9 thg 1, 2016

Bắc Hàn: Số Phận Một Đời Người - Chuyện Thế Giới trong Tuần

Radio FM974

Chuyện Thế Giới Trong tuần
Thứ Hai 04/01/2016
 Bắc hàn là một trong số ít quốc gia cô lập nhất hiện nay, trong khi đa số những người dân chưa hề biết tới một lối sống khác biệt nào khác thì với thế giới bên ngoài, chuyện gì xãy ra trên đất nước Bắc Hàn vẫn còn là những gì của thâm cung bí sử. Hiện tại, theo người ta biết, tình trạng kinh tế của Bắc Hàn đã có phần nào thay đổi nhưng dưới sự cưỡng chế toàn trị của cái gọi là vương triều Bình Nhưỡng thì người dân bình thường không làm gì khác hơn được là tiếp tục sống còn theo con đường mà  họ buộc phải tuân theo từ lúc mới ra đời cho đến ngày vĩnh viễn nằm xuống.

     Theo tiệu chuẩn được chấp nhận về mức độ bình đẳng và nhân quyền của thế giới, Bắc Hàn là quốc gia nằm ở thứ hạng tồi tệ nhất nhưng có một điều mà người dân ở đây làm hay hơn các nước phương Tây, Bắc Hàn là nơi mà phụ nử kiếm được nhiều tiền hơn nam giới, họ mang về nhà hơn 70% số lợi tức vì các dịch vụ mua bán từ ở lảnh vực kinh tế thị trường đen bán chính thức. Nói một cách tiêu biểu, người dân Bắc Hàn trung bình lập gia đình ở tuổi khoảng từ 27 tới 30 và có nhiều con cái, trong khoảng thời gian này, người cha thường phải lo săn sóc con trong khi người mẹ bôn ba suốt ngày ngoài chợ búa hay khu vực của con số ít ỏi khu vực tư nhân. Ngoài chuyện lo cho con cái và vất vả mưu sinh, người lớn lại phải đi họp thường kỳ ở khu phố để học tập tư tưởng, lập trường của đảng, của nhà nước và của đại lãnh tụ. Tuy nhiên, hiện nay dưới sự cầm quyền của Kim Jong-un, những buổi học tập tư tưởng này đã bớt tổ chức thường kỳ hơn và bớt sắt máu hơn dưới thời Kim Il-sung.
    Nhưng đời sống không chỉ có làm việc và chính trị, dân chúng cũng có nghỉ ngơi, thăm viếng bạn bè, vui chơi với họ hàng thân quyến, người dân Bắc Hàn cũng thích đi xem phim, đặc biệt là phim của đàn anh Nga Sô, phần lớn phim ảnh do Bình Nhưỡng làm ra, đều được xem là dở tệ nhưng phải xem để mà xem vì không có cái gì khác. Cũng giống như mọi người khác trên trái đất này, người dân Bắc Hàn cũng thích gặp gỡ bạn bè, thích nhảy đầm ngoài trời và đi dạo, ít người ngoài đường vào đêm tối vì đất nước này không đủ điện xài kinh niên và đường phố hoàn toàn đen như mực khi mặt trời lặn xuống, đôi khi có vài ba cặp còn trẻ lợi dụng hoàn cảnh này, tìm chút yêu đương với nhau trong một góc đường hay dưới hiên nhà ai đó.
    Với việc làm, nghề nghiệp vững chắc và ngon lành là trong tổ chức đảng, quân đội, ngoại giao và các trường học lớn, có chen vào được hay không tùy vào “thứ hạng songbun”, năm cấp loại, từ thấp đến cao, do nhà nước ghi vào giấy khai sinh khi mới đẻ ra và sự liên hệ tốt với phe phái có quyền thế mặt này hay mặt khác nào đó. Không có các thứ này, người dân yên lòng mà thua cuộc, ví dụ, nếu người nào đó có ông nội hay ông ngoại là giáo sư tại một trường đại học của Nhật Bản hay một đảng viên không phải trong phe phái của lãnh tụ Kim Il-sung thì người này có thể quên đi chuyện thăng quan tiến chức trong suốt đời nghiệp vụ của mình, ai chọn nghề lính thì sẽ ở trong quân ngủ cả đời, ai cũng muốn xin lên chức, trở thành sĩ quant hay vì binh nhì, nhưng không phải ai cũng được, nếu có “thứ hạng songbun” được chấp nhận, có thể nghĩ đến việc lên tới cấp bậc đại tá.
    Bước đầu tiên, muốn làm trong nghành ngoại giao thì phải có bằng cấp từ một trường đại học như trường đại học Ngoại ngữ Bình Nhưỡng hay trường đại học Bang giao quốc tế. Số sinh viên tốt nghiệp hạng cao nhất sẽ được phép lựa chọn, hoặc vào làm với bộ Ngoại giao hay là người hướng dẫn viên, làm việc với người ngoại quốc. Ai chọn vào bộ ngoại giao, qua lọt các cuộc điều tra lý lịch sẽ được cấp “sổ thông hành ngoại giao đỏ” và gởi đi tòa đại sứ nào đó, tuy nhiên công việc này, không phải lúc nào cũng vẻ vang, ưng ý, dưới thời Kim Jong-Il, Bắc Hàn không đủ ngân quỷ dành cho các nhân viên ngoại giao hạng thấp, thí dụ như trường hợp một tùy viên hay đệ tam tham vụ của tòa đại sứ Bắc Hàn ở Lỗ Ma Ni chẳng hạn, phải đi bằng xe lửa ngang qua Nga sô thay vì đi bằng đường hàng không, chuyến đi như vậy thường mất hơn cả hai tuần lễ.
    Muốn là một người giảng viên đại học, người đó phải có nhiều bài viết được xuất bản tuy nhiên vì nhóm giảng dạy đại học của Bắc Hàn rất ít và cô lập tuyệt đối, không có hệ thống mạng lưới điện tử, cho nên con số người nghiên cứu không là bao nhiêu. Muốn bài viết được xuất bản hay đăng lên báo chí, bài viết phải nộp cho các tờ báo của nhà nước duyệt và tất cả mỗi một bài đều phải mở đầu bằng lời dạy của đại lãnh tụ như “ Đại lãnh tụ vô vàng kính yêu Kim Il-sung đã dạy sau đây..” hay “ ..đã nói như sau.”. Đây là điều bắt buộc phải có trong các bài viết, bao gồm cả các bài về chủ đề khoa học, hay toán học, đầu tiên phải dẫn chứng lời Kim trước rồi sau đó mới bắt đầu nội dung những gì đã nghiên cứu được.
    Không phải mọi người đều được thăng quan tiến chức, một số trở thành công chức, số khác làm nhân viên cho các công ty quốc doanh nhưng đa số của tầng lớp trung lưu, ít nhiều đều có dính dáng tới chợ búa, một khi mọi cái, từ thực phẩm, quần áo tới máy móc sách vở bày bán ở đó, thì giai cấp trung lưu được xem phần lớn là những người buôn người bán. Giai cấp thấp nhất gồm có nông dân và công nhân, một anh nông dân làm việc tại hợp tác xã nông trại phải giao hết những gì thu hoạch được cho nhà nước, từ mấy đời vương triều qua nhưng dưới thời của Kim Jong-un hiện thời, họ được quyền giữ lại một phần cho mình. Công nhân cũng không khá gì hơn, hầu hết đều lảnh lương khoảng một hay hai Mỹ kim một tháng.
    Một tập tục quan trọng của người Triều tiên từ bắc hay nam là lễ mừng sinh nhật 60 tuổi của cha mẹ, gọi là “hwanggap”. Con cái sẽ tổ chức bữa tiệc lớn, bày biện thức ăn đủ thứ cho khách mời đến dự, xem như là hình thức cho cha mẹ họ thấy họ đã thành công như thế nào. Đã có nhiều lần, nhà cầm quyền Bình Nhưỡng tìm cách loại bỏ việc này nhưng trong năm 1972, khi Kim Il-sung 60 tuổi, “hwanggap” trở thành cái lễ truyền thống đáng kính. Bắc hàn, là một quốc gia theo chủ thuyết cộng sản, có chế độ hưu bổng mặc dù người lảnh trợ cấp hưu bổng chỉ có khoảng nửa Mỹ kim một tháng tức là 50 xu.
    Dưới thời Kim Il-sung, việc điều hành quy chế này, tương đối êm xuôi, vì người già cả có hưu bổng còn thêm được sự cấp phát phụ trội từ nhà nước nhưng hiện nay, hệ thống cấp phát đã không còn hiệu quả nữa, họ, những người già cả, nhận hưu bổng nhà nước, phải tìm đến chơ búa, mua bán trao đổi những gì họ có được để tiếp tục sống còn, nếu không chỉ còn nhờ vào con cái trong những ngày cuối đời.
   
    Khi một người Bắc Hàn chết, nhà nước cấp cho thân nhân còn lại được nhận một trợ cấp đặc biệt bằng gạo và vài chai rượu cùng một số tiền nhỏ nhoi. Người Bắc Hàn thường đem người chết chôn trên những rặng núi cao, vì họ xem nơi đó là nơi đáng để an nghỉ cuối cùng theo niềm tin cỗ truyền của người Triều Tiên.
   
   
Thuyên Huy
1 góc Đường phố tại Bình Nhưởng
Cấy lúa ở nông thôn.
Ảnh từ Zing
























































Ctgtt.fm974.thuyenhuy.mon170308.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét