14 thg 9, 2016

Vị trí độc đoán của giáo viên và nền tảng bạo quyền

Từ Luật Khoa Tạp Chí


Những vụ việc thường ngày, nhưng không bình thường
“Vụ việc đậu hũ trứng” đưa đến việc một học sinh bị lăng mạ công khai và một vụ việc khác nơi hàng loạt chỉ trích nhắm vào nhóm dẫn đường của đoàn xe hộ tống cho phó thủ tướng Thái Lan nói lên trạng thái tâm lý mâu thuẫn vẫn đang đe dọa chia cắt đất nước yên bình này.
Cả hai sự cố xảy ra vào tuần trước, vốn được xem là rất nhỏ nhặt, bình thường như một chuỗi sự cố có thể diễn ra hàng ngày mà mọi người dân trong nước, dù già hay trẻ, đều đã gặp ít nhất một lần trong đời và học cách chấp nhận như là nhữn gam màu sự thật của cuộc sống.
Tuy nhiên, cả hai tai nạn xảy ra một cách quá chua xót và làm nổi bật lên cho hai quan điểm chính trị chính đang thống trị Thái Lan: đó là những xung đột đỉnh điểm và được định trước để mâu thuẫn, xung đột cho đến khi tìm được cả quốc gia Thái tìm được điểm chung.
Lăng mạ cô bé 12 tuổi và thể trạng bạo quyền
Sự việc lăng mạ công khai cô bé chỉ mới học lớp sáu bởi một giáo viên ở Surin là đại diện cho trường phái tư duy truyền thống tại Thái Lan, vốn gia trưởng và định hướng theo quyền lực.
Chúng bao gồm sự nhấn mạnh về thẩm quyền, một đề cập không ngừng đến những “đúng đắn đạo đức” được xã hội chấp nhận và sự cần thiết phải nhắc nhở con người về vị trí mà họ đang đứng trên phương diện quyền lực. Những người ở địa vị thấp kém, cho dù là về tuổi tác, địa vị xã hội hay sự giàu có, phải thể hiện sự phục tùng hoàn toàn. Không bao giờ hoài nghi chính quyền, đó là một dấu hiệu của tư duy.
Sự tranh cãi quanh sự việc “đậu hũ trứng” tiến triển như thế này. Một nữ sinh tiểu học ăn súp đậu hũ trứng cho bữa trưa và nói rằng mình bị phát ban. Cô bé ấy được đưa vào một bệnh viện, nơi cô bé được chuẩn đoán rằng có thể cô ấy bị dị ứng với đậu hũ trứng.
Khi giáo viên phát hiện ra, giáo viên đã yêu cầu cô bé ấy “chứng minh” cho việc mình bị dị ứng. Cô giáo đó đã gọi cho mẹ của cô bé và yêu cầu để cô cho học trò đó ăn đậu hũ trứng và sau đó giám sát cô bé trong một ngày.
Cô học trò ấy sau khi ăn đậu hũ trứng không có dấu hiệu dị ứng. Vị giáo viên yêu cầu cô bé xin lỗi công khai cho hành vi mà người giáo viên gọi là “sự bịa đặt” và làm thiệt hại cho danh tiếng của trường.
Video clip vụ việc cho thấy cô học trò ngồi trên sàn nhà khóc lóc trong khi vị giáo viên đang tự đắc huênh hoang về những gì mà bà khẳng định là lỗi của cô bé cho đến khi cô bé dường như không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc quỳ dưới chân của vị giáo viên để xin tha thứ.
c1_1079348_160906052212_620x413
Ảnh của video lấy từ Sanook.com

Chính vụ việc này làm cho chúng ta cảm thấy thất vọng về hệ thống giáo dục của đất nước và về tương lai của con em chúng ta. Việc thúc đẩy cải cách giáo dục hay số hóa hệ thống giảng dạy để làm gì khi mà những học sinh của chúng ta phải chịu khuất phục một cách thiếu suy nghĩ?
Các giáo viên dường như đang sống trong một thế giới cổ xưa khi mà chủ nghĩa chuyên quyền độc đoán một cách tập trung từ trên xuống dưới hoạt động như một phương tiện để gắn kết xã hội lại với nhau.
Sự lập luận của vị giáo viên phát triển theo cách đáng lo ngại. Nếu cô học trò bị dị ứng với thứ gì đó, cô ấy phải dị ứng với nó mãi mãi, vị giáo viên đã nói với những học sinh như vậy. Việc vị giáo viên cho cô bé ấy ăn đậu phụ thêm một lần nữa để xem thử cô bé đó có phản ứng dị ứng hay không cho thấy rằng vị giáo viên đó hiểu biết về các vấn đề sức khỏe và y học hiện đại một cách tệ hại như thế nào. Tuy nhiên, cô giáo đó đã nhấn mạnh rằng cô ấy là một giáo viên khoa học tự nhiên, người tin vào lý lẽ và những gì có thể được chứng minh.
Dường như điều duy nhất mà cô giáo ấy muốn chứng tỏ đó là thẩm quyền của cô ta và sự công bằng trong nhận thức của cô ta.
Cô giáo ấy dõng dạc: “Tôi là một giáo viên. Lời nói của tôi là thiêng liêng”. Lý do cơ bản mà vị giáo viên này đưa ra để biện minh cho lời kết tội của mình đó là cô bé học trò không thể bị dị ứng với đậu hũ trứng vì đó là thực phẩm không hề rẻ. “Nó có giá hơn 10 baht một ống”, vị giáo viên nói.
Khi đối mặt với một loạt những chỉ trích, không những chỉ trích về việc cô giáo ấy về cơ bản là đã bắt nạt học sinh của mình như thế nào và đưa cô ta đến một sự cư xử gây tổn thương mà có thể gây ra vết sẹo tâm lý cho cô bé học sinh; mà còn chỉ trích về việc cô giáo đã đặt học sinh của mình dưới sự nguy hiểm bằng cách tự mình thực hiện “thử nghiệm” dị ứng, vị giáo viên khăng khăng cho rằng những gì cô ta đã làm là đúng.
Thế giới luôn đổi thay
Những gì mà vị giáo viên từ Surin thể hiện, cũng như nhiều người khác đồng tình với mô hình của một thế giới mang tính định hướng quyền lực, chính quyền-biết-tất cả, có thể sẽ không nhận ra rằng thế giới đã dần thay đổi. Sữa thì tốt hay xấu? Một tổ chức sẽ hoạt động tốt nhất nếu những người lãnh đạo cho phép cấp dưới được tự do suy nghĩ, hay là kiểm soát một cách chặt chẽ? Đâu là sự cân bằng giữa an ninh quốc gia và quyền riêng tư của con người?
Về “burkini” thì sao? Có nên không một sự tách biệt hoàn toàn giữa nhà thờ và nhà nước, hay là một ranh giới mờ ảo? Mọi thứ đã dần trở nên phức tạp khi người dân đòi hỏi nhiều quyền lợi cá nhân hơn và tự do hơn.
Khi vụ bê bối đậu hũ trứng chìm xuống, một bài viết xuất hiện trên phương tiện truyền thông xã hội cho thấy những người dẫn đầu đoàn xe hộ tống phó thủ tướng chỉ trỏ và la hét vào những người lái xe ô tô đang bị kẹt giao thông nhằm yêu cầu họ di chuyển sang một bên. Nhiều người chỉ trích cách cư xử vô tình như vậy vì họ đều đang bị kẹt xe và đang vội vàng.
Bài viết trên phương tiện truyền thông xã hội nhanh chóng bị xóa, nhưng nó đã nhắc nhở mọi người về sự bất bình đẳng trong xã hội của chúng ta như thế nào, sự chuyên quyền độc đoán có thể sẽ không còn phù hợp trong việc đương đầu với xã hội ngày càng phức tạp hơn, và dù thế nào thì những bất công, dù lớn hay nhỏ, thì vẫn là những thực tế trong đời sống của chúng ta./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét