Kamikatsu không có xe chở rác, bởi thế người dân phải tự ủ rác ở nhà. Họ cũng phải rửa và tự phân loại rác ra làm 34 nhóm khác nhau, mang đến trung tâm tái chế nơi có các công nhân đảm bảo cho rác được đặt vào đúng các thùng. Khá mất thời gian để người dân có thể làm quen với quy định này, nhưng bây giờ ai cũng xem việc này là bình thường không có gì đáng nói.
Thị trấn này đã biến việc tái chế thành một quy trình hợp lý, có các thùng riêng để đứng các loại giấy khác nhau - giấy báo, tạp chí, bìa các tông, và tờ rơi. Ngay cả chai nhựa hay mũ cũng có thùng riêng để đựng. Các loại nhôm, bình xịt, hộp thiếc được thu gom riêng, rất nhiều trong số các đồ vật này được mua bán lại, hoặc được dùng làm phụ kiện, trang trí quần áo, đồ chơi... Mỗi thùng đựng rác đều có dán nhãn hiển thị quá trình tái chế, nhờ thế người dân biết chính xác rác của họ được xử lý như thế nào.
Với dân số hơn 1.700 người, Kamikatsu tái chế khoảng 80% rác thải, chỉ có 20% được tập kết ra bãi rác. Trong suốt 13 năm, thị trấn này đã thận trọng quản lý rác thải và đang đưa ra tuyên bố đầy tham vọng: Trở thành cộng đồng đầu tiên không có rác ở Nhật vào 2020.
"Nếu bạn đã quen, việc này sẽ trở thành bình thường. Lúc đầu chúng tôi cũng phản đối ý kiến này nhưng giờ chẳng ai nghĩ về nó cả, việc phân loại chính xác rác đã trở thành điều rất tự nhiên ở đây", một cư dân tại Kamikatsu cho biết.
Huyền Anh
Theo Oddity
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét