A- ĐOI
DÒNG VỀ TRANG TỬ:
Cũng như Lão Tử, tư liệu sớm nhất chép về Trang Tử là ở
bộ Sử ký của Tư Mã Thiên. Sử
gia Tư Mã Thiên viết về Trang Tử khá vắn tắt: "Trang Tử, người đất Mông, tên Chu, làm quan lại ở Vườn Sơn (Tất
Viên)" sau đó sống ẩn dật cho đến cuối đời. Nhưng điều chắc chắn là Trang Tử sống cùng
thời với Mạnh Tử và Huệ Thi thời Lương
Huệ Vương và Tề Tuyên Vương.
Đất Mông, quê
hương của Trang Tử được xác định nằm trong đất Tống, thuộc tỉnh Hà Nam (Trung Quốc)
ngày nay. Trang Tử là một trong
những nhà tư tưởng đặc biệt vào loại hạng nhất thời ấy, rất giỏi kể chuyện, có
sức tưởng tượng vô cùng phong phú.
Cũng theo Tư
Mã Thiên, Trang Tử là tác giả bộ Nam Hoa Kinh gồm hơn mười vạn câu (thập
dư vạn ngôn) để châm biếm cái học của Khổng Tử và xiển minh học thuật của Lão Tử. Miêu
tả tính chất thoát tục của Trang Tử, Sử ký Tư Mã Thiên
có đoạn viết:
“Uy vương nước Sở nghe nói Trang
Chu là bậc hiền tài, bèn sai sứ đem vàng lụa đến mời đón hứa cho làm tướng.
Trang Chu cười nói với sứ giả rằng:
"Nghìn vàng là lợi to, khanh tướng
là ngôi quý đấy. Nhưng ông không thấy con bò lúc tế giao hay sao? Nó được ăn
mấy năm, được mặc đồ vóc thêu để đưa vào nhà thái miếu. Lúc bấy giờ, muốn làm
con lợn nhỏ có được không? Ông đi ngay cho, đừng làm bẩn đến ta. Ta chỉ chơi
đùa trong nơi ngòi vũng để tự vui, không để cho kẻ có nước trói buộc, trọn đời
không ra làm quan để thỏa chí ta."
(Nguyên văn Hán-Việt: Thiên kim
trọng lợi, khanh tướng tôn vị dã. Tử độc bất kiến giao tế chi hỉ ngưu hồ? Dưỡng
thực chi sổ tuế, y dĩ văn tú, dĩ nhập Thái miếu. Đương thị chi thời, tuy dục vi
cô đồn, khởi hà đắc hồ? Tử cức khứ, vô ô ngã, ngã ninh du hí ô trọc chi trung
tự khoái.)
Chí khí của
bậc Hiền triết Trang Tử cũng giống như căn bản nền tảng tư tưởng Đạo gia: ẩn dật mà khoáng đạt, quay trở về cuộc
sống hòa hợp với tự nhiên, không muốn tham dự vào việc tranh quyền đoạt lợi, xa
lánh những hệ lụy của cuộc đời. Gần như đối lập với đạo Khổng mang bản thể trần
tục, ưa thực tế, trọng thực nghiệm và đặc biệt tôn trọng chủ nghĩa nhân văn,
Trang Tử kế tiếp truyền thống tư tưởng của Lão Tử, phát triển thành một hệ phái
mà sau này người ta thường gọi một cách vắn tắt là Tư tưởng Lão-Trang.
Khác với Lão
Tử cuối cùng vì chán ngán xã hội Trung Hoa đương
thời, ngài đã vượt cửa ải Hàm Cốc, mất tích về phương Tây; với Trang Tử, người
đời thường nhắc đến "Trang Chu mộng hồ điệp"
như một huyền thoại.
B- CHÍN
(9) BÍ QUYẾT ĐỂ HIỂU NGƯỜI:
Nam Hoa Kinh
là cuốn sách triết học nổi tiếng do nhà triết học Trang Tử viết vào thời Chiến
Quốc. Trong sách có đoạn: “Lòng người sâu
hiểm hơn sông núi, khó biết hơn trời, vì trời còn có hạn kỳ: xuân, hạ, thu, đông,
sớm mai, chiều tối, nhưng người thì bề ngoài kín đáo mà tình cảm sâu thẳm khó
dò.
Thế nên, có nhiều kẻ bề ngoài đôn hậu
mà ngầm kiêu căng tự mãn; bề ngoài giỏi giang nhưng bản chất bất tài; bề ngoài
thận trọng cố chấp mà thấu tình đạt lý; bề ngoài kiên cường nhưng bản chất nhu
nhược; bề ngoài hòa hoãn nhưng bản chất hung tàn”.
Vậy làm thế
nào để nhìn người cho chuẩn xác?
Cũng trong Nam
Hoa kinh, Trang Tử đã tiết lộ cho chúng ta 9 bí quyết tuyệt diệu để nhìn người,
chin (9) bí quyết này không chỉ có tính ứng dụng rất cao cho đến tận ngày nay
mà còn hàm chứa những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
Chín (9) bí
quyết đó là:
1. Xa cách giúp nhìn ra trung thành:
Khoảng cách là
thước đo mối quan hệ tốt xấu giữa hai người, nới rộng khoảng cách một cách
thích hợp sẽ có thể hiểu rõ về nhau hơn. Con người hiện đại đều rất bận rộn,
trong một đoạn thời gian nào đó có thể giữ một chút khoảng cách với bạn bè và
nhìn xem anh ta có bận tâm đến bạn không. Khoảng thời gian này qua đi, hai
người giao du thường xuyên trở lại, lúc ấy hãy nhìn xem còn có thể hòa hợp với
nhau như trước hay không. Phương pháp này cũng giống như “Quân tử giao tình nhạt như nước”, cả hai đều cho hiệu quả tương tự.
Nếu như tình cảm của hai bên mà đủ vững chắc, lại có cùng mục tiêu và lý tưởng
với nhau thì loại quan hệ này sẽ không bị trói buộc bởi khoảng cách và thời
gian. Trái lại, nếu như quan hệ là dựa vào địa vị và lợi ích mà duy trì thì sau
thời gian dài xa cách, quan hệ ấy cũng tự nhiên mà phai nhạt. Tuy nhiên cần
phải chú ý rằng, loại khảo sát này không được lạm dụng quá đà, nếu không cái
được chẳng bù nổi cái mất!
2. Thân cận giúp nhìn ra giáo dưỡng:
Cái gọi là “ở lâu mới biết lòng người” có nghĩa là,
hai người thường xuyên ở cùng một chỗ với nhau sẽ hiểu rất rõ ưu khuyết điểm
cũng như văn hóa giáo dục của nhau. Hơn nữa trong khi nói chuyện có thể chú ý
đến cách diễn đạt và hành vi của đối phương, có thể quan sát lời nói của người
kia có thô tục không, hành vi có khiếm nhã không; hoặc khi đùa giỡn có thể xem
xem người kia trong lúc buông lơi có còn lễ độ hay không. Hai người kết giao
thời gian dài thì mối quan hệ sẽ trở nên bình đẳng. Lúc đó lễ độ, giáo dục và
kiến thức của một người sẽ thể hiện rõ ràng trước mặt người kia. Nếu như trong quá
trình quen biết lâu dài, một người luôn cung kính và khiêm nhường với mọi người
thì người bạn đó rất đáng để kết giao!
3. Việc phức tạp giúp nhìn ra năng lực:
Loại phương
pháp này thích hợp để cấp trên đánh giá cấp dưới. Có thể giao một số công việc
phức tạp cho người mình cần đánh giá để xem người đó có thu xếp được gọn gàng
ổn thỏa không, có xử lý hợp tình hợp lý được không. Người có năng lực có thể
chia làm hai loại: có năng lực và có khả năng chịu được áp lực. Thông thường,
năng lực của một người cao thấp ra sao sẽ thể hiện khi họ đang phải chịu áp
lực. Áp lực sẽ làm rối loạn hành vi và phán đoán của một người. Nếu ở trong
hoàn cảnh áp lực như vậy mà vẫn có thể nhanh chóng thoát ra và tìm được phương
pháp làm việc thích hợp thì năng lực của người ấy không kém chút nào!
4. Việc đột xuất giúp nhìn ra mưu trí:
Đột nhiên hỏi
một vấn đề có thể nhìn ra mưu trí của một người. Vấn đề ấy không cần quá hóc
búa cũng không cần quá nhạy cảm, có thể là dựa trên logic có sự suy luận hoặc
chuyển hướng đột ngột. Qua “vấn đề đột xuất” có thể đánh giá được trình độ năng
lực của một người, cũng như tốc độ phản ứng và khả năng khống chế cảm xúc của
người đó. Khi bị hỏi bất ngờ, phản ứng đầu tiên của đối phương có thể là kinh
ngạc, nhưng nếu có thể nhanh chóng trả lời thì dù đáp án có đúng hay sai cũng
đã chứng tỏ rằng, trong một khoảng thời gian ngắn người có thể khôi phục lại
bình thường cảm xúc của mình. Câu trả lời đúng hay sai không quan trọng, quan
trọng là nó có chặc chẽ và hợp lý hay không.
5. Việc gấp gáp giúp nhìn ra tín nghĩa:
Chuyện xảy ra
bất ngờ sẽ luôn khiến người ta bối rối không kịp chuẩn bị, lúc này đừng ngại
gọi điện thoại cho bạn bè để nhờ giúp đỡ, hãy xem người đó có đáp ứng hay không
và đáp ứng có đúng lúc và ổn thỏa hay không. Cách này chủ yếu dùng để khảo sát
trong hai trường hợp: một là việc đó phải nằm trong khả năng của họ, hai là bạn
phải có chỗ đứng tương đối trong lòng họ. Người coi trọng bạn thì khi đột nhiên
được bạn cầu trợ bằng mọi cách sẽ nhanh chóng chạy tới. Ngược lại, người xem
nhẹ bạn sẽ ậm ừ cho qua chuyện hoặc mượn cớ để thoái thác, thậm chí có người
lúc đầu sãng khoái đồng ý nhưng sau lại lần lữa không đến, người như vậy không
đáng để kết giao. Nếu đối phương đã có hẹn hoặc có việc quan trọng cần làm
nhưng lại đáp ứng lời nhờ vả của bạn mà lỡ việc của người khác, như vậy lòng
tín nghĩa của người này cũng cần đặt một dấu hỏi (?).
6. Tiền bạc giúp nhìn ra nhân nghĩa:
Nếu có vị
bằng hữu muốn vay tiền bạn mà số tiền đó nằm trong khả năng của bạn
thì đừng ngại cho vay, hãy xem xem anh ta có trả lại đúng hạn hay không. “Quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo”, người quân tử coi trọng tiền tài nên việc thu chi phải có đạo lý. Tiền tài là phương pháp trực tiếp để khảo nghiệm năng lực ý chí và phẩm chất của một người, và cũng là khâu dễ xảy ra vấn đề nhất trong quan hệ giữa người với người. Có
không ít những mối quan hệ bạn bè tốt đẹp chỉ vì vay tiền thời gian lâu không trả hoặc không có khả năng trả nợ mà dẫn đến tuyệt giao. Tiền tài tuy là vật ngoài thân nhưng lại là thứ cơ bản để đảm bảo cho cuộc sống yên ổn. Cho nên dù là bạn thân đi nữa thì tiền bạc cũng phải rõ ràng.
thì đừng ngại cho vay, hãy xem xem anh ta có trả lại đúng hạn hay không. “Quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo”, người quân tử coi trọng tiền tài nên việc thu chi phải có đạo lý. Tiền tài là phương pháp trực tiếp để khảo nghiệm năng lực ý chí và phẩm chất của một người, và cũng là khâu dễ xảy ra vấn đề nhất trong quan hệ giữa người với người. Có
không ít những mối quan hệ bạn bè tốt đẹp chỉ vì vay tiền thời gian lâu không trả hoặc không có khả năng trả nợ mà dẫn đến tuyệt giao. Tiền tài tuy là vật ngoài thân nhưng lại là thứ cơ bản để đảm bảo cho cuộc sống yên ổn. Cho nên dù là bạn thân đi nữa thì tiền bạc cũng phải rõ ràng.
7. Lúc nguy khốn giúp nhìn ra khí tiết:
Cuộc đời có
lúc lên lúc xuống, khi gặp phải khó khăn thì đừng ngại tâm sự với bạn bè. Người
bạn chân chính sẽ kiên nhẫn lắng nghe, cho bạn những ý kiến xây dựng và thật
lòng giúp đỡ chứ không lảng tránh bạn. Đây chính là điều mà người ta gọi là “Trong hoạn nạn mới thấy chân tình”. Khi
bạn đang ở trên đỉnh cao danh vọng, sẽ có rất nhiều người vây quanh bạn, nhưng khi
cuộc đời bạn lao xuống dốc thì sẽ có những người lựa chọn tránh xa hoặc thậm
chí thừa cơ hãm hại bạn. Lúc này, những người ở lại cùng bạn
vượt qua hoạn nạn mới là người bạn thực sự.
vượt qua hoạn nạn mới là người bạn thực sự.
8. Lúc say rượu giúp nhìn ra phép tắc:
Khi đối phương say rượu có thể xem xem biểu
hiện của người đó có thái quá không, lời nói cử chỉ có còn đúng mực không. Một
người khi uống rượu vào thì khả năng kiểm soát sẽ bị giảm xuống, cho nên ở một mức
độ nào đó có thể thể hiện suy nghĩ và phẩm hạnh của người đó. Dân gian có câu:
“Tửu phẩm như nhân phẩm” (Phẩm chất
của rượu như phẩm chất của người), “Tửu
hậu thổ chân ngôn” (Lúc say mới nói lời thật).
Tuy nhiên, mỗi người khi say lại có biểu hiện khác nhau, có người chỉ vùi đầu vào ngủ cũng không thể đánh giá được gì nhiều. Vì vậy, biểu hiện khi say chỉ có thể dùng để tham khảo, cũng không thể hoàn toàn dựa vào “tửu phẩm” mà đánh giá “nhân phẩm” được.
Tuy nhiên, mỗi người khi say lại có biểu hiện khác nhau, có người chỉ vùi đầu vào ngủ cũng không thể đánh giá được gì nhiều. Vì vậy, biểu hiện khi say chỉ có thể dùng để tham khảo, cũng không thể hoàn toàn dựa vào “tửu phẩm” mà đánh giá “nhân phẩm” được.
9. Chỗ gặp gỡ tụ hội giúp nhìn ra thái độ làm người:
Quan sát cách
đối xử của một người khi tiếp xúc với những người có tính cách, chức nghiệp,
thân phận khác biệt, có thể thấy được nhân cách và đạo xử thế của họ. Ví dụ
như, có những người nhìn thấy bậc quyền cao chức trọng thì cúi đầu khom lưng,
còn đối với những người có địa vị kém hơn mình thì ngạo mạn khinh thường; có
những người đối với bậc bề trên thì cung cung kính kính nhưng đối với lớp đàn
em thì chỉ tay giậm chân. Chỉ khi đối xử với mọi người đều bình đẳng như nhau
thì mới có thể nhận được sự tôn trọng của người khác. Những kết tinh trí tuệ
này mặc dù đã trải qua hàng ngàn năm lịch
sử nhưng vẫn còn nguyên giá trị ứng dụng cho đến tận ngày nay.
sử nhưng vẫn còn nguyên giá trị ứng dụng cho đến tận ngày nay.
Tuy nhiên,
cần chú ý rằng, khi ứng dụng 9 bí quyết này thì phải kết hợp với tình huống
thực tế, không được rập khuôn máy móc, càng không thể cố ý bày đặt ra sự việc
để thăm dò, nếu không rất có thể sẽ phá hỏng những mối thâm tình quý giá.
Nhìn người quả nhiên là một nghệ thuật, và
cũng là một loại trí tuệ vậy. Hiểu người thật rất khó khăn.
XÉT NGƯỜI
Cách
xa mới thấm nghĩa ân tình,
Gần gủi
lâu ngày rõ chánh minh.
Bối rối
mới xem ai thật giã,
Đột nhiên xảy đến hiểu chân tình.
Tiền tài danh tước dò hư thật,
Lúc
hiểm nguy nan thước chánh trinh.
Rượu thấm say sưa
chân thiện rõ,
Chỗ đông họp tụ trọng danh khinh.
HỒ
NGUYỄN (24-9-16)
Tài liệu do Hồ Xưa và Mỹ Lệ
sưu tầm và chuyển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét