Ozone là 1 khí độc, có tính oxi hóa rất mạnh, có thể tương tác với hầu hết các hợp chất hữu cơ. Vì vậy khi tiếp xúc với ozone, các cơ quan của cơ thể người dễ dàng bị tổn thương.
Tại Canada, chính phủ đã phải khuyến cáo người dân ngừng sử dụng máy tạo ozone tại nhà, cấm các siêu thị bán máy tạo ozone và chỉ cho phép sử dụng máy tạo ozone trong việc làm sạch không khí, vệ sinh phòng ốc, bệnh viện [1]… khi không có người ở.
Trong khi đó tại Việt Nam, máy tạo ozone lại được quảng cáo như là một công cụ vạn năng để loại bỏ các chất độc, chất bảo quản, chất tạo nạc, hóa chất, thuốc trừ sâu … trong thực phẩm bẩn [2].
Tại sao chính phủ Canada lại khuyến cáo người dân dừng ngay việc sử dụng máy tạo ozone tại nhà?
Trước hết ozone là một khí độc, có tính oxi hóa rất mạnh, có thể tương tác với hầu hết các hợp chất hữu cơ như lipid, protein, DNA … và làm biến tính các chất này. Vì vậy khi tiếp xúc với ozone, các cơ quan của cơ thể người sẽ dễ dàng bị tổn thương.
Bản chất là chất khí, ozone dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp, gây nên các tổn thương cho đường hô hấp với nồng độ cực kỳ thấp. Ví dụ tiếp xúc với nồng độ 0.12 ppm (tương đương 0.24 mg/m3 không khí) trong vòng 1h là đã làm giảm chức năng của phổi ở người khỏe mạnh.
Theo tổ chức bảo vệ sức khỏe và môi trường của Mỹ thì ozone có thể gây ra những triệu chứng sau:
- Gây khó thở sâu và khó thở mạnh, làm hơi thở ngắn, gây đau khi thở sâu.
- Gây ho và rát họng.
- Gây viêm và phá hủy đường hô hấp.
- Làm nặng thêm các bệnh đường hô hấp như hen, bệnh phổi tắc nghẽn và viêm phế quản mạn tính.
- Làm tăng tần suất cơn hen ác tính.
- Dễ nhiễm trùng phổi.
- Gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Chính vì ozone ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cho nên Hiệp hội quản lý sức khỏe nghề nghiệp của Mỹ đã đặt ra giới hạn phơi nhiễm với ozone không quá 0,1 ppm trong thời gian tối đa 8h và tiêu chuẩn chất lượng không khí an toàn đối với ozone là dưới 0.08 ppm trong 8h. Ngưỡng tiếp xúc với ozone nồng độ cao 0.3 ppm (0.4 mg/m3 không khí) tối đa không quá 15 phút [3,4].
Nhiều nghiên cứu cho thấy các máy tạo ozone cho ra một lượng ozone cao hơn nhiều so với các tiêu chuẩn trên.
Ví dụ trong nghiên cứu của Shaughnessy và Oatman năm 1991, một máy tạo ozone cỡ lớn dùng làm sạch khí cho một phòng rộng khoảng 100 m2 nhanh chóng tạo ra một lượng ozone đạt nồng độ 0,5-0,8 ppm. Một máy tạo ozone cỡ nhỏ đặt trong phòng kín có thể tạo ra lượng ozone đạt nồng độ 0,2-0,3 ppm.
Vì nguyên tắc tạo ra ozone là sử dụng tia cực tím hoặc tia lửa điện cho nên không thể định lượng cũng như kiểm soát lượng ozone được tạo ra mà chỉ biết rằng nó tạo ra một lượng lớn hơn so với ngưỡng cho phép không làm tổn thương phổi.
Điều đáng lưu ý là ozone nhanh chóng bị phân hủy trong không khí cũng như trong nước (nồng độ giảm khoảng ½ trong vòng 7-10 phút hoặc trong nước khoảng 3 phút), cho nên để tạo được hiệu quả diệt khuẩn hoặc tẩy độc thì phải sử dụng máy tạo ozone khoảng 30 phút.
Nguy hiểm hơn, quảng cáo lại khuyến khích người dân dùng máy tạo ozone để làm sạch không khí trong phòng và cho rằng không khí sạch đó giúp cho cơ thể đỡ mệt mỏi là hoàn toàn sai lầm.
Thực tế là: Ozone tạo ra trực tiếp trong không khí nếu có diệt được vi khuẩn thì cũng có khả năng hủy hoại đường hô hấp của con người. Phơi nhiễm với ozone với liều nhỏ trong thời gian dài còn có thể làm mất chức năng phổi đặc biệt là trẻ em khi phổi còn đang phát triển. Hậu quả sẽ đến rất chậm nhưng khó có thể hồi phục [5].
Thực sự lợi ích của ozone được đến đâu so với quảng cáo?
Vì ozone là một chất có tính oxy hóa mạnh nên nó sẽ tương tác với bất kỳ hóa chất, chất hữu cơ, tế bào hoặc vi sinh vật nào nó gặp. So với những quảng cáo đang được "nói vống" lên, khả năng thực sự của ozone làm được những điều sau:
- Diệt khuẩn:
Ozone có thể diệt được hầu hết các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng bám trên bề mặt của rau, củ, quả, thịt, cá. Ozone cũng có khả năng tiêu diệt nhiều loại virus trong đó có virus viêm gan A.
Tuy nhiên, virus gây tiêu chảy (Human Hanta virus) lại kháng với ozone. Một số vi khuẩn như E. Coli O157:H7 cũng kháng với ozone.
- Phá hủy một số loại độc tố của nấm:
Ozone có thể làm giảm nồng độ của các aflatoxin nhóm B1, G1 với liều thấp trong khi liều cao ozone mới có thể giảm được aflatoxin nhóm B2 và G2 [6].
- Phá hủy một số thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc diệt nấm mốc:
Ozone có tác dụng phá hủy một số thuốc trừ sâu, diệt cỏ hoặc thuốc diệt nấm mốc. Tuy nhiên trong quá trình tương tác giữa ozone với các chất độc này, một số sản phẩm trung gian lại được tạo ra và nhiều trường hợp lại tạo ra những hoạt chất có độc tính cao hơn.
Đặc biệt nếu thực phẩm bị ngâm tẩm trong thuốc trừ sâu hoặc thuốc bảo vệ chống mối, một mình ozone không thể nào loại bỏ được [6].
- Tác dụng rất hạn chế đối với hormone tăng trưởng:
Các hormone kích thích tăng trưởng ở cả động, thực vật đều thấm sâu trong tế bào mô và tổ chức, trong khi ozone lại là chất khí, khả năng tan trong nước tương đối hạn chế, thời gian tồn tại trong nước của ozone cũng khá ngắn chỉ khoảng vài ba phút vì vậy sẽ không đủ để thấm sâu vào trong tế bào. Do đó có thể nói rằng tác dụng của ozone làm giảm nồng độ chất tăng trưởng là rất hạn chế.
Điều cần nhấn mạnh ở đây là trong tất cả các nghiên cứu về khả năng diệt khuẩn cũng như khử độc ở trên của ozone, các nhà nghiên cứu đã phải sử dụng ozone với nồng độ tương đối cao trong thời gian dài.
Ví dụ để làm sạch hoàn toàn vi khuẩn trên bề mặt của quả vả, người ta phải dùng tới nồng độ 5 ppm ozone (khoảng 10 mg/m3) trong 3-5 h.
Để tiêu diệt một phần E. Coli có trên bề mặt của táo, nguoif ta phải dùng tới nồng độ 34 ppm.
Để bảo quản cà chua hoặc xà lách người ta cũng phải dùng nồng độ 3,8 hoặc 5 ppm ozone để rửa trước khi dóng gói cho vào nhà lạnh [6] .
Tài liệu tham khảo:
1. http://publications.gc.ca/collections/collection_2014/sc-hc/H46-2-99-230-eng.pdf
2. http://bkozone.com/May-ozone-Bach-Khoa.html
3. Linn, W. S., Avol, E.L., Shamoo, C. E., Speir, L. M.,Valenci~ TG., Venet, D.A., Fischer, J.D., and Hackney, J., ‘‘A Dose Response Study of Healthy, Heavily Exercising Men Exposed to Ozone at Concentrations Near the Ambient Air Quality Standard, " Toxicol. Indust. Health 2:99-112, 1986.
4. Suslow, T.V. Ozone Applications for Postharvest Disinfection of Edible Horticultural Crops. ANS Publication 2004, 8133, 1–8.
5. McDonnell, W.F., Horseman, D. H., Hazucha, M. J., Seal, E., Haak, E. D., Sallam, S. A., and House, D.E., "pulmonary Effects of Ozone Exposure During Exercise: Dose Response Characteristics," J. Appl. Physiol. 54, 5:1345-1352, 1983.
6. Ozone Applications in Fruit and Vegetable Processing HAKAN KARACA AND Y. SEDAT VELIOGLU. Ankara University, Faculty of Engineering, Department of Food Engineering, Diskapi, Ankara, Turkey. Food Reviews International, 23:91–106, 2007
theo Trí Thức TrẻTrong khi đó tại Việt Nam, máy tạo ozone lại được quảng cáo như là một công cụ vạn năng để loại bỏ các chất độc, chất bảo quản, chất tạo nạc, hóa chất, thuốc trừ sâu … trong thực phẩm bẩn [2].
Hình 1: Khuyến cáo của cơ quan y tế Canada
Trước hết ozone là một khí độc, có tính oxi hóa rất mạnh, có thể tương tác với hầu hết các hợp chất hữu cơ như lipid, protein, DNA … và làm biến tính các chất này. Vì vậy khi tiếp xúc với ozone, các cơ quan của cơ thể người sẽ dễ dàng bị tổn thương.
Bản chất là chất khí, ozone dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp, gây nên các tổn thương cho đường hô hấp với nồng độ cực kỳ thấp. Ví dụ tiếp xúc với nồng độ 0.12 ppm (tương đương 0.24 mg/m3 không khí) trong vòng 1h là đã làm giảm chức năng của phổi ở người khỏe mạnh.
Theo tổ chức bảo vệ sức khỏe và môi trường của Mỹ thì ozone có thể gây ra những triệu chứng sau:
- Gây khó thở sâu và khó thở mạnh, làm hơi thở ngắn, gây đau khi thở sâu.
- Gây ho và rát họng.
- Gây viêm và phá hủy đường hô hấp.
- Làm nặng thêm các bệnh đường hô hấp như hen, bệnh phổi tắc nghẽn và viêm phế quản mạn tính.
- Làm tăng tần suất cơn hen ác tính.
- Dễ nhiễm trùng phổi.
- Gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Chính vì ozone ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cho nên Hiệp hội quản lý sức khỏe nghề nghiệp của Mỹ đã đặt ra giới hạn phơi nhiễm với ozone không quá 0,1 ppm trong thời gian tối đa 8h và tiêu chuẩn chất lượng không khí an toàn đối với ozone là dưới 0.08 ppm trong 8h. Ngưỡng tiếp xúc với ozone nồng độ cao 0.3 ppm (0.4 mg/m3 không khí) tối đa không quá 15 phút [3,4].
Nhiều nghiên cứu cho thấy các máy tạo ozone cho ra một lượng ozone cao hơn nhiều so với các tiêu chuẩn trên.
Ví dụ trong nghiên cứu của Shaughnessy và Oatman năm 1991, một máy tạo ozone cỡ lớn dùng làm sạch khí cho một phòng rộng khoảng 100 m2 nhanh chóng tạo ra một lượng ozone đạt nồng độ 0,5-0,8 ppm. Một máy tạo ozone cỡ nhỏ đặt trong phòng kín có thể tạo ra lượng ozone đạt nồng độ 0,2-0,3 ppm.
Vì nguyên tắc tạo ra ozone là sử dụng tia cực tím hoặc tia lửa điện cho nên không thể định lượng cũng như kiểm soát lượng ozone được tạo ra mà chỉ biết rằng nó tạo ra một lượng lớn hơn so với ngưỡng cho phép không làm tổn thương phổi.
Điều đáng lưu ý là ozone nhanh chóng bị phân hủy trong không khí cũng như trong nước (nồng độ giảm khoảng ½ trong vòng 7-10 phút hoặc trong nước khoảng 3 phút), cho nên để tạo được hiệu quả diệt khuẩn hoặc tẩy độc thì phải sử dụng máy tạo ozone khoảng 30 phút.
Nguy hiểm hơn, quảng cáo lại khuyến khích người dân dùng máy tạo ozone để làm sạch không khí trong phòng và cho rằng không khí sạch đó giúp cho cơ thể đỡ mệt mỏi là hoàn toàn sai lầm.
Thực tế là: Ozone tạo ra trực tiếp trong không khí nếu có diệt được vi khuẩn thì cũng có khả năng hủy hoại đường hô hấp của con người. Phơi nhiễm với ozone với liều nhỏ trong thời gian dài còn có thể làm mất chức năng phổi đặc biệt là trẻ em khi phổi còn đang phát triển. Hậu quả sẽ đến rất chậm nhưng khó có thể hồi phục [5].
Thực sự lợi ích của ozone được đến đâu so với quảng cáo?
Vì ozone là một chất có tính oxy hóa mạnh nên nó sẽ tương tác với bất kỳ hóa chất, chất hữu cơ, tế bào hoặc vi sinh vật nào nó gặp. So với những quảng cáo đang được "nói vống" lên, khả năng thực sự của ozone làm được những điều sau:
- Diệt khuẩn:
Ozone có thể diệt được hầu hết các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng bám trên bề mặt của rau, củ, quả, thịt, cá. Ozone cũng có khả năng tiêu diệt nhiều loại virus trong đó có virus viêm gan A.
Tuy nhiên, virus gây tiêu chảy (Human Hanta virus) lại kháng với ozone. Một số vi khuẩn như E. Coli O157:H7 cũng kháng với ozone.
- Phá hủy một số loại độc tố của nấm:
Ozone có thể làm giảm nồng độ của các aflatoxin nhóm B1, G1 với liều thấp trong khi liều cao ozone mới có thể giảm được aflatoxin nhóm B2 và G2 [6].
Nhiều
gia đình ở Việt Nam sử dụng máy tạo ozone cho gia đình với hy vọng máy
này giúp loại bỏ hóa chất độc hại trong thực phẩm (Ảnh minh họa:
Internet)
Ozone có tác dụng phá hủy một số thuốc trừ sâu, diệt cỏ hoặc thuốc diệt nấm mốc. Tuy nhiên trong quá trình tương tác giữa ozone với các chất độc này, một số sản phẩm trung gian lại được tạo ra và nhiều trường hợp lại tạo ra những hoạt chất có độc tính cao hơn.
Đặc biệt nếu thực phẩm bị ngâm tẩm trong thuốc trừ sâu hoặc thuốc bảo vệ chống mối, một mình ozone không thể nào loại bỏ được [6].
- Tác dụng rất hạn chế đối với hormone tăng trưởng:
Các hormone kích thích tăng trưởng ở cả động, thực vật đều thấm sâu trong tế bào mô và tổ chức, trong khi ozone lại là chất khí, khả năng tan trong nước tương đối hạn chế, thời gian tồn tại trong nước của ozone cũng khá ngắn chỉ khoảng vài ba phút vì vậy sẽ không đủ để thấm sâu vào trong tế bào. Do đó có thể nói rằng tác dụng của ozone làm giảm nồng độ chất tăng trưởng là rất hạn chế.
Điều cần nhấn mạnh ở đây là trong tất cả các nghiên cứu về khả năng diệt khuẩn cũng như khử độc ở trên của ozone, các nhà nghiên cứu đã phải sử dụng ozone với nồng độ tương đối cao trong thời gian dài.
Ví dụ để làm sạch hoàn toàn vi khuẩn trên bề mặt của quả vả, người ta phải dùng tới nồng độ 5 ppm ozone (khoảng 10 mg/m3) trong 3-5 h.
Để tiêu diệt một phần E. Coli có trên bề mặt của táo, nguoif ta phải dùng tới nồng độ 34 ppm.
Để bảo quản cà chua hoặc xà lách người ta cũng phải dùng nồng độ 3,8 hoặc 5 ppm ozone để rửa trước khi dóng gói cho vào nhà lạnh [6] .
Tóm lại:
Ozone là một chất oxi hóa mạnh vì vậy nó có khả năng diệt được đa số vi
khuẩn, virus, nấm mốc và ký sinh trùng trên bề mặt của thực phẩm. Bản
chất sinh ra oxy nguyên tử nên tác dụng của ozone gần tương tự như thuốc
tím.
Tuy
nhiên do thời gian tồn tại rất ngắn, khoảng vài phút, cũng như tác dụng
không đặc hiệu (tương tác với hầu hết các chất), ozone không thể loại
bỏ hoàn toàn được các tạp chất, chất độc cũng như tiêu diệt các vi
khuẩn, virus, ký sinh trùng nằm sâu trong thực phẩm (thịt lợn, thịt
bò…).
Trong
khi đó ozone lại có rất nhiều tác dụng có hại như gây ra các bệnh về
phổi, tăng cường cơn hen và thậm chí làm giảm sự phát triển của phổi trẻ
em.
Các máy tạo ozone hiện có trên thị trường đều
không kiểm soát được nồng độ ozone tạo ra, đồng thời cũng không có hiệu quả
diệt khuẩn trong thời gian ngắn. Vì vậy việc sử dụng máy tạo ozone trong gia
đình là không nên.
1. http://publications.gc.ca/collections/collection_2014/sc-hc/H46-2-99-230-eng.pdf
2. http://bkozone.com/May-ozone-Bach-Khoa.html
3. Linn, W. S., Avol, E.L., Shamoo, C. E., Speir, L. M.,Valenci~ TG., Venet, D.A., Fischer, J.D., and Hackney, J., ‘‘A Dose Response Study of Healthy, Heavily Exercising Men Exposed to Ozone at Concentrations Near the Ambient Air Quality Standard, " Toxicol. Indust. Health 2:99-112, 1986.
4. Suslow, T.V. Ozone Applications for Postharvest Disinfection of Edible Horticultural Crops. ANS Publication 2004, 8133, 1–8.
5. McDonnell, W.F., Horseman, D. H., Hazucha, M. J., Seal, E., Haak, E. D., Sallam, S. A., and House, D.E., "pulmonary Effects of Ozone Exposure During Exercise: Dose Response Characteristics," J. Appl. Physiol. 54, 5:1345-1352, 1983.
6. Ozone Applications in Fruit and Vegetable Processing HAKAN KARACA AND Y. SEDAT VELIOGLU. Ankara University, Faculty of Engineering, Department of Food Engineering, Diskapi, Ankara, Turkey. Food Reviews International, 23:91–106, 2007
7.
Ajit
K. Mahapatra , K.
Muthukumarappan & James
L. Julson Applications of Ozone,
Bacteriocins and Irradiation in Food Processing: A Review Critical Reviews in Food Science and
Nutrition , Volume 45, 2005 - Issue 6
(Bài
viết của TS Nguyễn Khánh Hoà - Research Asociate (Phụ tá nghiên cứu),
Đơn vị nghiên cứu Đái tháo đường, Khoa Y, Đại học Manitoba, Canada)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét