Các chuyên gia về an toàn sức khỏe cho rằng cần phải có những cảnh báo đúng mức đến cộng đồng về "trò chơi ảo gây tai họa thật" này bởi người chơi sẽ lệ thuộc nó.
Giới trẻ Sài Gòn săn Pokemon Go ở công viên. Ảnh: Nguyễn Minh Mẫn.
|
Pokemon Go du nhập vào Việt Nam ngày 6/8 và nhanh chóng phổ biến trong giới trẻ. Ngoài nhiều điều thú vị của trò chơi, nhìn ở góc độ khác, trò chơi Pokemon gây "sốt" vì những hậu quả không mong muốn mà người chơi gây ra cho bản thân và xã hội, nhiều khi gây thiệt hại cả tính mạng, tài sản. Do vậy các chuyên gia cho rằng cần phải có những cảnh báo đúng mức đến cộng đồng về "trò chơi ảo gây tai họa thật" này.
Theo thống kê sau 2
tuần xuất hiện, Pokemon Go đã có số lượng người chơi tăng vọt, đem lại
khoản thu khủng trên 14 triệu USD, nâng giá trị giao dịch của cổ phiếu
của Nitendo lên 24%. Bài hát trong game này (Pokemon Gotta Catch Em All) được nghe trực tuyến trên dịch vụ Spotify tăng lên 362%. Những sáng tác "ăn theo" có tên Pokemon cũng liên tục thăng hạng như Pokemon Theme, Pokerap, Pokemon Johto, Go Pokemon Go, I want to be a hero... |
Ở khía cạnh tích cực,
khi chơi game, không riêng gì Pokemon Go, các game thủ phải tập trung,
nhờ đó giảm căng thẳng vì thoát khỏi những lo toan thường nhật. Trò này
cũng giúp đốt thời gian rảnh rỗi, người chơi cảm thấy an toàn vì được
đóng vai là "thợ săn". Họ cảm thấy thích thú, sung sướng khi lập thành
tích, nâng đẳng cấp của mình, chứng tỏ bản thân, thấy được thành quả của
mình ngay tức khắc và được tưởng thưởng xứng đáng. Các
game thủ có thể tự hào với bạn bè. Các cảm giác ấy mang lại ý nghĩa to
lớn: Người chơi có thể làm tất cả những gì họ muốn.
Về mặt sinh học, khi tham gia trò này, người chơi đang hòa vào
tiến trình chinh phục thử thách và vượt qua stress. Càng căng thẳng, khó
khăn, đòi hỏi cơ thể vận dụng nhiều cách để thích ứng tiến trình đó. Cơ
thể xả stress bằng cách tiết glucocorticoids, adrenaline,
noradrenaline. Khi chân tay bị đau mỏi, cơ thể sẽ tiết ra endorphine
(morphine nội sinh) làm giảm đau, đồng thời mang đến cảm giác khoan
khoái, hưng phấn, tất nhiên không đến nỗi như hút thuốc phiện.
Ở khía cạnh tiêu cực,
nếu đắm mình vào game trên 2 giờ mỗi ngày, người chơi sẽ lệ thuộc nó,
không thể hoặc rất khó dứt ra. Chỉ dừng chơi một lúc là cảm thấy thiếu
thốn, bứt rứt, cáu kỉnh, bất an, đứng ngồi không yên, lúc nào cũng nghĩ
về game. Từ đó bỏ bê học tập, công việc, gia đình, không để ý đến chuyện
ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân. Lúc này có thể nói bạn đã nghiện game. Tùy
vào thời gian nghiện, mức độ và môi trường tác động mà "con nghiện" sẽ
có những hành vi khác nhau biểu hiện ra bên ngoài.
Mê săn Pokemon Go đến nỗi “nghiện” sẽ gây ra nhiều tác hại. Trước
hết là tốn tiền. Trước đây, người chơi game online có thể ngồi một chỗ
trong quán cà phê hoặc nơi có sóng wifi thì có thể chơi miễn phí tùy
thích, ngồi bao lâu cũng được. Nay chơi Pokemon Go, phải đi nhiều, kết
nối Internet qua 3G, 4G nên tốn không ít tiền.
Người chơi Pokemon cũng tốn nhiều thời gian, năng lượng (vì đi nhiều)
nên thiếu nghỉ ngơi lấy lại sức, ít chăm sóc và làm đẹp cho bản thân. Từ
đó ảnh hưởng đến sức khỏe, hiệu quả công việc, giảm tập trung chú ý (vì
game đã chiếm toàn bộ suy nghĩ), hay quên, thiếu sáng tạo trong công
việc...
“Nghiện” game còn ảnh hưởng nhiều đến thể chất và tinh thần. Thời
gian ăn uống ngủ nghỉ không phù hợp, có khi còn nhịn ăn uống. Một số
người tranh thủ chơi đêm khuya vì ban ngày không rảnh nên sáng ra mệt
mỏi, bơ phờ. Số khác bị rối loạn giấc ngủ, khó ngủ vì hễ nhắm mắt lại
thấy Pokemon nhảy nhót như thách thức mình kiếm tìm, chinh phục.
Khi trong đầu luôn nghĩ đến game, đôi mắt lúc nào cũng dán vào màn hình
di động, không còn thời gian chăm sóc người thân trong gia đình. Cuộc
sống ảo sẽ dần thay thế cho thế giới thực, làm cho mối quan hệ với gia
đình, bè bạn, cộng đồng trở nên nhạt nhẽo, dễ bất hòa, rạn nứt.
Không ít người vừa lái xe vừa chơi game, không tuân thủ luật giao thông nên bị
tai nạn, chấn thương, ảnh hưởng đến tính mạng hoặc gây tai nạn cho
người khác. Nhiều người chơi một tay lái xe máy, tay kia cầm thiết bị di
động, mắt chăm chăm vào màn hình, thỉnh thoảng ngước lên xem đường. Đến
khi va quẹt vào người khác mới giật mình nhìn lên thảng thốt: "Thật là
nguy hiểm".
Những người nghiện game, nếu bị ngưng chơi đột ngột vì lý do nào đó sẽ
có biểu hiện khó chịu, cáu gắt, phản ứng thái quá. Đôi khi có những hành
vi tấn công người ngăn cản họ chơi. Trẻ lớn có thể trộm tiền gia đình
để chơi game, nói dối, trốn học. Những gam thủ mê bắt Pokemon khó để
được level cao, có thể vi phạm quy định đi vào vùng cấm, gây tác hại
khôn lường. Thực tế một số người quá mải săn Pokemon nên đi vào
các điểm vắng vẻ, thiếu cảnh giác bị cướp giật, gây mất trật tự an ninh,
thậm chí gây tai nạn chết người. Gần đây, trên địa bàn TP HCM có nhiều người bị giật mất iPhone, iPad khi chơi Pokemon Go ở công viên Tao Đàn, bến Bạch Đằng, Thảo Cầm Viên…
>>
Xem thêm : Làm sao tránh nghiện Pokemon Go
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Mẫn
Đơn vị Tâm lý Lâm sàng
Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM
Đơn vị Tâm lý Lâm sàng
Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét