That good? Amen to that.
“Chúc cuộc sống của bạn sẽ có một ngày được tuyệt vời như cuộc sống bạn tô vẽ trên Facebook”. (toaireisdivine, CC BY 4.0)
Cựu tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt đã từng nói: “Sự so sánh là kẻ trộm đánh cắp niềm vui”. Hơn một thế kỷ đã trôi qua nhưng nhận định của Roosevelt vẫn đúng với thực tế xã hội ngày nay.
Trong những năm 1950, nhà tâm lý xã hội học được nhiều người ủng hộ, Leon Festinger, đã xây dựng nên lý thuyết so sánh xã hội (social comparison theory) để góp phần giải thích cho các diễn biến tâm lý đằng sau việc tại sao chúng ta thường so sánh chúng ta với những người khác. Theo Festinger, mỗi cá nhân bẩm sinh đều có một khát khao muốn biết họ so với những người xung quanh như thế nào ở các phương diện mà bản thân họ cảm thấy quan trọng để có thể đánh giá họ đang sống tốt như thế nào.
Khuynh hướng này vẫn còn tồn tại trong xã hội hiện đại ngày nay, và trên thực tế, thông qua các mạng xã hội như Facebook chúng ta có khả năng được tham gia vào việc so sánh xã hội nhiều hơn bao giờ hết. Sự so sánh xã hội như vậy có thể mang đến những thông tin quan trọng: chúng ta có đang so sánh về những tiến bộ hay thành tích của chúng ta không, hoặc là, chúng ta có bị tụt hậu không và cần phải nỗ lực để có thể bắt kịp?
Dĩ nhiên, sự tự so sánh với những người xung quanh quá nhiều có thể mang đến cho chúng ta cảm giác khó chịu về chính bản thân mình. Khi chúng ta vào mạng xã hội, chúng ta thường bị choáng ngợp với những dòng thông tin và những hình ảnh về các thành viên trong gia đình, bạn bè và những người quen biết. Có những thời điểm thông tin quá nhiều, và sẽ tốt hơn nếu chúng ta không biết chi tiết về các sự kiện mà chúng ta nghe ngóng được từ những trang web này.
Có một ví dụ, vài năm trước cô em gái tôi quyết định không đến buổi tiệc khiêu vũ lớn ở trường bởi vì cô ấy không có bạn trai để hẹn hò đi cùng. Cô ấy cho tôi biết cô ấy đã bị suy sụp về điều đó. Sau hôm khiêu vũ, những hình ảnh của bạn bè cô ấy trong buổi tiệc khiêu vũ đã bắt đầu xuất hiện trên dòng tin (news feed) Facebook của cô ấy. Cô ấy bảo điều đó làm cho cô ấy còn cảm thấy tồi tệ hơn. Mặc dù tôi không muốn dò hỏi xem tại sao cô ấy lại có cảm giác như vậy, tôi bắt đầu nghĩ rằng đây có thể là một sự việc phổ biến. Có lẽ, tất cả những nụ cười đó, những bức ảnh vui vẻ của những cô bạn gái nhảy múa suốt đêm với những chàng trai làm cho cô ấy cảm thấy mình không đủ quyến rũ hoặc không đủ nổi bật để có thể kiếm được một người bạn trai.

Những thông tin xuất hiện trên mạng xã hội không nhất thiết là giống như những gì xảy ra trong thực tế (Nguồn: ra2studioshutterstock.com)
Trải nghiệm của cô ấy đã vô tình tạo cảm hứng cho bài nghiên cứu mà tôi đã thực hiện cùng với các đồng nghiệp từ các trường đại học Houston và Palo Alto. Chúng tôi đã tiến hành hai nghiên cứu trên 300 sinh viên đại học người Mỹ (98 nam và 236 nữ), những người này chủ yếu ở độ tuổi 20.
Chúng tôi đã tiến hành hai nghiên cứu, nghiên cứu thứ nhất thực hiện trong 1 ngày và nghiên cứu thứ hai thực hiện trong 14 ngày. Những người tham gia đã báo cáo việc sử dụng Facebook hằng ngày của họ, những so sánh xã hội trên Facebook, và các triệu chứng trầm cảm hằng ngày. Nhìn chung, chúng tôi phát hiện ra rằng những người (ở cả 2 giới) đã dành nhiều thời gian hơn trên Facebook cho thấy có triệu chứng trầm cảm cao hơn do những so sánh xã hội trên Facebook.
Mặc dù các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng Facebook và chứng trầm cảm, nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh rằng nguyên nhân cơ bản hoặc lý do tại sao người ta cảm thấy chán nản sau khi dành nhiều thời gian trên Facebook; đó có thể là do nó khiến người dùng thường so sánh bản thân mình với những người khác.
Thật không may, khi chúng ta so sánh mình với những người khác, chúng ta làm như vậy một cách tự nhiên — một sự thôi thúc thường nằm ngoài tầm kiểm soát. Chúng ta cũng không dự đoán được lúc nào chúng ta sẽ so sánh bản thân mình với những người bạn (và có thể là những người bạn mà chúng ta không ưa) trên Facebook bởi vì chúng ta chẳng bao giờ biết được chúng ta sẽ đọc phải những thông tin gì.
Người ta thường cố gắng thể hiện bản thân mình một cách tích cực trên Facebook, nghĩa là họ thường lọc ra những mặt tiêu cực trong cuộc sống và nhấn mạnh vào những mặt tích cực. Vì vậy nếu chúng ta so sánh mình với những người “đã được đánh bóng”, chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống của mình thật bình thường và không được hoành tráng như họ. Nhưng nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang so sánh bản thân mình với một phiên bản đã được tô vẽ cẩn thận hoặc được uốn nắn theo hướng tích cực, chúng ta sẽ có một cái nhìn khác.
The ConversationFacebook hay những mạng xã hội khác như Twitter hay Instagram bản thân nó không phải là tốt hay xấu. Chúng được tạo ra để thực hiện một mục đích cụ thể, để giải trí và kết nối chúng ta với những người bạn. Về cơ bản nó tạo ra những trải nghiệm tích cực. Vì vậy nếu bạn cảm thấy rầu rĩ sau khi xem hình ảnh đi du lịch của bạn mình ở nước ngoài, các thông báo đính hôn, hình ảnh những em bé dễ thương, hoặc những thông tin thăng chức của bạn bè — có lẽ đã đến lúc bạn phải rời khỏi bàn phím rồi đó.
Bài viết này được đăng nguyên gốc trên The Conversation
(từ daikynguyen.com)