7 thg 9, 2016

Nghiên cứu khẳng định: Con người có tồn tại giác quan thứ 6, nó là gì?

Gần đây có một nhà khoa nghiên cứu tìm thấy chứng cứ con người có tồn tại giác quan thứ sáu, tức là con người ngoại trừ có thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và giác quan thứ năm ra, vẫn còn một năng lực cam thụ từ trường địa cầu.
A couple walks past an advertising billboard for cosmetics, featuring a close-up of a pair of women's eyes, in Berlin on May 4, 2011. AFP PHOTO / JOHN MACDOUGALL (Photo credit should read JOHN MACDOUGALL/AFP/Getty Images)
Nhà vật lý Joe Kirschvink tại Viện Công nghệ California (Caltech) thông qua nghiên cứu đã phát hiện lần đầu tiên con người có năng lực cảm nhận được từ trường.
Năm 2016, tại Hiệp hội Hoàng gia Anh, ông Kirschvink tuyên bố nghiên cứu của mình. Ông nói với các tạp chí khoa học rằng: “Phản ứng đối với báo cáo của tôi rất tốt. Nhưng vẫn chưa rút ra được định luật. Con người có giác quan cảm nhận từ trường (magnetoreceptors).
 giac quan
Trước đây các nhà khoa học đều nhận định rằng, con người không thể cảm nhận được từ trường. Nhưng hiện tại họ cũng đã công nhận rằng con người có tồn tại giác quan thứ sáu.
Nhà vật lý hóa học Peter Hore của trường Đại học Oxford không tham gia vào nghiên cứu này, nhưng vẫn rất quan tâm và nhận xét rằng: “Joe có tư duy rất nhanh nhẹn, thái độ cẩn thận nghiêm túc của một nhà nghiên cứu. Nếu ông ấy không có được bằng chứng xác thực, thì ông ấy sẽ không tại cuộc họp này mà đàm luận về vấn đề này.”  
thi nghiem magnetoreceptors
Ông Joe đã chế tạo một tấm chắn Faraday nhằm che chắn sự rối loạn của từ trường, để người làm thử nghiệm ngồi vào bên trong, ông đưa ra một tín hiệu từ tính thuần và không có pha tạp các thông tin khác, sau đó quan sát đồ thị sóng biến đổi trong não người.
Kết quả phát hiện rằng khi từ trường theo hướng xoay ngược chiều kim đồng, sóng α trong não người tham gia thử nghiệm giảm xuống.
tu truong
Như vậy, ông Joe nhạn định rằng não người có phản ứng với từ trường, cũng chính là não người có thể cảm nhận được từ trường. Nhưng ông Joe nói: “Cảm giác được từ trường có thể chỉ là một loại cảm giác cơ bản.” Vẫn cần phải thử nghiệm thêm nhiều nữa để nghiên cứu này tiến thêm một bước nữa. Hiện tại, các nhà khoa học của Nhật Bản và New Zealand cũng đang kiểm nghiệm lại độ chính xác của nghiên cứu của ông Joe.
giac quan2
Các nhà khoa học từ lâu đã nhận định rằng các loài động vật có khả năng cảm nhận được từ trường của trái đất, các loài chim, côn trùng và các loài động vật khác. Điều này được thể hiện rõ nhất trong sự di cư của chúng. Trước đó, giới khoa học đối với khả năng cảm thụ tử trường của các loài động vật trên địa cầu mà nói có hai loại giải thích.
Một loại là quan điểm nhận thức, từ trường có thể kích thích phản ứng lượng tử cryptochrome (cryptochrome), protein trong các loài chim, chó. Thầm chí tế bào võng mạc con người có thể nhìn thấy. Nhưng các nhà khoa học không tà nào giải thích nổi rằng tại sao đại não người lại có phản ánh với từ trường này.
Một loại giải thích nữa cho rằng, trong tế bào cảm ứng từ trường có một loại cảm giác gọi là “magnetite”(magnetite)được tạo thành từ từ tính của các loại khoáng vật sắt từ, những vật chất này hình thành nên một “chiếc la bàn” rất nhỏ. Trong tế bào mỏ và mũi của cá hồi, đã tìm thấy được magnetite, nhưng để giải thích hoàn toàn về năng lực cảm thụ từ trường thì vẫn không đủ bằng chứng.
vu-tru-dai-dien
Như vậy, khoa học vẫn chưa có thể giải thích được toàn bộ về thân thể con người, tự nhiên, và vũ trụ… Những điều gì mắt chúng ta thấy được, tai nghe được, sờ thấy được mới tồn tại có đúng không?
Có những điều chúng ta đã phát hiện ra và cảm nhận thấy nhưng khoa học vẫn chưa có thể nghiên cứu ra được và cũng không có cách nào giải thích được dựa trên khoa học.
Vì vậy bạn hãy thay đổi quan niệm của mình, nhìn nhận nhiều hơn về vũ trụ này, không nên hạn cuộc chính mình vào khoa học, tư duy theo một phương thức khác thì mới có thể phát triển lên một bước cao hơn nữa.
tin Than 3
Tại sao cũng nói: “Những bậc thánh nhân là những người thông thái nhất mà không phải các khoa học gia?”.
Minh Minh.
(daikynguyen.com)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét