Các loại hạt ngũ cốc là một nguồn dinh dưỡng giàu protein thực vật, chất xơ, chất chống oxy hóa, phytosterol, và khoáng chất. (Brendan Delany / iStock)
Các biến chứng của bệnh tiểu đường là kết quả của việc tăng glucose máu liên tục, gây tổn hại các mạch máu và các mô khác. Đường dư thừa trong máu do sự hình thành của những tích tụ Glycation (AGE) – là những tích tụ được tạo ra khi các loại đường tương tác với các loại protein và chất béo, dẫn đến phá huỷ protein hoặc chất béo trong các mô của cơ thể, đặc biệt là các mạch máu. Đối với các bệnh nhân tiểu đường, các AGE được sản xuất với tốc độ tăng rất nhanh và dẫn đến các biến chứng như làm vết thương khó lành, bệnh thận do đái tháo đường, xơ vữa động mạch. Ngoài AGE được sản xuất trong cơ thể do glucose dư thừa, một số loại AGE có thể bắt đầu từ chế độ ăn uống. Các loại thực phẩm rán, các loại thịt và các loại thực phẩm giàu tinh bột khô nấu chín (khoai tây rán hoặc nướng, bánh mì, bánh quy giòn, bánh quy, bánh xốp và các loại đồ bỏ lò khác, ngũ cốc lạnh, vv) có AGE rất cao.

Làm giảm đường máu sau ăn và tránh nhiễm AGE:

Khi xây dựng một chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường loại 2, chúng tôi hướng đến hạn chế việc tăng đường máu sau ăn và tránh những AGE nguy hiểm bằng cách chọn những nguồn năng lượng chính thấp glycemic (GL) – là những loại thực phẩm kích thích việc tăng những lượng tương đối nhỏ trong đường máu. Điểm quan trọng ở đây là chọn những loại thực phẩm vừa giàu dinh dưỡng vừa thấp GL, chứ không phải là bất kỳ thực phẩm thấp GL nào – dưới đây là một số điểm thiếu sót trong chế độ ăn uống thông thường cho những người mắc bệnh tiểu đường:
+ Thịt là loại thực phẩm thấp GL, nhưng tiêu thụ nhiều thịt có liên quan đến làm giảm tuổi thọ và tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2; nguy cơ mắc bệnh tiểu đường dường như liên quan đến việc tăng cân và hàm lượng AGE. Nếu thực hiện một chế độ ăn uống chú trọng sử dụng thịt cho bệnh nhân tiểu đường thì có thể kiểm soát đường huyết ngắn hạn nhưng lại ảnh hưởng đến sức khoẻ lâu dài.
+ Các sản phẩm nguyên hạt (whole grain) và các loại rau giàu tinh bột. Việc ăn ngũ cốc nguyên hạt thực sự làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, có thể là do hàm lượng chất xơ. Một chế độ ăn chay ít béo chú trọng những loại thực phẩm này để thế chỗ các carbohydrate tinh chế đã đưa đến một số thành công trong việc cải thiện kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, các chế độ ăn này có xu hướng tăng chất béo xấu (một yếu tố nguy cơ cho bệnh tim), và các loại ngũ cốc và tinh bột nấu chín không phải là nguồn năng lượng lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường vì chúng có một lượng GL đáng kể, như bạn có thể thấy trong bảng dưới đây:
Screen Shot 2015-08-13 at 7.19.13 AM
(tashka2000/iStock)
Các loại hạt giúp duy trì cân nặng (tashka2000 / iStock)

Các loại đậu, và các loại hạt ngũ cốc (và hạt mầm) giàu chất dinh dưỡng và thấp GL, rất thích hợp làm những nguồn năng lượng chủ yếu đối với bệnh nhân tiểu đường.

Đậu và các cây họ đậu giàu chất xơ và tinh bột hơn so với ngũ cốc nguyên hạt và có lượng GL thấp hơn.
Thường xuyên ăn các loại hạt ngũ cốc và hạt mầm cũng đã được ghi nhận là có lợi cho tim mạch, làm hạ cholesterol, chống oxy hóa, cải thiện chức năng nội mô, và giảm nguy cơ đột tử do bệnh tim và bệnh mạch vành.
Ngoài việc giảm nguy cơ của bệnh tim mạch, các loại hạt ngũ cốc có một số tính năng làm chúng trở thành loại thực phẩm ưa thích cho bệnh nhân tiểu đường:
+ Các loại hạt ngũ cốc là nguồn dinh dưỡng giàu protein thực vật, chất xơ, chất chống oxy hóa, phytosterol, và khoáng chất.
+ Các loại hạt ngũ cốc kích thích phản ứng đường huyết tối thiểu, giúp ngăn ngừa tăng đường huyết sau ăn, tăng insulin, và sản xuất AGE. Chúng cũng giúp làm giảm GL của bữa ăn – hạnh nhân đã được cho thấy có thể giảm phản ứng đường huyết và insulin của một bữa ăn giàu carbohydrate đồng thời làm giảm ứng suất oxy hóa.
+ Các loại hạt ngũ cốc giúp duy trì trọng lượng – là một điều quan trọng, vì trọng lượng dư thừa là yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tiểu đường. Mặc dù có hàm lượng calo cao, ăn nhiều hạt ngũ cốc có liên quan đến việc làm giảm trọng lượng cơ thể, có thể do việc loại trừ sự thèm ăn của các chất béo lành mạnh.
+ Các loại hạt ngũ cốc có tác dụng chống viêm có thể giúp ngăn chặn tình trạng kháng insulin
Trong một nghiên cứu gần đây về HbA1C, một chỉ số kiểm soát đường huyết lâu dài, được đo ở một nhóm bệnh nhân tiểu đường ăn 2,5 ounce / ngày hỗn hợp chủ yếu là các loại hạt ngũ cốc sống và nhóm kia ăn bánh xốp (một thực phẩm giàu tinh bột nấu chín) có lượng năng lượng tương đương (bánh xốp có cùng một lượng chất xơ và calo như các loại hạt). Mức HbA1C là thấp hơn ở nhóm ăn các loại hạt ngũ cốc, cho thấy khi thay thế các loại thực phẩm giàu carbohydrate bằng các loại hạt sẽ bảo vệ việc tăng đường huyết dài hạn.
Những dữ liệu mới này là kết quả những nghiên cứu theo dõi trước đó đã phát hiện ra mối quan hệ nghịch đảo giữa việc ăn các loại hạt và bệnh tiểu đường. Ví dụ, một nghiên cứu sức khỏe các y tá cho thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu đường giảm 27% trong những y tá ăn 5 khẩu phần các loại hạt mỗi tuần hoặc nhiều hơn. Trong số các y tá mắc bệnh tiểu đường,  ăn cùng một lượng hạt này đã làm giảm nguy cơ bệnh tim đến 47%.
Các loại hạt ngũ cốc là một phần quan trọng của chế độ ăn uống chống lại bệnh tiểu đường, cùng với các loại rau xanh, đậu, và trái cây ít đường. Trong một nghiên cứu gần đây đối với các bệnh nhân tiểu đường loại 2 ăn theo chế độ này, chúng tôi thấy rằng 90 phần trăm số người tham gia đã có khả năng bỏ tất cả các loại thuốc tiểu đường, và chỉ số HbA1c trung bình sau một năm là 5,8%, đó là trong khoảng không bị đái tháo đường (bình thường). Các loại hạt ngũ cốc, hạt mầm, các loại đậu và rau không những chỉ giữ mức đường trong tầm kiểm soát, mà còn nâng cao sức khỏe dài hạn.
Bài viết này đã được xuất bản lần đầu tại trang www.drfuhrman.com. Đọc bản gốc ở đây.