu chuộng và được trồng phổ biến ở Hy Lạp và Ý, rồi lan rộng sang khu vực Địa Trung Hải. Về phía Đông, chúng được đưa qua sa mạc và con đường tơ lụa, từ đó đến Trung Quốc, rồi đến các vùng lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc...v.v.

Vì mọc ở nhiều nơi nên có nhiều chủng khác nhau, nhưng để trồng trong chậu tôi nói chỉ nói tóm tắt vài chủng được ưu chuộng nhất.

Nhưng trước tiên, tôi muốn mượn cơ hội này nói về tên gọi để không bị lầm lẫn trong quá trình huấn luyện và nuôi trồng.

Truyền thống người Hoa ở Cựu Kim Sơn (San Francisco) cả trăm năm nay, vào dịp Tết âm lịch, họ muốn mượn những cánh đào để gợi nhớ cố hương. Nhưng vì khí hậu vùng Cựu Kim Sơn khó có thể cho đào nở vào dịp Tết, thành thử họ đã dùng Mộc Qua đỏ để thay thế. Và lâu ngày nó thành cái lệ, người dân ở đây gọi nó là “đào tết”.

Chuyện này cũng dễ thông cảm, vì bản thân họ chẳng phải kẻ chơi cây, mà chỉ muốn hưởng một cái Tết có hơi hám quê hương.

Nhưng người Việt của ta thì khác. Mai là biểu tượng của ngày Tết, nhưng với khí hậu của bắc California có mấy ai trồng được Mai Vàng. Thế là mấy anh lái buôn mượn dịp mang “đào Tết” đến Thung Lũng Hoa Vàng (San Jose – trung tâm sinh hoạt của người Việt, bắc Cali) bán. Mấy bà mấy cô đi chợ thấy vậy liền bê về chơi Xuân.

Người Việt vốn có tánh cần kiệm, khi chơi tết xong thì mang ra sau vườn trồng để dành cho năm sau. Thế là bà con ta ai cũng có Đào. Thành thử đi đâu mà gặp cây Mộc Qua thì họ cũng kéo cổ ngỗng lên cãi cho bằng được, rằng đó là Đào.
Cho tới gần đây, ở Century Mall (khu thương mại của người Việt tại San Jose, Cali) có một ông người Việt bầy bán những chậu Mộc Qua nhỏ (Chaenomeles
‘Hime’), rao rằng:

- Mai Hàn đây.!.

- Mai đỏ chơi Tết đây...

Thế là ông bạn của tôi đi chợ tậu về, đắc ý lắm, đi đâu cũng khoe là có Mai đỏ chơi tết. Vô tình tới tai bà xã tôi, bả về cằn nhằn bảo:

- Người ta chẳng dân Bonsai mà cũng có chậu Mai đỏ chơi tết.

Chết thiệt, Mai mà cũng có màu đỏ ư.

Thời gian trôi qua, anh bạn này gọi tôi nhờ cứu cây Mai đỏ, tôi bảo:

- Chưa chơi mai đỏ nên không góp ý được... thế anh vô mạng mà tìm.

Ông bạn mới nói:

- Tôi vô mạng làm theo hướng dẫn nên mới bị vậy.

Oh, thì té ra là anh bạn tôi dùng cách của Mai áp dụng cho Mộc Qua... hèn gì.

Đào, Lê, Mận, Mộc, Mơ tuy cùng họ nhà Hoa Hồng (Rosaceae) nhưng khác chi họ; Mộc là thuộc chi họ Chaenomeles, bốn cô kia là chi họ Prunus. Vậy cho thấy chẳng có chút huyết thống gì với họ nhà Mai (Ochnaceae).

Vậy cớ sao lại gọi Mộc Qua là Mai.?.

hoặc cho dù có gọi là Đào cũng khó chấp nhận.

Phải chăng đây là mánh mung của phường buôn bán.

Chi Mộc Qua (Chaenomeles) gồm có 3 loài cây khác nhau, tuy nhiên ở đây tôi chỉ nói về chủng của Nhật Bản (Chaenomeles japonica) hay còn gọi là Maule’s quice hoặc Japanese quince.
Tiếng Nhật gọi Mộc Qua Nhật là “boke”,
gọi Mộc Qua Trung Quốc là “karin”.Xin cũng lưu ý rằng; ngoài Chaenomeles japonica đến từ Nhật thì còn có Chaenomeles cathayensis đến từ tây Trung Quốc và Miến Điện, Chaenomeles speciosa đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc.
Bởi vậy các bạn chơi cây cần phải biết nguồn gốc cho rõ ràng.

Chaenomeles ‘Chojubai’
Mộc Qua Chojubai có đỏ và trắng.
Tuy gọi là đỏ nhưng còn lệ thuộc vào khí hậu, nếu quá nóng thì bông sẽ nở dãn và cánh hoa hở thưa như hoa Mai và màu hường cam, nhưng nếu khí hậu mát hoặc lạnh thì hoa sẽ màu đỏ tươi.

Chojubai trắng cũng vậy, tuy gọi là trắng nhưng thực chất là xanh lợt, yếu hơn cây đỏ, cành nhánh không dầy tàn bằng đỏ.

Chojubai là loài Mộc Qua nhỏ nhất trong trong chi họ Chaenomeles (Mộc Qua). Lá và bông nhỏ bằng đầu ngón tay út. Khi đã già thì thân xù vỏ.

Cây có đặc tính mọc cây con từ rễ (sucker), đây cũng là lý do thân rất chậm lớn.

Chaenomeles ‘Toyo Nishiki’

Đây là một chủng Mộc Qua được yêu chuộng nhất.

Từ “toyo nishiki” có nghĩa là “thổ cẩm đông phương”. Vì loài Mộc Qua này sẽ cho ra nhiều màu trên cùng cây; trắng, hồng và đỏ. Tuy nhiên rất hiếm khi gặp cây Toyo Nishiki ra màu đỏ.

Cây Toyo Nishiki nguyên bản sẽ cho ra trắng và hồng, và đôi khi nó nổi hứng sẽ cho vài bông màu đỏ, nhưng rồi sang năm nó lại chẳng có bông nào màu đỏ. Bởi thế ghép là chọn lựa tốt nhất để bảo đảm cây có đủ 3 màu.

Chaenomeles ‘Kurokoji’

Là một loài Mộc Qua có bông màu đỏ nhung, phiếm hoa dầy xếp đan lên nhau.
Đây là loại Mộc Qua khó chịu nhất khi mang vào chậu: cây phát triển yếu, không chịu nắng và kén đất.
Tuy nhiên nó lại là loài Mộc Qua hiếm, ít gặp nhất trong Bonsai, vì vỏ của chúng xù, ra bông ở thân gỗ già xù vỏ, bông rất lâu tàn và lá chỉ ra sau khi bông đã tàn.

Chaenomeles ‘Nivalis’

Là loài Mộc Qua có thân lớn, cao hơn 2 mét, bông màu trắng, quả to bằng trái cam.
Bông sẽ giữ được màu trắng tuyết cho dù đã bị héo, không như các loài bông trắng khác khi héo thì đổi sang màu thẫm hoặc hồng úa.

Chaenomeles ‘Kingishi’

Loài Mộc Qua này có bông lớn và màu cam.

Chaenomeles ‘Iwai Nishiki’

Bông đỏ thắm, nhiều cánh, trông như bông trà (camellia).

Đây là loài Mộc Qua ra bông mạnh nhất, nhưng cây thì không chịu được nắng gắt.
Cây có thể mọc cao tới 2 mét.

Loại này ở Việt Nam có bán nhiều ở chợ hoa Tết.

Chaenomeles ‘Embers’

Bông màu đỏ tươi, ra bông rất sớm vào cuối Đông đầu Xuân, đôi khi ra bông cả mùa Hè và Thu.

Chaenomeles ‘Hime’

Bông nhỏ (lớn hơn Chojubai một chút).

Bông màu đỏ, cây chậm phát triển và cũng là loài ra bông sớm (mùa Đông). Cây ra bông rồi mới ra lá.

Đây là loại được trồng trong Bonsai nhiều vì cây, lá và bông không quá lớn, thậm  chí có nhiều người lầm lẫn còn gọi nó là Chojubai.
Đây cũng là loài mà các lái buôn gọi là “Mai đỏ” hay “Mai Hàn”.
Chaenomeles ‘Kan Toyo’

Bông màu hồng trắng, những phiếm bông có pha trộn trắng và hồng và đôi khi bị gọi lầm lẫn là ‘Toyo Nishiki’ nhưng thực chất loài cây nhỏ hơn.

Chaenomeles ‘O Yashima’

Bông nhiều cánh, trắng như tuyết, trông như hoa trà, cây rất lớn.

Chaenomeles ‘Pink Beauty’

Chaenomeles ‘Pink Lady'

Nhà vườn thì gọi là Pink Lady còn giới Bonsai chuyên môn thì gọi 'Pink Beauty’

Tôi gọi nó là ‘thiếu nữ áo hồng’.

Đây là loài hồng tươi, siêng bông và ra bông rất sớm. Cây cỡ trung và rất thích hợp làm Bonsai.

Chaenomeles ‘Nichi Getsu Sei’

Chaenomeles ‘Toyo Nishiki Improved

Đây là loài Mộc Qua truyền thuyết. Sở dĩ nói như vậy vì nó chưa được công nhận danh bảng khoa học trong thực vật của loài Mộc Qua.

Trong 15 năm qua, tôi sưu tầm rất nhiều mộc qua Toyo Nishiki nhưng chẳng cây nào ra đủ 3 màu (trắng, đỏ và hồng), tất cả chỉ có trắng và hồng, bởi thế đi đâu gặp hoặc nghe ai nói có cây ra đủ 3 màu tôi đều muốn sưu tầm.

Và tôi đã gặp ông cụ người Mỹ tên là Brent (chủ nhân của vườn cây giống
Evergreen Gardenworks). Ông đã kể cho tôi rằng: trong vườn của ông có một cây Toyo Nishiki có một nhánh ra đủ ba màu. Ông quan sát nhiều năm, và cùng nhánh đó mỗi năm đều ra bông đủ màu, trong khi các nhánh khác thì chỉ trắng và hồng.
Ông Brent đã gây giống từ nhánh ra đủ 3 màu, và tất cả các cây con gây ra cũng đều ra đủ màu sau 1-2 năm, và ông ta đặt tên nó là ‘Toyo Nishiki Improved’.

Ông Brent đã gửi tặng tôi một cây. Tôi quan sát trong 2 năm, không những cây ra đủ 3 màu mà ở một số bông trắng còn có phiếm hoa có phẩy đỏ y nhưng bông của
Nichi-Getsu-Sei. Trên bông trắng có bông trắng nguyên thuỷ, có bông trắng có 4 phiếm trắng và một phiếm đỏ. Cũng có bông trắng ở mỗi phiếm có phẩy đỏ hoặc
hồng. Năm nay thú vị hơn, được một nhánh khác (nhánh thứ cấp) ra một bông duy nhất có phiếm trắng, phiếm đỏ xen kẽ nhau.

Trong khi đó, nhiều năm trước một vị bác sĩ ở miền nam California được sư phụ của mình tặng cho giống mộc qua gọi là “Nichi Getsu Sei”, tức là anh Bonhe. Theo anh vị bác sĩ này thì nghĩa của Nichi là Mặt Trời, Getsu là Mặt Trăng, và Sei là Ngôi Sao, tên Hán Việt gọi là “Nhật Nguyệt Tinh”.

Tôi cũng được anh Bonhe tặng tôi cây Nhật Nguyệt Tinh. Tôi so sánh màu sắc và đặc tính ra bông của 2 cây này; cây của ông Brent tặng và anh Bonhe Hoàng, tất cả đều giống nhau. Vậy tên gọi “Nichi Getsu Sei” hay “Toyo Nishiki Improved” tuy vào mỗi cá nhân, vì cả 2 tên này chưa được quần chúng công nhận.

Mộc Qua còn rất nhiều chủng, nhưng tôi chỉ có thể liệt kê ra những loài mà tôi sưu tầm. Cho nên các bạn đừng ngạc nhiên nếu có bắt gặp một loài mới... Và cũng đừng quá câu nệ chủng nào, miễn bạn thích kiểu bông và màu sắc thì chơi thôi.

Cách trồng Mộc Qua thì rất đơn giản, đất cho thoáng và đủ ẩm, cây cần nắng
nhưng một số chủng không chịu được nắng gắt nên cần bảo vệ. Cây nhiều sâu bịnh, cần phải xịt thuốc đề phòng.

Cây phát triển tốt với phân hữu cơ. Phân cần bón từ sau khi dứt bông tới cuối Thu.

Để cho thích hợp với Bonsai, sau khi chơi bông xong thì cắt ngắn xuống còn 2 mắt lá, nếu muốn tạo dăm chi thì mùa hè lặt lá cắt ngắn xuống nhưng làm vậy năm sau sẽ không có bông, vì lá đợt hai chưa đủ già.

Cây rất dễ bị vi khuẩn rễ (root gall), nên cần phải giữ vệ sinh dụng cụ mỗi khi động rễ.

Thôi xin hẹp dịp khác vì đã quá dài. Chúc quý
anh chị một cái tết an bình trong mùa dịch nhé. Cảm ơn anh Uan Ha cho bài viết này

 Mộc qua đỏ Nhật

Mộc qua Kavkaz
Mộc qua Trung Quốc

Bài của Trần Lâm Phát
 
Mc Qua Hoa Ca Tình Giao Ho

Lời nói đầu:
Khi
đc bài Môc qua-Hoa ca tình giao ho, tôi thy tác gi viết v Mc qua rt tỉ   m và công phu. Tác gi có l là k sư Nông Lâm hay nhà nghiên cu v hoa .
1. Trong bài có đề cp bài ch Hán Mc qua, tôi ch b sung thêm v bài thơ
Mc qua và không có ý phê bình tác gi.

Thiên mộc qua có 3 chương, mỗi chương có 4 câu
. Bài Mc qua là bài th 64,
chương 1,
trong nhóm Thơ quc phong, Kinh thi quyn 1.
Chương 1:

Chương 2:

Chương 3:

Mc qua

木瓜

Chương 1:
投我以木瓜,報之以瓊琚。匪報也,永以為好也。

Chương 2:
投我以木桃,報之以瓊瑤。匪報也,永以為好也。

Chương 3:
投我以木李,報之以瓊玖。匪報也,永以為好也。

 
Chương 1:

Đầu ngã dĩ mộc qua,

 báo chi dĩ quỳnh cư.

 Phi báo dã, 

vĩnh dĩ vi hảo dã.
Chương 2:

Đầu ngã dĩ mộc đào, 

báo chi dĩ quỳnh dao.

 Phi báo dã, 

vĩnh dĩ vi hảo dã.
Chương 3:

Đầu ngã dĩ mộc lý,

 báo chi dĩ quỳnh cu.

 Phi báo dã,

 vĩnh dĩ vi hảo dã.

Dịch nghĩa:
Chương 1:

Người quăng tặng cho ta trái mộc qua,

 Ta đáp lại bng món ngọc cư đẹp đẽ.
Chng phải là để báo đáp,

mà là đẻ giao ho vi nhau lâu dài vy.
Chương 2:

Người quăng tặng cho ta trái mộc đào, 

Ta đáp lại bng món ngọc dao đẹp đẽ.
Chng phải là để báo đáp, 

mà là đẻ giao ho vi nhau lâu dài vy.
Chương 3:

Người quăng tặng cho ta trái mộc lý, 

Ta đáp lại bng món ngc cửu đẹp đẽ.
Chng phải là để báo đáp, 

mà là đẻ giao ho vi nhau lâu dài vy.

2. Ngoài ra tác gi cũng đè cập đến bài thơ của Hoàng Đình Kiên:
Tác
giả viết:
Bởi thế Hoàng Đình Kiên thời Tống có viết rằng:

Mộc Qua cành tuyết bạn trao ta,

Lưu lạc sáu năm chẳng lại nhà.

Nghìn núi vạn khe không quản tới,

Chân vào chốn hiểm chẳng ngờ qua.

Đây là bản dch ca Pang De
(ngày 09/10/2010 ) bài “ Tu bút t Vương Phác cư sĩ tr trưng ” của Hoàng đình Kiên.
Sau đây là nguyên bản ch Hán của Hoàng đình Kiên:

投我木瓜霜雪枝,

六年流落放歸時。

千巖萬壑須重到,

腳底危時幸見持

 

 Đầu ngã mộc qua sương tuyết chi
Lục niên lưu lc phóng quy thì.

Thiên nham vạn hác tu trùng đáo,

Cước để nguy thì hnh kiến trì.

 

Trân-Lâm Phát
 

Tham kho:
1.http://info.taviet.org/?p=2051
2. Khng T Kinh Thi quyn 1

3.
https://baike.baidu.com/item/%E8%B5%B0%E7%AC%94%E8%B0%A2%E7%
8E%8B%E6%9C%B4%E5%B1%85%E5%A3%AB%E6%8B%84%E6%9D%96/
12555490


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét