Về Thực Phẩm Biến Đỗi Gen
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, Việt Nam
Vào tháng này của 55 năm trước,
quân đội Mỹ đã tiến hành rải hàng triệu lít chất diệt cỏ được biết dưới
cái tên Chất độc Màu da cam suốt một dọc miền nam Việt Nam. Tuy nhiên,
ngày nay, thay vì oán hận và xa lánh Mỹ, Việt Nam lại chìm đắm trong làn
sóng chuộng Mỹ (Americanophilia).
Thành phố Hồ Chí Minh, từng là thủ phủ của chế độ được hậu thuẫn bởi
Mỹ dưới cái tên Sài Gòn, hiện đang tràn ngập các doanh nghiệp như
McDonald’s và Starbucks. Tại các trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam, các
cửa hàng của Apple liên tiếp mọc lên, nơi thường thấy cảnh các khách
hàng háo hức chờ đợi ra mắt mẫu iPhone mới nhất, vốn được coi là biểu
tượng của lối sống Mỹ hóa sành điệu. Và với phần lớn dân số trong hơn 90
triệu người sinh ra sau năm 1975 (năm mà chiến tranh kết thúc), mọi
người thường hướng về tương lai hơn là chìm đắm trong quá khứ đau khổ
với người Mỹ.
Nhưng sự Mỹ hóa cùng với những gì nó mang lại, bao gồm cả sự bành
trướng của các công ty như tập đoàn công nghệ sinh học Mosanto, có nguy
cơ chôn vùi lịch sử của chất độc màu da cam vốn được cho là liên quan
đến hàng trăm ngàn người chết và thương tật ở Việt Nam.
Cho đến hôm nay, vẫn có rất nhiều quan điểm về sự liên đới giữa
Mosanto và Chất độc Màu da cam. Cả phía Mỹ và Mosanto đều ra tuyên bố
ngụ ý rằng chất hóa học đó được làm ra theo chỉ thị của chính phủ Mỹ. Vì
vậy, tập đoàn Mosanto tuyên bố rằng nó không có bất cứ trách nhiệm trực
tiếp nào. Chính phủ Việt Nam thì lại có quan điểm phức tạp hơn khi chưa
bao giờ chính thức nêu lên lập trường của mình về trách nhiệm cụ thể
của các bên liên quan, mà chỉ tập trung kêu gọi đền bù cho các nạn nhân.
Ghi chép của Mosanto về Việt Nam cho thấy ít nhất nửa thế kỷ trước,
khi lần đầu tiên tập đoàn này được chính phủ Mỹ yêu cầu sản xuất Chất
độc Màu da cam, được quân đội Mỹ sử dụng để phá hủy lớp ngụy trang và
thức ăn của quân đội Việt Nam. Mosanto là một trong số rất nhiều công ty
cung cấp hóa chất cho chính phủ Mỹ trong suốt cuộc chiến tranh. Từ giữa
năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ đã rải khoảng 12 triệu lít Chất độc
Màu da cam bao gồm cả chất kịch độc dioxin lên phần lớn lãnh thổ miền
nam Việt Nam.
Vào năm 1997, hai năm sau khi Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ,
Việt Nam bắt đầu đặt vấn đề về Chất độc Màu da cam trong các cuộc đối
thoại song phương. Sau đó, tổng bí thư Đảng Cộng sản Đỗ Mười nói với Bộ
trưởng Tài chính Robert Rubin rằng ông hy vọng hai nước sẽ cùng hợp tác
để giải quyết các vấn đề liên quan đến Chất độc Màu da cam. Từ đó về
sau, đấy là quan điểm chính thức của Việt Nam về Chất độc Màu da cam
trên mặt trận đối ngoại. Còn trên mặt trận dân sự, vào năm 2004, một tổ
chức phi chính phủ Việt Nam có tên là Hiệp hội Các nạn nhân Chất độc Màu
da cam của Việt Nam đã gửi đơn kiện Mosanto và các nhà sản xuất chất
diệt cỏ khác lên tòa án New York. Nhưng đó là đơn kiện duy nhất phía
Việt Nam chống lại Mosanto và các công ty hóa chất kia. Về sau, tòa án
đã bác đơn này tại tòa.
Mosanto cũng tuyên bố không có bất cứ trách nhiệm gì với Chất độc Màu
da cam, cho biết bản thân công ty này đã hoàn toàn tách khỏi cái tên
liên quan đến Mosanto trước đây đã tham gia chế tạo Chất độc Màu da cam.
“Từ thập niên trước cho đến bây giờ, Mosanto bắt đầu tập trung chủ
yếu vào nông nghiệp,” Charla Lord, phát ngôn viên của tập đoàn, cho biết
khi được hỏi về quá khứ của Mosanto. “Nhưng chúng tôi cũng chia sẻ tên
thương hiệu với một công ty khác được thành lập từ năm 1901. Tiền thân
của Mosanto đã tham gia vào rất nhiều ngành nghề bao gồm cả sản xuất
Chất độc Màu da cam cho chính phủ Mỹ… Tòa án Mỹ cũng đã xác định rằng
hợp đồng giữa các bên đều nêu rõ nhà sản xuất Chất độc Màu da cam cho
chính phủ sẽ không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào cho sự hủy hoạt cùng
với việc sử dụng hóa chất của quân đội Mỹ bởi vì các nhà sản xuất chỉ
làm theo chỉ thị của chính phủ.”
Phía chính phủ Mỹ cũng ra tuyên bố sẽ không chịu trách nhiệm đối với
các nạn nhân bị thiệt mạng và thương tật ở Việt Nam. Thay vào đó, chính
phủ Mỹ cũng thừa nhận một số các trường hợp cựu binh Mỹ bị thương tật và
tử vong “được cho” là có liên quan đến phơi nhiễm Chất độc Màu da cam.
“Thực phẩm biến đổi gen (GMO) là thành tựu khoa học của nhân loại, và Việt Nam cần thu nạp nó càng sớm càng tốt.” Cao Đức Phát, nguyên bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Khoảng 69 dặm về phía đông bắc của thành phố Hồ Chí Minh, tại tỉnh
Đồng Nai, ông Nguyen Hong Lam và những người nông dân cùng thế hệ với
ông thường liên hệ Mosanto đến các bữa tiệc xa hoa và hạt giống biến đổi
gen, hơn là các cuộc tấn công bằng Chất độc Màu da cam mà họ đã trải
qua. Theo ông Lam, các bữa tiệc, thường được biết là các sự kiện giới
thiệu sản phẩm được tổ chức bởi Mosanto, đã được thực hiện từ giữa năm
2012 và 2014, cùng khoảng thời gian cây trồng biến đổi gen của Mosanto
xuất hiện tại Việt Nam. Trong khi ông không biết sự liên quan giữa
Mosanto và Chất độc Màu da cam, nhưng ông lại biết rõ thiện cảm của
những người dân dành cho công ty này.
“Có nhiều bữa tiệc kéo dài đến ba ngày,” ông Lâm kể về các sự kiện
quảng bá sản phẩm đến người nông dân. “Hàng chục lều trại được dựng lên
ngay trên đồng ruộng có thể chứa đến 400 người nông dân. Mọi người đều
vui vẻ như đi đám cưới vậy.”
Các cuộc hội hề của Mosanto không hề hiếm ở đây, nhất là khi công ty
đang muốn nâng cao mối quan hệ với những người nông dân trên khắp Việt
Nam.
“Chúng tôi tổ chức hàng trăm buổi như vậy trên các cánh đồng. Trăm
nghe không bằng một thấy. Kế sinh nhai của họ phụ thuộc cả vào đó,”
Narasimham Upadyayula, giám đốc điều hành của công ty con Dekalb Việt
Nam thuộc Mosanto, cho biết. “Chúng tôi đã mang lại tầm nhìn khác cho
họ.”
Các cuộc tranh cãi về thực phẩm biến đổi gen
Cuộc tranh luận xunh quanh thực phẩm biến đổi gen luôn là đề tài bất
tận giữa các nhà hoạt động và những người được giản Nobel, tương tự như
tranh chấp giữa Mosanto và Việt Nam.
Phía Mosanto cho rằng hạt giống biến đổi gen nên là thứ đáng bàn ở
đây, chứ không phải là lịch sử của Chất độc Màu da cam có liên quan đến
công ty tiền thân của Mosanto. Thành tựu nông nghiệp này mang lại lợi
ích cho người nông dân và mùa màng nhiều hơn vì hạt giống có khả năng
chống chọi với các loài côn trùng, thuốc diệt cỏ và hạn hán. Mosanto tin
rằng công nghệ sinh học trong nông nghiệp là điều tối quan trọng với sự
bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam và khu vực, đặc biệt là một nước
đã nhập khẩu tới 6 triệu tấn ngô trong năm 2015.
“Chính phủ Việt Nam thực sự tin rằng có thể tự cung cấp đầy đủ lương
thực cho mình và thành tựu khoa học và công nghệ đó sẽ giúp ích cho
người nông dân,” ông Upadyayula chia sẻ. “Mục tiêu của chúng tôi là tối
đa hóa sự thâm nhập của công nghệ.”
Ông Upadyayula cũng nói thêm rằng phải mất đến cả thập kỷ Mosanto mới
được bật đèn xanh để bán thực phẩm biến đổi gen tại Việt Nam. ‘Đó là cả
một quá trình dài. Rất nhiều người đã chung tay lèo lái một con thuyền
và cuối cùng chúng tôi cũng đến được bờ.”
“Mọi người đều sợ ma vì họ chẳng bao giờ nhìn thấy được chúng;
tương tự cũng có một số người lo lắng về GMO vì họ chưa thấy nó bao giờ.” Cao Đức Phát, nguyên bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Một vài thành viên trong chiến dịch ủng hộ GMO thấy rằng việc Việt
Nam áp dụng cây trồng biến đổi gen là một kết luận hợp lý sau những cố
gắng nâng cao năng suất và đảm bảo lương thực đủ cho 90 triệu người dân
với mức giá phải chăng, bên cạnh việc tăng cường an ninh lương thực.
Nhưng các nhà hoạt động phản đối GMO đã chỉ ra rằng báo cáo của Hiệp hội
Thẩm định Phát triển Nông nghiệp, Khoa học và Công nghệ Quốc tế đã kết
luận với mức giá hạt giống và hóa chất cao, sản lượng thiếu chắc chắn và
có thể gây suy yếu an ninh lương thực tại địa phương sẽ khiến công nghệ
sinh học là một lựa chọn không phù hợp với quốc gia đang phát triển
này.
Theo tổ chức Hòa bình Xanh, “công nghệ biến đổi gen cho phép các nhà
khoa học tạo ra các loại thực vật, động vật và vi sinh vật bằng việc
chuyển đổi gen theo phương pháp phản tự nhiên.” Tổ chức Hòa bình Xanh đã
đưa vấn đề này lên website của mình, bổ sung thêm rằng thực phẩm biến
đổi gen “có thể phát triển rộng rãi trong tự nhiên bằng phương pháp thụ
phấn chéo từ cánh đồng này sang cánh đồng khác, và giao phối với các
sinh vật tự nhiên, từ đó khiến việc kiểm soát cây trồng biến đổi gen trở
nên khó khăn hơn bao giờ hết.”
Với việc hạt giống biến đổi gen đang trở nên tràn làn tại Việt Nam,
cuộc tranh cãi xunh quanh những mặt lợi và hại của nó đã thêm thắt một
nghịch lý trớ trêu khi cho phép một công ty từng sản xuất Chất độc Màu
da cam quay trở lại Việt Nam.
Trở lại với tỉnh Đồng Nai, ông Lam dường như không hề nản chí bởi các
cuộc tranh luận. Ông vẫn trồng giống ngô biến đổi gen của Mosanto trên
diện tích 7000 mét vuông đất, nơi trước đây từng trồng lúa. Ngồi nghỉ
trong căn lều dựng tạm bợ giữa cánh đồng, ông Lam say sưa nói về hai vụ
thu hoạch gần đây của ông với lợi nhuận tăng lên đến 20 phần trăm.
Tuy nhiên, ông dường như vẫn không thể tin nổi Mosanto chính là một
trong những công ty sản xuất ra Chất độc Màu da cam. Thay vào đó ông chỉ
tập trung vào tiềm năng của công nghệ mới giúp gia tăng lợi nhuận và
lảng tránh sự tàn phá của chất độc hóa học có thể đã được gây ra bởi
chính phủ Mỹ.
Sự tập trung quá nhiều vào mùa màng đi kèm với việc không biết tiếng
Anh đã khiến người cựu binh trong chiến tranh Việt Nam bày tỏ sự nghi
ngờ về quá khứ đen tối và hiện tại đầy tranh cãi của Mosanto. Ông Lam
bày tỏ sự thất vọng về giá cả hạt giống được cấp bằng sáng chế của
Mosanto tăng cao và sự liên đới của nó với Chất độc Màu da cam.
“Tôi tin chính phủ sẽ đưa ra lựa chọn đúng đắn cho người dân của mình.” Nguyen Hong Lam, một người nông dân Việt Nam
Với sự hạn chế trong việc cung cấp thông tin ở Việt Nam, ngay cả việc
đọc về Mosanto trên các tờ báo địa phương cũng chẳng giúp ích gì. Cho
đến gần đây, truyền thông Việt Nam vẫn còn khá “nhẹ tay” với Mosanto và
thực phẩm biến đổi gen. Chỉ đến sau tháng Tư năm 2015, khi lần đầu tiên
giống ngô biến đổi gen được thu hoạch, thì hai tờ báo lớn nhất của Việt
Nam là Tuổi Trẻ và Thanh Niên mới đặt nghi vấn về tính khả thi của việc
trồng trọt cây biến đổi gen và lý do Mosanto được phép quay lại Việt
Nam.
Khi ông Lam biết rằng Mosanto có liên quan đến Chất độc Màu da cam
trong chiến chanh, thì ông nói rằng việc thiếu thông tin về công ty là
“cực kì nguy hiểm”, nhưng vẫn còn nghi ngại về tính xác thực của thông
tin này, thay vào đó, ông đặt niềm tin vào chính phủ và Mosanto.
“Nếu tất cả cáo buộc này là thật, thì cũng đáng lo ghê đấy,” ông Lam
nói. “Tôi sẽ tẩy chay Mosanto ngay lập tức nếu họ thật sự nguy hại đến
vậy. Nhưng… tôi tin rằng chính phủ sẽ đưa ra quyết định đúng đắn cho
người dân.”
Cái thực thế rằng những người như ông Lâm không thể chấp nhận nổi sự
liên quan giữa Mosanto và Chất độc Màu da cam thực sự là một điều cực kì
lố bịch, và nó khiến các nhà hoạt động phải vật lộn với nhiều câu hỏi
như: Tại sao Mosanto lại có thể quay lại Việt Nam và dễ dàng bán sản
phẩm khiến giới khoa học tranh cãi như vậy? Và tại sao Việt Nam và người
nông dân lại chào đón nhà sản xuất Chất độc Màu da cam vốn liên tiếp
phủ nhận trách nhiệm cho cái chết của không biết bao nhiêu người?
Sự bành trướng của Mosanto tại Việt Nam
Mặc dù vẫn còn nhiều tranh luận về sự đồng lõa của Mosanto trong việc
sử dụng Chất độc Màu da cam, mới đây công ty này đã được cấp phép trồng
ba loại ngô biến đổi gen làm thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam, và đang
tiến tới được cấp phép cho bảy loại trong năm tới. Truyền thông địa
phương gần đây đã khen ngơi Mosanto vì đã đóng góp vào các trường đại
học nông nghiệp và các tổ chức phi chính phủ về giáo dục. Thực sự,
Mosanto đã gây quỹ cho hội Chữ thập đỏ Việt Nam, vốn đang tiếp tục tìm
kiếm các nạn nhân Chất độc Màu da cam, ước tính đã lên đến 3 triệu
người.
Trong khi nhiều người vẫn hoài nghi về sự đầu tư của Mosanto và hội
Chữ thập đỏ Việt Nam, thì mới đây công ty này đã đăng một blog trên
website rằng việc ủng hộ vào hội Chữ thập đỏ là để giúp đỡ nông dân Việt
Nam.
Tập trung vào cải thiện quan hệ kinh tế là một phần trong chiến dịch
của chính phủ Mỹ nhằm xây dựng lại lòng tin và quan hệ thương mại tại
Việt Nam.
Trong blog đó, Mosanto khẳng định rằng mục đích của kế hoạch đó là để
“mang lại sự trợ giúp bền vững cho những nơi cần thiết, và giúp đỡ cải
thiện đời sống của 2000 hộ dân thông qua việc cải thiện điều kiện sinh
hoạt”.
Lý do khiến Việt Nam tin tưởng Mosanto là cực kì nhiều và phức tạp,
từ việc nước này cần trồng thêm nhiều ngũ cốc cho đến tham vọng muốn hợp
tác hòa bình với Mỹ và tận hưởng thành quả của hiệp định thương mại
TPP. Tập trung vào cải thiện quan hệ kinh tế là một phần trong chiến
dịch của chính phủ Mỹ nhằm xây dựng lại lòng tin và quan hệ thương mại
tại Việt Nam, một đất nước từng gần như bị xóa sổ hoàn toàn. Chiến dịch
này đã được tổng thống Obama nhấn mạnh trong chuyến thăm 3 ngày đến Việt
Nam, với mục đích tăng cường quan hệ thương mại giữa hai bên và đảm bảo
Việt Nam vẫn còn lại bức tường thành vững chắc chống lại Trung Quốc.
Sự tham gia của chính phủ Mỹ trong việc Mosanto quay lại Việt Nam
Nền tảng cho sự phát triển của các công ty Mỹ và sự bành trướng của
cây trồng biến đổi gen tại Việt Nam – đặc biệt là Mosanto – thực tế đã
được xây dựng trong nhiều năm. Mosanto, với sự giúp đỡ của chính phủ Mỹ,
đã thiết lập dấu ấn về mặt kinh tế và văn hóa kể từ khi hai nước bình
thường hóa quan hệ vào năm 1995.
Việt Nam thắng Mỹ trong chiến tranh nhưng lại thua trên mặt trận kinh
tế bởi vì Việt Nam không thể thành công nếu không có nguồn vốn từ nước
ngoài. Trong cuốn sách về thời hậu chiến ở Đông Dương của tác giả Nayan
Chanda, cuốn “BrotherEnemy: The War after the War”, thì các ngân hàng và
công ty dầu mỏ của Mỹ đã được mời đến Việt Nam để phát triển quan hệ
thương mại và tài chính. Nhưng các công ty này vấp phải lệnh cấm vận đối
với Việt Nam cho đến năm 1995. Ngay lập tức, Mosanto đã mở văn phòng
đại diện tại Việt Nam và bắt đầu tiếp cận nông dân Việt Nam và các đối
tác. Theo các tài liệu được công khai và WikiLeaks, đại sứ quán Mỹ tại
Việt Nam đã sắp xếp cho các chuyên gia của Mosanto tới thăm Việt Nam để
giảng dạy về lợi ichs của thực phẩm biến đổi gen khi Việt Nam đang soạn
thảo luật trong lĩnh vực công nghệ sinh học khoảng 10 năm về trước.
Người dẫn đầu đoàn chuyên gia là Paul Teng, một chuyên gia về công nghệ
sinh học tại trường Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore.
Ông Teng là phát ngôn viên chủ chốt trong chuỗi hội thảo về phát
triển công nghệ sinh học được đài thọ bởi đại sứ quan Mỹ tổ chức tại
Việt Nam vào năm 2008, chỉ hai năm sau khi chính phủ Việt Nam soạn thảo
kế hoạch chi tiết để phát triển cây trồng biến đổi gen. Bản thân ông
Teng đã từng là chuyên gia cấp cao của Mosanto tại châu Á từ năm 2000
đến năm 2002.
Trong một lần phỏng vấn qua Skype vào tháng Một, ông Teng cho biết
ông không hề có bất cứ xung đột về mặt lợi ích nào trong thời gian làm
việc tại Mosanto. Ông tin rằng Việt Nam có lý do hợp lý khi chào đón
Mosanto quay lại Việt Nam.
“Công ty này đã có sẵn công nghệ. Tôi nghĩ rằng các nước nên chuyển
giao sang công nghệ tốt nhất mà nó có thể sử dụng. Nó giúp tiết kiệm
thời gian trong việc bắt kịp với các nước khác về sức cạnh tranh và khả
năng sản xuất thêm nhiều lương thực.”
“Chính phủ Việt Nam đang nhận những lời khuyên sai trái từ các công ty công nghệ sinh học và chính phủ Mỹ.’ Jeffrey Smith, tác giả cuốn sách Seeds of Deception
Chính phủ Mỹ cũng đã gửi các quan chức Việt Nam đi học tập tại nước
ngoài về phát triển công nghệ sinh học, theo một báo cáo thường niên
được thực hiện bởi bộ Nông nghiệp Mỹ.
Vào tháng Mười Hai năm 2007, đại sứ quán Mỹ đã cùng phối hợp thực
hiện một chuyến đi nghiên cứu một tuần gồm 8 quan chức cấp cao Việt Nam.
Một trong những báo cáo của USDA đã chỉ ra rằng, kết quả của chuyến đi
là để “tăng cường quan hệ với Mosanto.”
Sau khi đến thăm cơ sở vật chất của Mosanto vào năm 2009, nguyên bộ
trưởng Cao Đức Phát đã phát biểu như sau, “Mọi người sợ ma vì họ chưa
bao giờ nhìn thấy ma bao giờ; cũng như một số người lo ngại về thực phẩm
biến đổi gen vì họ chưa bao giờ được nhìn thấy tận mắt.”
“Tôi chưa bao giờ gửi thư yêu cầu Mosanto phải mang hạt giống của họ
đến Việt Nam,” ông Phát trả lời tờ báo Nông Nghiệp Việt Nam. “Đó chỉ là
vấn đề về mặt thủ tục, Thực phẩm biến đổi gen là thành tựu khoa học của
nhân loai, Việt Nam cần thu nạp nó càng sớm càng tốt.”
Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cũng đang tích cực gây ảnh hưởng đến các quy định của Việt Nam nhằm có lợi cho Mosanto.
Theo một tài liệu của WikiLeaks, vào tháng Chín năm 2009, đại sứ Mỹ
tại Việt Nam, Michael Michalak đã viết cho thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để
yêu cầu loại bỏ quy định ghi dán nhãn trên các sản phẩm thực phẩm biến
đổi gen.
Một tài liệu khác cũng ghi lại lời ông Michalak nói trong cuộc gặp
với ông Phúc rằng quy định đó “sẽ gây hại đến chương trình công nghệ
sinh học còn non trẻ của Việt Nam tại thời điểm cả hai vấn đề liên quan
đến lương thực toàn cầu và biến đổi khí hậu sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực
đến sản phẩm nông nghiệp.”
Chính phủ Mỹ đã từ chối đưa ra bình luận về tính xác thực của các tài
liệu của WikiLeaks. Tuy nhiên, Kerry Humphrey, phát ngôn viên bộ Ngoại
giao Mỹ đã nhắc lại qua email rằng công nghệ sinh học giúp giải quyết
các thách thức toàn cầu về vấn đề gia tăng nhu cầu về thực phẩm chất
lượng cao, biến đổi khí hậu và các sức ép về môi trường.
“Mosanto chỉ là một trong những công ty cùng với các chính phủ và các
viện nghiên cứ áp dụng công nghệ sinh học để tìm ra giải pháp cho những
thách thức toàn cầu này,” bà Kerry cho biết.
“Nếu chúng tôi quá dễ dãi thì sẽ dễ dàng đánh mất bản sắc văn hóa của mình.” Nguyen Kim Phuong
Mọi cố gắng vận động hành lang của chính phủ Mỹ đã được ghi nhận.
Jeffrey Smith, tác giả của cuốn sách bán rất chạy “Seeds of
Deception,” đã từng nói toạc ra rằng “Chính phủ Việt Nam đã nhận được
lời khuyên sai lệch từ các công ty công nghệ sinh học và chính phủ Mỹ.”
Sau cuộc gặp gỡ với các quan chức và chuyên gia tại Việt Nam, ông
Smith chia sẻ, “Rõ ràng là các chương trình nghị sự của chính phủ đã bị
thuyết phục rằng thực phẩm biến đổi gen sẽ trở thành nguồn cung chính
cho việc phát triển kinh tế và thành tựu khoa hoc.” n
Xung quanh vấn đề Chất độc Màu da cam
Ông Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam cũng
đứng ra bảo vệ Mosanto. Tại Việt Nam, ông Hàm là thành viên chủ chốt của
chiến dịch ủng hộ thực phẩm biến đổi gen.
“Nếu chúng ta từ chối Mosanto bởi vì nó là từng sản xuất Chất độc Màu
da cam, thì chúng ta cũng nên tẩy chay cả Boeing và đừng để nó đến Việt
Nam,” ông Hàm nói trong một cuộc phỏng vấn. Tập đoàn Boeing đã sản xuất
ra máy bay B-52 ném bom Việt Nam.
Tuy nhiên, Mosanto cũng vấp phải sự phản đối của một vài quan chức
Việt Nam, nổi bật trong số đó là bà Nguyễn Thị Bình, nguyên phó chủ tịch
nước Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2002.
Vào năm 2004, bà đã tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế trong vụ kiện
chống lại Mosanto và các công ty hóa chất khác. Cũng trong năm đó, chính
phủ Việt Nam đã thông qua vụ kiện của Hiệp hội Nạn nhân Chất độc Màu da
cam tại Việt Nam chống lại Mosanto và các nhà sản xuất thuốc diệt cỏ.
Phán quyết đã cho phép Mosanto từ chối đền bù cho các nạn nhân Việt Nam và tiếp tục đổ lỗi cho chính phủ Mỹ.
Trước đó, tòa án này cũng từng nhận được một đơn kiện chống lại các
nhà sản xuất Chất độc Màu da cam bởi các cựu binh Mỹ. Đơn kiện đầu tiên
được gửi vào năm 1984, khi Mosanto và một số công ty hóa chất khác đã
đạt được thỏa thuận đền bù 180 triệu USD cho 291000 người trong 12 năm.
Nhưng khi nói đến đơn kiện từ phía Việt Nam, Jack Weinstein, một thẩm
phán nắm rõ vụ kiện hồi năm 1984 lại đứng về phía các công ty hóa chất
và bác bỏ đơn kiện vì cho rằng cung cấp thuốc diệt cỏ không phải là tội
ác chiến tranh. Phán quyết này đã cho phép Mosanto tiếp tục từ chối bồi
thường cho các nạn nhân Việt Nam, và đổ lỗi cho chính phủ Hoa Kỳ.
Bà Nguyễn Thị Bình là một chính trị gia nổi tiếng tại Việt Nam. Giờ
đã ở tuổi gần 90, bà Bình vẫn được tác giả Lady Borton miêu tả là “một
nhà hoạt động đầy nhiệt huyết…, khiến cả thế giới phải ngả mũ kính
phục.”
But in a country where GMOs are categorized under the fancy umbrella
of biotechnology, there has been a growing belief among academics that
it is a great agricultural innovation; any objection to them is
tantamount to being backwards and conservative. Binh, who warns of the
biotech firm’s dark past in this country’s history and worries about its
future here, has thus had little impact.
Nhưng ở một đất nước nơi thực phẩm biến đổi gen được coi là thành tựu
công nghệ sinh học thì có rất nhiều các học giả tin rằng đó là sáng
kiến vĩ đại cho nông nghiệp; bất cứ sự phủ nhận nào đều bị coi là lạc
hậu và bảo thủ. Bà Bình đã cảnh báo quá khứ đen tối của Mosanto và bày
tỏ nỗi lo lắng về tương lai đất nước, lại ít gây được sự ảnh hưởng.
Tuy nhiên, tiếng nói của bà cuối cùng cũng được ông Nguyen Kim
Phuong, 86 tuổi lắng nghe. Ông Phuong đã sống qua cả hai cuộc chiến
tranh chống Pháp và Mỹ. Ông cũng dần quên đi chiến tranh và rất vui khi
biết Mỹ và Việt Nam tiếp tục hợp tác với nhau. Nhưng ông không cảm thấy
điều tương tự khi chứng kiến Mosanto đang từng bước xâm nhập và đất nước
của ông mà gần như không phải chịu bất cứ hậu quả gì.
“Chính phủ Việt Nam phải yêu cầu Mosanto xin lỗi các nạn nhân Chất độc Màu da cam và gia đình của của họ,” ông nói. “Mosanto phải đền bù cho các nạn nhân bị ảnh hưởng.”
Nhưng tiếng nói của bà Bình hay ông Phương dường như đã bị rơi tõm
vào thinh không bởi rất nhiều người trong chính phủ Việt Nam xem thực
phẩm biến đổi gen và Mosanto là miền đất đầy hứa hẹn. Có thể nói trong
bối cảnh hiện tại thì không gì có thể cản bước Mosanto tiến vào Việt
Nam. Dự đoán đến năm 2020 sẽ có khoảng 30 đến 50 phần trăm nông sản Việt
Nam là thực phẩm biến đổi gen.
Điều cũng sẽ không ngăn cản nổi ông Phương, và các nạn nhân trong chiến tranh, cất lên tiếng nói của họ.
“Nếu chúng tôi quá dễ dãi, chúng tôi sẽ hoàn toàn đánh mất bản
sắc văn hóa của mình. Tất cả những gì chúng tôi muốn chính là công lý.”
Nguồn: Huffington Post.
Athena chuyển ra T.Việt .
(từ Dân Luận )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét